Thi tốt nghiệp THPT: Cách phân bổ thời gian ôn thi để đạt kết quả tốt
Học sinh lớp 12 đang trong thời gian ôn tập để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Vậy cách phân bổ thời gian học tập và ôn thi như thế nào cho hợp lý để đạt kết quả tốt?
Thí sinh tỉnh Bình Dương phấn khởi sau giờ làm bài thi trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 – LÊ THANH
Học nhóm, học được cách làm hay từ các bạn
Đạt danh hiệu học sinh giỏi 3 năm liên tiếp ở bậc THPT, Nguyễn Thúy Anh (lớp 12A1, Trường THPT Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) cho biết: “Em đang tập trung ôn các môn khối B gồm toán, hóa, sinh để sau khi thi xong kỳ thi tốt nghiệp THPT, em sẽ lấy điểm xét tuyển vào Khoa Y của ĐH Quốc gia TP.HCM”.
Chia sẻ về cách phân bổ thời gian học tập cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới, Thúy Anh nói: “Sau khi học trên lớp, em dành thời gian buổi chiều khoảng 4 tiếng và 3 tiếng buổi tối để ôn tập môn toán, hóa, sinh. Vì lượng kiến thức của mỗi môn khá nhiều nên em sẽ dành nhiều thời gian cho môn nào còn yếu hơn. Cụ thể, môn nào học tốt nhất em sẽ dành 1 tiếng rưỡi để học, môn khá hơn thì dành khoảng 2 tiếng và môn cảm thấy mình còn yếu thì em dành thời gian 3 tiếng rưỡi để học. Buổi sáng, em thường thức dậy khoảng 4 giờ để học và làm bài trên lớp”.
Thí sinh kiểm tra lại kết quả với bạn bè sau khi kết thúc môn thi bên ngoài cổng trường thi – LÊ THANH
Nói thêm về cách học từng môn, Thúy Anh cho biết: “Mỗi khi giải đề hay bài tập thì em thường chú trọng vào phần lý thuyết vì phần này chiếm nhiều điểm, thời gian còn lại em thường dành để lưu ý các câu mình hay bị sai để làm lại và lên mạng xem các video giảng bài sáng tạo của các thầy cô dạy giỏi”.
Theo Thúy Anh, thời điểm này em không đi học thêm nữa mà sắp xếp thời gian để tự học và chọn cách học nhóm cùng các bạn. “Em nghĩ học thêm có cái hay nhưng chủ yếu là nỗ lực của bản thân mình là chính. Khi học nhóm, mỗi người giỏi một vài môn sẽ dễ hỗ trợ lẫn nhau, đồng thời em cũng tiếp thu được nhiều phương pháp, cách làm hay và dễ hiểu từ các bạn… “.
Video đang HOT
Thí sinh cùng cô giáo xem lại cách làm bài trong kỳ thi THPT quốc gia 2019 – LÊ THANH
Bàn về cách ôn thi, Đỗ Ngọc Thành Danh, thí sinh có tổng điểm 3 môn khối A 28,15 (toán 9,4 điểm; lý 9,25 điểm; hóa 9,5 điểm) trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, hiện là sinh viên năm nhất của Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM, chia sẻ: “Cách học của mình là học từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Nếu đã nắm chắc kiến thức nền tảng thì việc tiếp cận các bài toán khó trở nên dễ dàng hơn. Mình thấy các bạn thường bỏ qua kiến thức trong sách giáo khoa nhưng việc nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa rất quan trọng. Riêng về phần bài tập, mình thường tìm tài liệu từ các thầy cô trong trường, các trang web uy tín trên mạng…”.
Nói về thời gian biểu của mình, Danh cho biết: “Trong giai đoạn ôn thi, mình thường dành 4-6 tiếng mỗi ngày cho việc học và ưu tiên thời gian nhiều hơn cho các môn học mình cảm thấy học chưa tốt”.
Chia nhiều bữa nhỏ và đầy đủ chất
Theo chuyên viên tâm lý, thạc sĩ Giáo dục Chế Dạ Thảo, giảng viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, để có được tâm lý tự tin bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, các bạn học sinh cần có sự chuẩn bị thật tốt những yếu tố sau đây: Đối với sức khỏe, các em nên lưu ý chế độ ăn uống, sinh hoạt và đặc biệt là giấc ngủ.
“Trong việc ăn uống, cần chia ra nhiều bữa nhỏ đa dạng và đầy đủ chất nhằm cung cấp kịp thời năng lượng cho não bộ và cơ thể các em trong những ngày ôn thi. Còn về giấc ngủ, phải đảm bảo ngủ đủ giấc, ngủ sâu và ngủ đúng giờ, tránh việc thức khuya vì rất có hại cho sức khỏe. Chất lượng giấc ngủ ngoài việc giúp cơ thể nghỉ ngơi tái tạo năng lượng, còn giữ cho các em được tỉnh táo và minh mẫn hơn, học bài tiếp thu đạt hiệu quả cao hơn”, thạc sĩ Dạ Thảo chia sẻ.
Còn về kiến thức, thạc sĩ Dạ Thảo cho biết: “Các em nên ưu tiên sử dụng các phương pháp hệ thống kiến thức để hiểu nội dung thay vì học thuộc lòng. Muốn làm tốt điều này, các em học sinh cần có kế hoạch hợp lý thời gian ôn từng môn học, không học dồn, học lệch”.
So sánh học phí ngành Công nghệ thông tin ở các đại học công lập
Ngành Công nghệ thông tin ở các Đại học công lập luôn lấy điểm chuẩn cao những năm trở lại đây. Học phí khác nhau tuỳ thuộc vào từng trường và từng hệ đào tạo mà sinh viên theo học.
