Thi tốt nghiệp THPT: Cả nước vẫn thi, Đà Nẵng có cơ chế riêng
Phụ huynh cho rằng, việc tổ chức thi ở các vùng có nhiều ca mắc Covid-19 như ở Đà Nẵng, Quảng Nam, cần có sự đánh giá của các chuyên gia y tế, các nhà chuyên môn và quyết định của Bộ…
Đến thời điểm này, sau 6 ngày phát hiện ca mắc Covid-19 đầu tiên trong đợt dịch thứ 2 ở Đà Nẵng, đến nay cả nước đã có gần 50 ca ở 7 tỉnh, thành trong cả nước, trong đó Đà Nẵng được coi là “ổ dịch” với phần lớn số ca mắc Covid-19.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhiều ý kiến phụ huynh và các nhà chuyên môn ở những vùng có dịch như Đà Nẵng, Quảng Nam lo ngại dịch sẽ ảnh hưởng đến kỳ thi tốt nghiệp THPT và cho rằng, sức khỏe con người là trên hết, vì sự an toàn của học sinh, không thì lúc này thì sẽ thi lúc khác, Bộ nên có hoãn, thậm chí đình chỉ kỳ thi này. Cũng có người cho rằng, hiện tại nên xét tốt nghiệp cho các em, sau khi hết dịch sẽ tính đến phương án thi xét tuyển và các trường Đại học, Cao đẳng.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến phụ huynh ở Hà Nội lại không đồng tình với phương án đề xuất này. Phần lớn ý kiến cho rằng, các em học sinh lớp 12 năm nay đã chịu áp lực tâm lý quá lớn trong việc học nước rút cho kỳ thi quan trọng sau 12 năm đèn sách. Việc học online, học qua truyền hình đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của các em, cùng với những thay đổi về phương án học, phương án thi, môn thi của Bộ trong thời gian này cũng khiến nhiều phụ huynh và học sinh có những thời điểm cảm thấy hoang mang, lo lắng.
“Đến thời điểm này, càng giữ ổn định kế hoạch thi cử càng tốt”
Chị Hồng Minh, phụ huynh của em Phan Minh Hiếu, học sinh lớp 12A4, trường THPT Nhân Chính (Thanh Xuân, Hà Nội) cho rằng, các con đã trải qua những khó khăn, vất vả ra sao thì tất cả chúng ta đều biết. Hà Nội hiện cũng đang có ca mắc Covid-19. Tuy nhiên, tại thời điểm này, chị vô cùng mong mỏi kỳ thi sẽ diễn ra bình thường theo kế hoạch.
Học sinh lớp 12A4, trường THPT Nhân Chính (Thanh Xuân, Hà Nội) (Ảnh: Hồng Minh)
“Tôi cũng yên tâm với phương án tổ chức kỳ thi nếu có học sinh thuộc diện F0, F1, F2 của Bộ GD-ĐT. Việc hoãn kỳ thi, xét tốt nghiệp sẽ có rất nhiều phiền phức, bởi mục đích kỳ thi không chỉ là xét tốt nghiệp mà còn liên quan đến việc tuyển sinh Đại học. Nếu để các trường đại học tổ chức tuyển sinh riêng thì gây xáo trộn xã hội, ảnh hưởng lớn đến tâm lý của học sinh cả nước, vì không có lộ trình từ trước. Bản thân con trai tôi và tôi không chủ quan khi cho rằng, các em học sinh Hà Nội chắc chắn muốn thi lắm rồi, nhất là những học sinh học tập nghiêm túc. Tôi chỉ mong muốn ở thời điểm này, trong bối cảnh này, kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra bình thường như lộ trình đã đề ra”- chị Minh nói.
Chị Minh cho rằng, là phụ huynh Hà Nội, chị cũng rất thông cảm và chia sẻ với những lo lắng của phụ huynh học sinh lớp 12 ở vùng dịch, đặc biệt là Đà Nẵng. Nguy cơ lây nhiễm có ở khắp nơi. Vì thế việc tổ chức thi ảnh hưởng như thế nào đến học sinh các vùng có nhiều ca mắc Covid-19 như ở Đà Nẵng, Quảng Nam, nên có sự đánh giá của các chuyên gia y tế, các nhà chuyên môn và quyết định của Bộ.
