Thi tốt nghiệp THPT: Đề môn ngữ văn khá an toàn, vừa sức với thí sinh
Kết thúc giờ làm bài môn ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT, các giáo viên đều nhận xét đề thi yêu cầu vừa sức với thí sinh.
Thí sinh vui vẻ bàn luận sau khi kết thúc môn thi ngữ văn sáng nay – NGỌC DƯƠNG
Đề môn ngữ văn không tạo cú sốc
Giáo viên Trương Minh Đức, Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM) nhận xét đề không tạo cú sốc hay gây khó khăn với thí sinh. Nội dung đề đi theo một chủ để xuyên suốt đề cập đến trách nhiệm của người trẻ đối với bản thân và đất nước. Chủ đề rất phù hợp với tình hình hiện tại mà đất nước đang trải qua những ngày tháng đang cố gắng vượt qua dịch bệnh. Chính vì vậy mà khá nhiều giáo viên, thí sinh đoán trúng đề, trúng phạm vi của đề.
Đề tài của câu hỏi nghị luận xã hội đã được thí sinh rèn luyện nhiều trong quá trình ôn tập. Thể hiện trách nhiệm sống trước thách thức, vượt lên những khó khăn để tồn tại và phát triển dựa trên nền tảng lịch sử và văn hoá. Để đạt điểm tuyệt đối câu hỏi này thì thí sinh phải đưa ra được nhận thức và hành động cần làm gì khi bàn luận về đề tài.
Với đề thi này, thí sinh trung bình có thể đạt từ 6 đến 6,5 điểm, còn thí sinh khá sẽ đạt từ 7 điểm trở lên.
Đề thi môn ngữ văn sẽ tạo tâm thế phấn khởi, động lực để bước vào môn thi tiếp theo, giảm bớt sự lo lắng của thí sinh.
Thí sinh hào hứng với đề thi môn ngữ văn – ĐÀO NGỌC THẠCH
Ngữ liệu và thông điệp gần gũi
Giáo viên Lê Hải Minh, dạy ngữ văn tại Q.1, nhận xét phần đọc hiểu sử dụng văn bản là một ngữ liệu khá đơn giản nhưng là thông điệp ý nghĩa, nhất là trong bối cảnh cuộc sống hiện nay. “Chúng ta hay sống hoài niệm về quá khứ tươi đẹp, rồi kỳ vọng ở tương lai, trong khi hiện tại mới quan trọng – cần sống hết mình cho nó. Nên thông điệp của ngữ liệu rất ý nghĩa, giúp thí sinh cần phải xác định mục tiêu gần và lên kế hoạch cho nó chứ không phải cứ mơ mộng’, thầy Hải Minh nhận xét.
“Ở phần nghị luận xã hội cũng thế, để sống tốt cho hiện tại thì các bạn cần trân trọng từng khoảnh khắc quý giá cuộc sống mỗi ngày, chắt lọc, nâng niu. Lấy đó làm điểm tựa để vững vàng bước vào cuộc sống”, thầy Hải Minh nói thêm.
Vì sao nhiều học sinh dự đoán làm bài thi môn Ngữ văn được 6-8 điểm?
Nghị luận văn học là đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, phần “Đất nước là của nhân dân” nhìn ở góc độ lịch sử và văn hoá. Đây là một tác phẩm quen thuộc với các thí sinh, gần gũi, và nằm trong phần dự đoán nên thí sinh sẽ làm được bài. “Tuy nhiên, để làm hay, các em sẽ khai thác kỹ nghệ thuật và nhất là phong cách trữ tình chính luận của tác giả, đây là điểm phân loại được học sinh”, thầy Hải Minh nhận xét thêm.
Nỗi lòng của phụ huynh có con đi thi tốt nghiệp THPT trong ngày dịch
Thi tốt nghiệp THPT: Giảng viên ngữ văn nhận định đề văn hay, phân hóa tốt
Khi cánh cổng trường thi vừa mở ra, nhiều thí sinh thi tốt nghiệp THPT môn văn nhìn thấy phụ huynh đã giơ tay ra hiệu 'con làm bài tốt', có thí sinh reo lên 'trúng tủ rồi mẹ ơi'.
Thí sinh xếp hàng ra về sau buổi thi văn - MỸ QUYÊN
Tại điểmthi tốt nghiệp THPT Trường THPT Trần Phú (TP.HCM), có thể thấy khi cánh cổng vừa mở, rất nhiều thí sinh chạy ào về phía phụ huynh vui mừng chia sẻ làm bài tốt do đề thi môn văn "không nằm ngoài dự đoán".
