Thi tốt nghiệp THPT, môn Ngữ Văn, cấu trúc đề thi, Bộ GD-ĐT
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, khoảng 1 triệu học sinh trên cả nước sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT. Vậy mà thời điểm này, Bộ GD-ĐT lại đưa ra nhiều dự kiến về đổi mới đề thi môn Ngữ văn. Nhiều học sinh và giáo viên băn khoăn lo lắng về sự ảnh hưởng của đổi mới này với kết quả thì kỳ tốt nghiệp THPT.
Những quy định đổi mới liên quan đến đề thi mới được Bộ GD-ĐT đưa ra làm cho nhiều học sinh, giáo viên lo lắng. Ảnh minh họa. Ảnh: DN
Cần thiết?
Ngày 10-4-2014, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội thảo đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn ở trường phổ thông. Phát biểu tại Hội thảo, ông Đỗ Ngọc Thống- Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT cho biết, đề xuất đổi mới đề thi môn Ngữ văn theo hướng kiểm tra toàn diện, bước đầu vận dụng cách đánh giá theo năng lực học sinh. Từ đó tiệm cận dần đến các yêu cầu khi thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới; tổ chức một kỳ thi quốc gia, làm một bài thi tổng hợp để vừa xét tốt nghiệp THPT, vừa xét tuyển sinh đại học.
Bên cạnh đó, theo phương án đề xuất đổi mới đề thi môn Ngữ văn do Bộ GD-ĐT vừa công bố, tổng điểm môn thi sẽ được tính theo thang 20 gồm: Năng lực đọc hiểu (6/20) và Năng lực viết (14/20).
Phần đọc hiểu sẽ kiểm tra kiến thức về tiếng Việt bằng việc phát hiện những sai sót về chính tả, ngữ pháp, chấm câu, dùng từ, logic… cho một đoạn văn có nhiều sai sót và yêu cầu học sinh phát hiện những lỗi đó, yêu cầu tóm tắt ý chính của một đoạn văn bản cho trước, có thể là Văn học, Sử, Địa, Khoa học tự nhiên.
Theo ông Thống, với các đổi mới nêu trên, thay vì kiểm tra việc học thuộc lòng và nhớ các kiến thức lý thuyết, đề thi sẽ tập trung vào năng lực đọc hiểu của học sinh thông qua việc vận dụng những hiểu biết về tiếng Việt để giải quyết câu hỏi.
Phần kiểm tra năng lực viết bao gồm, viết nghị luận xã hội, yêu cầu vận dụng tổng hợp các kiến thức về Văn học, Lịch sử, Địa lý, Đạo đức… Cách viết cũng vận dụng tổng hợp giữa kể, tả, biểu cảm, thuyết minh và nghị luận.
Giải đáp thắc mắc của nhiều người về việc đổi mới trong cách thức ra đề thi môn Ngữ văn khi thời gian không còn nhiều có ảnh hưởng tới học sinh, ông Thống cho rằng: Việc ra đề thi theo hướng này là phù hợp với thực tiễn dạy học, không gây “sốc” cho học sinh và giáo viên. Đồng thời đây cũng là phương pháp để giáo dục Việt Nam tiệm cận dần đến các yêu cầu khi thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới. Đồng thời thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục đào tạo là tổ chức một kỳ thi quốc gia, học sinh làm một bài thi tổng hợp để vừa xét tốt nghiệp, vừa xét ĐH.
Nhiều băn khoăn
Theo một đại diện của ĐH Sư phạm TP HCM, Bộ quy định thời gian làm bài thi môn Ngữ văn 120 phút, trong khi những năm trước 150 phút. Như vậy sẽ gây cho học sinh sự xáo trộn đột ngột.
“Tôi cho rằng đề thi 150 phút là phù hợp với học sinh, vì với 120 phút, học sinh không đủ thời gian để diễn tả hết ý kiến của mình vì chỉ riêng đọc đề đã tốn khoảng 10-15 phút”, vị đại diện này nói.
Quan điểm của bà Phạm Thị Huệ- Sở GD-ĐT Nam Định cho rằng: Đổi mới thi tốt nghiệp THPT có 2 điểm khiến giáo viên lúng túng là thời gian thi giảm và đề thi ngữ văn gồm hai phần đọc hiểu và kỹ năng viết.
Theo bà Huệ, với thời gian thi giảm, học sinh phải chuẩn bị kỹ năng trả lời câu hỏi sao vẫn đảm bảo ý cần thiết tối thiểu cho một đề bài và thời gian cho phép. Điều này khá khó vì thời gian thi tốt nghiệp THPT đã cận kề, giáo viên còn quá ít thời gian để chuẩn bị cung cấp kiến thức phục vụ cho kỹ năng trả lời của học sinh
“Về phần đổi mới trong đề thi, tôi chưa hiểu nội dung của phần đọc hiểu sẽ ra theo hướng nào, tích hợp ra sao, tác phẩm thi ở trong hay ngoài chương trình sách giáo khoa?”, bà Huệ nói.
