Thi tốt nghiệp THPT “mà đỗ 100% thì quá hình thức!”
Đến nay, nhiều tỉnh thành trên cả nước đã công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2014. Điểm thi tốt nghiệp năm nay có xu hướng tăng nhẹ so với với năm trước khi có nhiều trường tỷ lệ đỗ cán mốc gần 100%. Vì vậy, GS. Văn Như Cương đã cho rằng: tổ chức thi tốt nghiệp trên cả nước chỉ để loại ra vài chục thí sinh thì quá lãng phí sức người, sức của. Nên chăng gộp kỳ thi tốt nghiệp và thi ĐH làm một cho đỡn tốn kém lại thực chất hơn.
Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp toàn trên 95%
Chiều 13/6, Quảng Bình là tỉnh đầu tiên trên cả nước công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT 2014 với tỷ lệ đỗ hệ THPT là 99,32%; hệ giáo dục thường xuyên là 96%. Dựa vào kết quả này thì năm nay, tỷ lệ đõ tốt nghiệp của tỉnh ở cả 2 hệ cao hơn năm trước, đặc biệt hệ giáo dục thường xuyên tăng hơn 20%. Cho đến nay thì nhiều tỉnh thành khác trên cả nước cũng lần lượt thông báo kết quả kỳ thi tốt nghiệp.
Tại tỉnh Lâm Đồng, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của tỉnh là 98.83% với hệ THPT và 90,54% với hệ giáo dục thường xuyên. Cả tỉnh có 20 trường đạt tỷ lệ tốt nghiệp 100% (tăng 2 trường so với năm 2013). Điều đáng nói là các môn mọi năm như sử, địa và hóa bị coi là “thảm họa” khi nhiều thí sinh đạt điểm thấp thì năm nay lại đạt tới 93% trên trung bình. Tương tự, tỉnh Tây Ninh cũng có tỷ lệ tốt nghiệp cao hơn trước khi hệ THPT đạt 97,75% (tăng 1,655); hệ giáo dục thường xuyên tuy thấp 55,56% nhưng vẫn tăng 9% so với năm 2013.
Ngày 16/6, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố kết quả với tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT đạt 98,54% (tăng 1,42% so với năm 2013) và hệ giáo dục thường xuyên là 93,06% (tăng 18,47%). Tuy nhiên trong khi thành phố có 92/230 trường có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 100% thì trường THPT Phú Bình (huyện Thạch Thất) chỉ có gần 30% học sinh vượt qua kỳ thi qua trọng này.
Video đang HOT
Tính đến nay thì An Giang là tỉnh có thí sinh đạt điểm đỗ tốt nghiệp cao nhất với 39,5 điểm (Toán, Hóa, Sinh đạt điểm 10 và môn Văn đạt 9,5 điểm). Tỉnh cũng có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao với hệ THPT đạt 99,64% còn hệ giáo dục thường xuyên thì thấp hơn khi chỉ đạt 56,35%. Còn tại TP.HCM thì hệ THPT năm nay đỗ tốt nghiệp tăng 0,6% so với năm trước (đạt 99,6%), hệ giáo dục thường xuyên đạt 88,63% (tăng 1% so với năm trước). Thành phố có 2 em đạt thủ khoa tốt nghiệp với tổng 39 điểm là em Nguyễn Thị Ái Trâm và Phùng Duy An, đều học trường THPT dân lập Nguyễn Khuyến.
Tuy năm nay, dù đã thay đổi cách xét công nhận tốt nghiệp (50% điểm dựa vào kết quả năm học lớp 12, 50% điểm thi 4 môn tốt nghiệp) nhưng tỷ lệ đỗ tốt nghiệp tại nhiều nơi vẫn chỉ nhích nhẹ hoặc tương đương so với mọi năm. Lý giải điều này, lãnh đạo Sở GD&ĐT cho biết do điểm liệt được Bộ thay đổi từ 0 thành 1 điểm khiến không ít thí sinh bị trượt. Phó phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục tỉnh An Giang cho biết trên Vietnamplus “Việc bị điểm liệt khiến nhiều thí sinh bị trượt. Với hệ trung học phổ thông, chúng tôi có hơn chục em, ở hệ giáo dục thường xuyên có trên 300 em bị điểm này và vì thế trượt tốt nghiệp”.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT thì hạn cuối cùng mà các tỉnh công bố điểm cho thí sinh là ngày 18/6.
Có nên lãng phí tổ chức thi tốt nghiệp mà đỗ gần 100% thế này không?
Trước kết quả thi này, nhiều trường, Sở GD&ĐT đã có thể “thở phào nhẹ nhõm” khi tỷ lệ tốt nghiệp ở mức cao, tăng so với năm trước. Tuy nhiên, với kỳ thi hầu hết các em thí sinh đều dễ dàng vượt qua, cũng có ý kiến băn khoăn có nên tổ chức kỳ thi này hay không?. Theo NLĐ,ông Huỳnh Văn Bảy, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Lâm Đồng cho rằng nên chuyển từ hình thức thi sang hình thức xét tốt nghiệp căn cứ vào kết quả đánh giá quá trình học tập của học sinh.
