Thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử: Hỏi gì trả lời đó
Khi nhận được đề thi thì các em phải đọc kỹ, phân tích xem đề thi hỏi cái gì để tránh lạc đề, nhầm đề. Đặc biệt đề thi hỏi gì các em trả lời đó, không lan man, dài dòng sẽ không được điểm.
Cô giáo Nguyễn Thị Kim Dung, giáo viên dạy Lịch sử Trường THPT Hà Nội – Amsterdam chia sẻ với học sinh về cách ôn tập và làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử đạt hiệu quả.
Khi nhận đề thi môn Lịch sử, các em phải đọc kỹ, phân tích xem đề thi hỏi cái gì để tránh lạc đề, nhầm đề.
Học theo từng mảng sự kiện
Theo cô Dung, cách học Lịch sử dễ hiểu và nhớ nhất là học sinh phải học theo hệ thống và làm đề cương chi tiết, không học vẹt, học tủ. Khi ôn các em học phải theo dàn ý từng vấn đề, chứ không học rải rác vào vấn đề ngay. Mỗi mảng vấn đề, các em học theo các ý lớn và từ ý lớn các em phát triển ra.
Ví dụ: Phần Lịch sử Việt Nam, các em chia phần riêng ra để học như phần Nguyễn Ái Quốc; Đảng Cộng sản, Thành lập Đảng; Cách mạng tháng Tám; Kháng chiến chống Pháp; Kháng chiến chống Mỹ.
Video đang HOT
Cụ thể, trong Kháng chiến chống Pháp, các em lại chia nhỏ các chiến lược ra để học, trong các chiến lược đó, các em lại tiếp tục chia các ý nhỏ để học… Các em nên học theo cách đó vì khi đọc đề thi, các em sẽ biết ngay phần này nằm chỗ nào trong chương trình Lịch sử.
Với phần Kháng chiến chống Pháp, phần đầu tiên là toàn quốc kháng chiến, các em nên chia phần để học như chiến dịch lớn Việt Bắc Thu – Đông (1947), Chiến dịch biên giới 1950, sau đó chiến dịch Đông – Xuân 1953 – 1954 và đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ…, sau chiến thắng Điện Biên Phủ là ký Hiệp Định Giơnevơ và kết thúc cuộc kháng chiến.
Hỏi gì trả lời đó
Để đạt điểm cao môn thi Lịch sử, khi nhận đề, các em đọc kỹ câu hỏi và trả lời thẳng vào vấn đề, để tránh lạc đề, nhầm đề, không tràn lan giới thiệu nhiều, dài dòng, mất rất nhiều thời gian lại không có điểm.
Ví dụ: Đề bài hỏi về Chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông 1947 thì học sinh phải nhớ trong chiến dịch này thì âm mưu của Pháp là gì? Ta đối phó thế nào, chủ trương của Đảng ra làm sao? Rồi diễn biến cuộc tiến công của nó và phản công lại của ta…, kết quả, ý nghĩa.
Ngoài ra, các em nên tham khảo các đề thi và đáp án cho điểm các năm trước hình dung ra được đề thi ra như thế nào và xem barem điểm cho ra sao để rút kinh nghiệm.
Tuy nhiên, để đạt điểm cao việc đầu tiên các em phải có kiến thức, phải học thuộc bài. Đề thi tốt nghiệp không bao giờ ra kiểu lắt léo, đánh đố học sinh. Nên đề thi yêu cầu các em trình bày thì các em trình bày, yêu cầu phân tích thì các em phân tích, không được nhầm lẫn câu hỏi sẽ không được điểm.
Để học thuộc và nhớ lâu các sự kiện Lịch sử
Môn Sử vốn "nổi tiếng" khó nhớ vì quá nhiều mốc lịch sử. Con số lằng nhằng với hàng loạt các sự kiện bất kỳ bạn học sinh nào cũng sợ. Nhưng không phải không có cách nhớ các mốc sự kiện ấy.
Phải biết xâu chuỗi các sự kiện
Các sự kiện đều có mối quan hệ xâu chuỗi với nhiều sự kiện khác. Nếu bạn tìm ra sự liên kết ấy, việc nhớ sẽ dễ hơn nhiều. Ví dụ từ sự kiện thành lập Đảng, trước đó là cả một sự chuẩn bị lâu dài, nó sẽ liên quan đến các sự kiện như: ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước, ngày thành lập Hội Việt Nam Cách Mạng thanh niên...