Đây cũng chính là quan điểm của đại diện các Sở GD-ĐT Quảng Trị, Hải Dương, Thừa Thiên Huế và Hà Nam.
Bà Đỗ Thị Hương Bưởi, Sở GD-ĐT Hà Nam nói: Thời gian thi tốt nghiệp THPT không còn nhiều, thay đổi nêu trên của Bộ khiến cả giáo viên và học sinh bất ngờ. Vấn đề đặt ra là liệu giáo viên có trở tay kịp hay không để đáp ứng yêu cầu đổi mới và truyền đạt cho học sinh. Do vậy việc vận dụng ngay vào kỳ thi tốt nghiệp năm nay, Bộ cần phải cân nhắc và thận trọng.
Cô Triệu Thị Huệ, giáo viên dạy môn văn Trường Lê Hồng Phong- TP. HCM cũng khá băn khoăn về việc giảm thời gian thi và thời điểm cận kề thi tốt nghiệp THPT mới đưa ra đổi mới về đề thi, do vậy kiến nghị Bộ GD-ĐT phải có văn bản hướng dẫn, cấu trúc cụ thể để các thầy cô an tâm.
Video đang HOT
Theo VNE
Công bố thời gian đăng kí môn tự chọn thi tốt nghiệp THPT
Thí sinh sẽ đăng kí môn tự chọn từ ngày 25/4 đến hết ngày 7/5. Đây là quy định chính thức trong Hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2014 do Bộ GD&ĐT vừa ban hành hôm nay (1/4).
Cũng theo hướng dẫn trên, thí sinh sẽ được thông báo kết quả vào ngày 18/6, cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, trả học bạ và các loại giấy tờ liên quan vào ngày 24/6. Các trường THPT phải chốt danh sách thí sinh đăng ký môn thi và hoàn chỉnh các công việc liên quan tới hồ sơ đăng ký dự thi của học sinh hết ngày 7/5. Đối với các trường hợp xét phúc khảo, kết quả sẽ được công bố chậm nhất vào ngày 28/6 để không ảnh hưởng tới việc dự thi tuyển sinh đại học và cao đẳng của thí sinh.
Hôm qua (31/3), Bộ GD&ĐT ra quyết định tổ chức kì thi tốt nghiệp THPT năm 2014 trong vòng 2,5 ngày. Thí sinh sẽ thi 4 môn, gồm 2 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 2 môn tự chọn trong số các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ. Với môn Ngoại ngữ, thí sinh tự chọn một trong các thứ tiếng: tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc (theo chương trình 7 năm) và tiếng Đức, tiếng Nhật (theo chương trình Đề án thí điểm).
Thí sinh tham dự kì thi tốt nghiệp THPT 2013 (Ảnh: Đức Nguyễn)
Đối với Trung tâm Giáo dục Thường xuyên: Thí sinh thi 4 môn, gồm 2 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 2 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý.
Thời gian qua, nhiều trường THPT đã tiến hành cho học sinh đăng ký thử các môn thi tốt nghiệp. Trong đó, tỷ lệ các môn Toán, Lý, Hóa, Ngoại ngữ khá cao. Các môn Lịch sử, Địa lý rất ít thí sinh lựa chọn.
Lịch thi tốt nghiệp THPT 2014:
Ngày
Buổi
Môn thi
Thời gian làm bài
Giờ phát đề thi
Giờ bắt đầu làm bài
02/6/2014
SÁNG
Ngữ văn
120 phút
7 giờ 55
8 giờ 00
CHIỀU
Vật lý
60 phút
13 giờ 30
13 giờ 45
Lịch sử
90 phút
15 giờ 55
16 giờ 00
03/6/2014
SÁNG
Toán
120 phút
7 giờ 55
8 giờ 00
CHIỀU
Hóa học
60 phút
13 giờ 30
13 giờ 45
Địa lý
90 phút
15 giờ 55
16 giờ 00
04/6/2014
SÁNG
Ngoại ngữ
60 phút
7 giờ 55
8 giờ 10
Sinh học
60 phút
10 giờ 25
10 giờ 40
Theo VNE
Nỗi lòng 'biết tỏ cùng ai' của thầy cô dạy Sử Theo dự đoán, kỳ thi tốt nghiệp năm nay, sẽ có rất ít thí sinh lựa chọn môn Sử. Điều này đã khiến nhiều thầy cô tâm huyết với môn học này chạnh lòng. Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức công bố phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2014, theo đó thí sinh chỉ còn phải thi...