Ảnh minh họa
1. Đại học Bách khoa Hà Nội
Đại học Bách khoa Hà Nội tuyển ngành Công nghệ thông tin, trong đó có chuyên ngành Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính. Ngoài ra, trường còn tuyển sinh một số ngành liên quan như Công nghệ thông tin Việt - Nhật, Công nghệ thông tin Global - ICT.
Năm 2019, điểm chuẩn ngành Khoa học máy tính vào Đại học Bách Khoa Hà Nội là 27.42 điểm - cao nhất trong các ngành đào tạo của trường. Ngành Kỹ thuật máy tính lấy 26.85 điểm.
Thông tin mới nhất về học phí dự kiến năm học 2020-2021 của các ngành trên dao động từ 20 đến 24 triệu đồng/năm học (đối với chương trình chuẩn). Các chương trình ELITECH (Chương trình Tiên Tiến - Tài năng - Chất lượng cao) thì học phí sẽ dao động từ 30 đến 36 triệu đồng/năm học.
Riêng các chương trình Công nghệ thông tin Việt - Pháp có học phí 50 triệu đồng/năm học. Mức học phí có thể được điều chỉnh cho các năm học sau, nhưng không tăng quá 8% mỗi năm.
2. Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM
Năm nay, Đại học Khoa học Tự nhiên tuyển 400 chỉ tiêu nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin hệ đại trà.
Năm qua, ngành có điểm trúng tuyển vào đại học này cao nhất là nhóm ngành Máy tính và Công nghệ Thông tin (chương trình đại trà) với 25 điểm. Tiếp theo đó là ngành Khoa học Máy tính (chương trình tiên tiến) với 24,6 điểm.
Theo đề án tuyển sinh được thông báo mới nhất, học phí của các ngành đều hơn 10 triệu đồng/năm học. Mức học phí dự kiến sẽ thu đối với sinh viên chính quy trúng tuyển năm học 2020-2021 là 11,7 triệu đồng/năm.
Trong khi đó, cùng nhóm ngành này nhưng học chương trình Tiến tiến và Chất lượng cao sẽ tốn hơn 30 triệu đồng/năm học. Cụ thể, Ngành Khoa học máy tính (chương trình Tiên tiến) có học phí 43,5 triệu đồng /năm. Ngành Công nghệ thông tin (chương trình Chất lượng cao) là 32.5 triệu đồng/năm. Ngoài ra, học phí ngành Công nghệ thông tin (liên kết ĐH Claude Bernard Lyon I-Pháp) có mức học phí 41 triệu đồng/năm.
3. Đại học Công nghệ thông tin TPHCM
Là trường chuyên đào tạo các ngành về Công nghệ thông tin, điểm chuẩn vào trường dao động hằng năm từ 20 đến 25.5 điểm. Năm 2019, ngành Kỹ thuật Phần mềm có mức điểm chuẩn cao nhất là 25.3 điểm
Học phí dự kiến với sinh viên chính quy năm học 2020-2021 chương trình đại trà của trường được thông báo là 20 triệu đồng/năm học. Sinh viên theo học hệ chất lượng cao, tiên tiến và liên kết sẽ có mức học phí cao hơn.
Cụ thể, chương trình chất lượng cao thu học phí 35 triệu đồng/năm học; chương trình tiên tiến thu học phí 40 triệu đồng/năm học. Chương trình liên kết với Đại học Birmingham City sẽ có học phí 80 triệu đồng/năm.
Trường cũng công bố lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm đối với hệ đại trà năm học 2021-2022 là 22 triệu đồng, 2022-2023 là 24 triệu đồng và 2023-2024 là 26 triệu đồng.
4. Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM
Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM hiện đang đào tạo hai ngành Công nghệ thông tin và Công nghệ Kỹ thuật máy tính, hệ đại trà và chất lượng cao. Điểm chuẩn các ngành học này năm 2019 dao động từ 20 đến 23 điểm.
Mức học phí mà nhà trường đưa ra đối với sinh viên học Đại học hệ đại trà là 17.5 đến 19.5 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, chương trình Đại học hệ Chất lượng cao tiếng Việt thu học phí 28-30 triệu đồng/năm. Chương trình hệ Chất lượng cao tiếng Anh thì thu học phí 32 triệu đồng/năm.
5. Đại học Bách Khoa TPHCM
Năm 2020, Đại học Bách Khoa TPHCM dự kiến tuyển sinh 240 sinh viên hệ đại trà vào học ngành Khoa học máy tính và 100 sinh viên học ngành Kỹ thuật máy tính. Ngoài ra, trường còn tuyển sinh ngành Khoa học máy tính (tăng cường tiếng Nhật) và các chương trình chất lượng cao, giảng dạy bằng tiếng Anh đào tạo về công nghệ thông tin.
Mức học phí dự kiến đối với các chương trình đào tạo đại trà, dạy bằng tiếng Việt, của trường khoảng 6 triệu đồng/học kỳ (tối đa 17 tín chỉ). Cùng với đó, chương trình chất lượng cao, tiên tiến, liên kết quốc tế (chưa kể học kỳ pre-university) thu học phí khoảng 30 triệu đồng/học kỳ (tối đa 17 tín chỉ).
Khuôn viên xanh ngắt, mát rượi quanh năm tại ĐH Bách Khoa khiến bao sinh viên Sài Gòn mê mẩn Những sinh viên "ngoại bang" lần đầu bước vào khuôn viên Bách Khoa TP.HCM, hẳn sẽ choáng ngợp pha lẫn thích thú bởi thế giới "nam nhi quốc" này. Nếu cơ sở 1 vốn nổi tiếng bởi hệ thống cây xanh rợp bóng râm, mát rượi quanh năm thì ở cơ sở 2 ở Thủ Đức lại nổi bật bởi cơ sở vật...