Mỗi bài học đọc kỹ một lần rồi làm sơ đồ tia. Ví dụ: chiến tranh cục bộ sẽ bao gồm các nhánh chính là định nghĩa, âm mưu của địch, kế hoạch của ta, diễn biến, kết quả, ý nghĩa. Sau đó từ mỗi nhánh lại làm các tia nhỏ hơn.
Ngoài ra, để dễ nhớ, các bạn nên lập bảng các sự kiện, trong đó có mốc thời gian, nội dung, kết quả, ý nghĩa cơ bản... Việc học sơ đồ tia hiệu quả cao hơn rất nhiều so với việc học cả trang sách dài loằng ngoằng và một điều nữa là học bằng cách nhìn vào chính chữ mình bao giờ cũng dễ nhớ hơn là nhìn vào chữ in. Và hãy nhớ là chỉ viết tóm tắt nội dung chính yếu nhất sau đó dán lên góc học tập hoặc những chỗ dễ thấy để lúc nào cũng có thể... liếc qua.
Sau khi học, bạn ghi các mốc thời gian ra nhiều tờ giấy nhỏ khác nhau. Mỗi ngày bốc một tờ giấy ghi mốc thời gian rồi nêu sự kiện trong năm đó ra giấy hoặc đọc thuộc lòng, nếu chưa thuộc thì không nên học bài mới mà ôn lại ngay bài đó. Những mốc thời gian thường khó nhớ hơn là sự kiện vì dễ bị nhầm. Do đó bạn nên liên hệ đến những ngày tháng đặc biệt mà mình biết. Khi học đến sự kiện mới có ngày tháng hơi giống sự kiện cũ thì nên liên tưởng đến.
Tuy nhiên, không phải bất cứ mốc thời gian nào cũng phải nhớ, nên bỏ qua những sự kiện, chi tiết vụn vặt. Đừng tham quá nhiều chi tiết . Học sử đôi khi cũng phải học cả cách quên đấy bạn ạ.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Hãy học Sử vào thời gian thoải mái nhất
Thời gian học cũng rất quan trọng. Môn Sử là một môn khó nhớ, nên hãy học vào những lúc tâm trạng thoải mái nhất. Đặc biệt, không nên học vào lúc tâm trạng không thoải mái, căng thẳng vì khi đó càng học càng đau đầu mà cũng không nhớ được.
Phải biết tận dụng thời gian để học một cách tối đa. Nếu bạn đã học thuộc bài đó rồi, hôm sau hãy xem qua bài cũ rồi mới học bài mới. Bạn có thể đọc to lên để học thuộc nếu cần, hoặc không chỉ lẩm nhẩm trong đầu cũng được. Tất nhiên là hãy sử dụng cách học nào theo bạn là hứng thú và giúp bạn dễ thuộc bài nhất.
Một mẹo nhỏ cho các bạn học ban Tự nhiên
Đừng cố học hết cả quyển sách Lịch sử vì chắc chắn các bạn không có thời gian và học như vậy chỉ là học gạo thôi, học rồi lại quên, không có người nhắc câu đầu tiên thì không nhớ ra phần tiếp theo như thế nào. Các bạn chỉ chọn ra những phần chính, quan trọng để học. Đó là các trận chiến lớn, chiến dịch lớn, hội nghị TW Đảng, thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc, Chiến tranh đặc biệt, Chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh, đổi mới. Ngoài ra cũng học thêm phần lịch sử quốc tế nữa: Liên Xô cũ, Mỹ, Nhật, hội nghị Ianta, Liên hợp quốc, ASEAN.... và một số phần nữa trong khi giảng bài các thầy cô không bỏ qua. Hầu như đây là những nội dung quan trọng bao giờ cũng có trong các kì thi, kì kiểm tra.
Hãy bình tĩnh với kì thi Trong khi có nhiều bạn học sinh đã trang bị đầy đủ kiến thức để đi thi, thì cũng còn không ít người vẫn đang ở trong tình trạng "lặn ngụp" giữa một biển kiến thức mênh mông. Cái gì cũng thấy mơ hồ, cái gì cũng muốn ôn tập lại nhưng quỹ thời gian lại chẳng còn bao nhiêu. Vậy là họ...