Video đang HOT
“Tuy nhiên, theo tôi quyết định thế nào cũng phải nhìn trong tổng thể chung. Năm nay, đã mấy lần Bộ Giáo dục-Đào tạo thay đổi kế hoạch thi cử, giáo viên, phụ huynh và học sinh quá mệt mỏi rồi. Đến thời điểm này, càng giữ ổn định kế hoạch thi cử càng tốt”- chị Minh mong muốn.
Thay đổi phải có lộ trình, hoặc có cơ chế riêng cho vùng dịch
Cũng như chị Hồng Minh, chị Nguyễn Thị Thanh Mai phụ huynh của em Nguyễn Thanh Mai Giang, học sinh lớp 12 trường chuyên Sư phạm cũng cho rằng, trong năm học cuối cùng của con ở bậc phổ thông, gia đình chị thực sự lo lắng về những thay đổi trong học tập của con do dịch Covid-19. Dù thế, gia đình vẫn cố gắng dành mọi sự quan tâm, động viên con cố gắng tự học.
“Sau nhiều lần có những thay đổi từ Bộ, chúng tôi cũng rất mệt mỏi và lo lắng. Tính từ giờ đến lúc con thi chỉ còn khoảng 10 ngày, tôi chỉ mong mọi thứ vẫn giữ nguyên, không có sự thay đổi, xáo trộn ảnh hưởng đến tâm lý của con. Việc xét tốt nghiệp và sau đó thi xét tuyển Đại học, Cao đẳng cũng là một phương án nên xem xét nhưng tôi nghĩ không phải là lúc này khi ngày thi cận kề. Làm gì cũng phải có lộ trình, hoặc có cơ chế riêng cho vùng dịch”- chị Thanh nói.
Theo chị Thanh, cả nước mỗi năm có khoảng 800.000-900.000 học sinh sẽ dự thi tốt nghiệp THPT, vì thế nếu thay đổi sẽ ảnh hưởng, xáo trộn rất lớn. “Đúng là dịch bệnh diễn biến khó lường, chúng ta cần phải bảo vệ sức khỏe của con người là trên hết. Tuy nhiên, cả một năm trời, các em đã phải chịu quá nhiều áp lực, xáo trộn vì những thay đổi từ phía Bộ và chương trình học, giờ chỉ còn vài ngày nữa nên để các em ổn định tâm lý. Chúng ta cũng dần học cách sống chung với dịch để vừa bảo vệ được bản thân, vừa giảm thiểu ảnh hưởng nhất tới các hoạt động trong cuộc sống”- chị Thanh Mai chia sẻ.
Nhiều phụ huynh mong muốn các vùng có dịch nên có nghiên cứu cụ thể của các nhà y tế, giáo dục, còn các nơi khác vẫn nên tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT (Ảnh minh họa)
Chị Đào Thu Hương, có con trai học trường Lương Thế Vinh năm nay cũng dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT cho rằng, trong suốt cả năm nay, gia đình chị luôn theo dõi sát sao các chỉ đạo của Bộ GD-ĐT. Ngay như trong ngày hôm qua, khi Bộ ra văn bản về việc tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, chị cho rằng đó cũng là một phương án tốt để kỳ thi được diễn ra an toàn.
Hoãn thi đến hết dịch: Ai dám khẳng định bao giờ hết?
“Bộ đã quy định rất rõ ràng việc rà soát, phân loại thí sinh đăng ký dự thi thành 4 nhóm: F0, F1, F2 và các đối tượng khác để có những chính sách, chế độ phù hợp, đảm bảo giãn cách và an toàn khi dự thi. Chẳng hạn đối với thí sinh F0 thì không thi là đương nhiên, còn thí sinh thuộc diện F1 thì được xem xét bố trí dự thi tại khu vực cách ly hoặc dự thi tại Điểm thi riêng phù hợp ở gần với khu vực cách ly. Hay thí sinh thuộc diện F2 thì được bố trí cho thí sinh dự thi tại phòng thi dự phòng của điểm thi hoặc dự thi tại điểm thi riêng phù hợp với điều kiện của địa phương…. Tôi nghĩ Bộ cũng đã lường trước các phương án về phòng chống dịch, cộng với việc kiểm tra, giám sát tại các điểm thi, đánh số báo danh theo sơ đồ zích zắc, mỗi người một bàn và việc chăm sóc, bảo vệ con em mình như đeo khẩu trang, sát khuẩn… thì việc thi cử cũng không phải là đáng lo ngại”- chị Hương phân tích.