Tương tự, PGS Văn Như Cương, Chủ tịch HĐQT Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) nhận định, nếu tổ chức một kỳ thi vừa vất vả lại tốn kém mà chỉ để loại vài chục thí sinh thì quá lãng phí sức người, sức của. Ông cho biết “xét tốt nghiệp cũng là một ý kiến hay bởi nhiều trường nếu để nhà trường tự xét thì tỉ lệ tốt nghiệp không phải là tuyệt đối vì thầy cô biết được sức học của học sinh như thế nào. Còn tổ chức thi mà đỗ 100% thì quá hình thức”. Thế nhưng, theo PGS Cương thì nên cải tiến thi cử theo cách gộp 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi ĐH, CĐ làm một.
Trong khi ngành giáo dục cứ “lăn tăn” chuyện đẩy lùi bệnh thành tích, thậm chí năm ngoái có nhiều tỉnh còn bị “áp trần” tỷ lệ đỗ tốt nghiệp thì với sự đổi mới của kỳ thi năm nay, người ta lại vui mừng quá mà quên luôn căn bệnh thành tích thông qua con số tốt nghiệp. Hay phải chăng các cô cậu tú của chúng ta năm nay giỏi thật? Chuyện sẽ chẳng có hồi kết bởi ngành giáo dục dù nhìn ra nhiều vấn đề hạn chế cũng như đã đưa ra cách giải quyết, xong lại chẳng cho cái thời hạn cụ thể để người dân có cái mà chờ đợi. Thậm chí đến đại biểu Quốc hội cũng còn sốt ruột và khó thoả mãn với những chậm trễ của ngành giáo dục thì đủ hiểu vì sao bố mẹ có con đạt học sinh khá lại… mừng đến thế.
Theo songmoi.vn
Chốt thời gian thi tốt nghiệp THPT
Sáng 30/3, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển chính thức lên tiếng xác nhận kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 sẽ thi trong 2,5 ngày.
Theo dự thảo 4 phương án được Bộ GD-ĐT công bố trước đó, việc tổ chức thi trong năm buổi được phân bổ cụ thể như sau: Ngày 2/6: buổi sáng thi Ngữ văn từ 8h - 10h; buổi chiều thi Lịch sử từ 13h30 - 15h, thi Vật lý từ 16h15 - 17h15.
Ngày 3-6: buổi sáng thi Toán từ 8h - 10h; buổi chiều thi Địa lý từ 13h30 - 15h, thi Hóa học từ 16h15 - 17h15. Ngày 4-6: buổi sáng thi Ngoại ngữ từ 8h - 9h, thi Sinh học từ 10h15 -11h15.
Bộ GD-ĐT đánh giá ngoài các ưu điểm như phương án 1, phương án này có thêm một số ưu điểm: hai môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn được bố trí riêng vào hai buổi sáng sẽ tạo tâm lý tốt cho học sinh, giảm áp lực đối với hội đồng thi.
Năm 2014, thí sinh sẽ tốt nghiệp THPT trong 2,5 ngày. (Ảnh minh họa, Ảnh: Văn Chung)
Thời gian thi của các buổi sáng bắt đầu từ 8h, thuận lợi cho việc tổ chức khai mạc vào sáng 2-6. Tuy nhiên có hạn chế đó là thời gian thi kéo dài hơn vì phải thi hai ngày rưỡi và gây tốn kém hơn cho công tác tổ chức thi và cho xã hội.
Hiệu trưởng một trường THPT của Hà Nội cũng nhận định thí sinh hiện nay đều học theo phân ban trên cơ sở của khối thi ĐH, CĐ. Với phương án này, các thí sinh chọn thi theo các khối A, B, C, D sẽ không phải thi 1 buổi với 2 môn thi.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển thừa nhận áp lực cho các thầy cô và trường sẽ nặng hơn khi tổng số môn thi tốt nghiệp là 8.
Về đề thi tốt nghiệp THPT năm 2014, Thứ trưởng Hiển cho biết đề thi Ngoại ngữ sẽ có thêm phần tự luận, các đề thi môn khoa học xã hội sẽ tăng khả năng mở, liên hệ nhiều đến thực tế và mang dấu ấn cá nhân của các em. Ở các môn như Lịch sử, Ngữ văn, thí sinh sẽ phải rèn luyện năng lực nhận xét, đánh giá các sự kiện, năng lực diễn đạt. Môn Ngoại ngữ cũng cần phải biết diễn đạt vấn đề bằng ngôn ngữ riêng.
Theo TTVN
Thi tốt nghiệp THPT 2014: Đề nghị xếp lịch sử là môn thi cuối Đã có trường không học sinh nào chọn thi môn lịch sử. Điều này khiến Bộ GD-ĐT phải đặt ra nhiều tình huống trong việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay. Học sinh lớp 12 Trường THPT Marie Curie (TP.HCM) trong giờ học ôn chuẩn bị thi học kỳ - Ảnh: Đào Ngọc Thạch Hội đồng tạm nghỉ nếu môn...