Mẹ ơi con "trúng tủ" rồi - MỸ QUYÊN
Thí sinh Hồ Thị Ngọc Tuyến cho biết: "Trước khi kỳ thi diễn ra, tụi em đoán đề năm nay sẽ ra vào bài Việt Bắc hoặc Đất nước, ai dè đúng. Vì thế em làm rất tốt câu này. Phần nghị luận xã hội thì hơi bất ngờ vì em nghĩ sẽ liên quan đến dịch Covid-19 nhưng không phải. Tuy nhiên, câu này rất hay khi nói đến sự cần thiết khi phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày".
Hồ Thị Ngọc Tuyến (phải) vui mừng vì mình làm bài tốt - MỸ QUYÊN
Nguyễn Đăng Khoa cũng cho rằng đề thi không quá khó, nhưng để viết hay thì lại không dễ. "Tụi em đã được học và ôn rất kỹ tác phẩm Đất nước nên em làm tốt phần này. Phần đọc hiểu để viết 200 chữ nghị luận xã hội thì phụ thuộc vào hiểu biết, cảm nhận, nhận thức về cuộc sống của mỗi người. Em nghĩ mình được khoảng 7 điểm".
Thí sinh Nguyễn Đăng Khoa nhận xét về đề thi - MỸ QUYÊN
Chia sẻ về đề văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, thạc sĩ Nguyễn Phước Bảo Khôi, giảng viên khoa Ngữ văn Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, nhìn nhận: "Ngữ liệu của đề thi hay, gắn với thực tế đời sống đang diễn ra, gợi nhiều suy nghĩ sâu sắc. Đặc biệt là tính phân hóa rất tốt. Phần đọc hiểu có nội dung sâu sắc, thấm thía, đặt ra nhiều suy ngẫm có tính thực tế trong tình hình nhiều khó khăn, thử thách đang phải đương đầu. 3 câu hỏi đầu tiên ở mức nhận biết, giúp học có thể dễ dàng có được 2 điểm ở phần này. Câu hỏi cuối ở mức vận dụng được xây dựng để đáp ứng mục tiêu phân hóa cho đề thi. Cách hỏi trong từng câu quen thuộc, khá vừa sức, không gây khó cho thí sinh".
Vì sao nhiều học sinh dự đoán làm bài thi môn Ngữ văn được 6-8 điểm?
Đối với phần nghị luận xã hội, thạc sĩ Bảo Khôi cho rằng cách đặt vấn đề rất hay, thú vị và một khi thực hiện được đề này, thí sinh cũng sẽ tự rút ra cho bản thân bài học nhận thức và hành động phù hợp trong giai đoạn cụ thể này lẫn tương lai về sau. Đồng thời, theo thạc sĩ Khôi, nếu tinh ý, thí sinh có thể phát hiện ra các lý lẽ, dẫn chứng cần thiết để bảo vệ cho "sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày" đều xuất hiện trong đoạn trích đọc hiểu và câu hỏi số 4.
"Phần nghị luận văn học chính là nội dung phân hóa sâu sắc nhất của đề thi. Có lẽ một số thí sinh sẽ bất ngờ với đoạn trích được đưa ra phân tích. Thế nhưng, đây vẫn là một đoạn thơ đầy giá trị trong bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. Vừa khơi sâu truyền thống, vừa làm nổi bật tư tưởng xuyên suốt toàn bài, vừa khơi gợi đến lòng tri ân nhiều người đã và đang hy sinh thầm lặng cho cuộc chiến chống đại dịch hôm nay, không gì phù hợp hơn ngữ liệu này. Nếu thí sinh học kỹ, nghĩ sâu, đây vẫn là một đề văn khơi gợi cảm hứng để có thể viết hay, nhất là phần đánh giá ngắn gọn sau khi phân tích, khi nội dung nhận xét quan trọng nhất về đoạn thơ đã được cài đặt khéo léo trong dòng thơ cuối của ngữ liệu phân tích", thạc sĩ Bảo Khôi đánh giá.
Với đề văn của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, thạc sĩ Khôi cho rằng phổ điểm của thí sinh sẽ rơi vào mức từ 5,5-7 điểm.
Nỗi lòng của phụ huynh có con đi thi tốt nghiệp THPT trong ngày dịch
Đề ngữ văn giáo dục lòng yêu nước thấm thía Đề ngữ văn yêu cầu thí sinh phân tích tư tưởng đất nước là của nhân dân. Tuy vậy, nghiêm túc nghĩ và viết về đất nước một cách sâu xa thì không phải học sinh nào cũng dễ dàng đạt điểm cao. Đề thi ngữ văn về chủ đề đất nước sẽ giúp giáo dục lòng yêu nước cho thí sinh ngay...