Chị Hương cũng cho rằng, nếu hoãn thi thì không biết đến khi nào sẽ tổ chức thi vì không ai khẳng định là thời điểm nào hết dịch. “Nếu hoãn các con sẽ rơi rụng hết kiến thức. Và quan trọng là gây tâm lý mệt mỏi cho phụ huynh và các con. Cả một năm trời lao đao vì dịch, các con học hành có nhiều xáo trộn, kiến thức lại chả được bao nhiêu, chúng tôi đã quá mệt mỏi rồi”.
Cũng có con thi tốt nghiệp THPT năm nay, chị Thu Cúc, phụ huynh em Quách Mạnh Khiêm, học sinh trường THPT Nguyễn Trãi (Ba Đình, Hà Nội) cũng đồng tình với việc tổ chức kỳ thi như kế hoạch đã đề ra, còn nếu những nơi nào bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, Bộ và địa phương cũng nên tính toán phương án thi hay xét tuyển hợp lý để vừa đảm bảo sự an toàn và quyền lợi cho các em.
VOV.VN- Nếu mỗi người luôn nêu cao ý thức bảo vệ bản thân, gia đình bằng việc đeo khẩu trang, sát khuẩn, tự giác khai báo y tế…cũng đã là góp phần rất lớn trong việc “chống giặc” Covid-19
Theo chị Cúc, bọn trẻ cũng đã quá vất vả trong năm học vừa qua rồi. Thứ nữa là thay đổi cũng phải có kế hoạch, phương án phù hợp, giờ chỉ còn vài ngày nữa đến ngày thi, thời gian quá gấp rút và còn ảnh hưởng đến cả kế hoạch cho năm học mới.
“Các kiến thức học qua tivi và online với con tôi và nhiều học sinh dường như không hiệu quả, nên hàng ngày các con vẫn phải đeo khẩu trang, xịt khuẩn tham gia các lớp ôn thi. Vậy đến kỳ thi các cháu cũng làm như vậy không khác bây giờ. Nếu hoãn thi thì quá thiệt thòi và mệt mỏi cho các con. Bộ GD-ĐT cũng đã tính toán phương án phòng chống dịch bằng cách văn bản gửi các địa phương, và khi thi các thí sinh đều được ngồi giãn cách mỗi người một bàn thì tôi nghĩ vẫn nên tổ chức kỳ thi”- chị Cúc chia sẻ./.
Covid-19: Đi học rồi lại nghỉ, học sinh lớp 12 không bất ngờ nhưng vẫn lo
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, nhiều địa phương đã cho học sinh (HS) các cấp nghỉ học. Khi nhận được thông tin này, nhiều HS lớp 12 cho biết không bất ngờ nhưng vẫn lo.
HS phấn khởi trong tuần đầu đi học - Ảnh: Tuyết Nhung
Vừa bắt nhịp lại nghỉ học
Sau một tuần đi học trở lại, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nên học sinh được cho nghỉ hết tháng 3. Nhiều HS cho rằng đi học rồi nghỉ học là điều bình thường, vì Covid-19 diễn ra phức tạp ở nhiều địa phương. Nhưng với HS lớp 12, các bạn không tránh khỏi những lo lắng khi vừa phải hoàn thành chương trình học phổ thông, vừa phải ôn tập kiến thức để chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia.
Võ Nguyễn Trang Nhung (HS lớp 12/10, Trường THPT Phan Châu Trinh, Đà Nẵng) cho biết: "Em không bất ngờ khi trường thông báo nghỉ sau khi đi học lại được một tuần. Vì diễn biến khó lường của dịch Covid-19 như hiện nay thì việc nghỉ học là điều tất yếu. Những tuần vừa qua em đã tự học, chép và làm bài tập mà nhà trường đã đưa lên website, nên em nghĩ mình sẽ theo kịp được kiến thức lớp 12. Em cũng theo dõi bài giảng của thầy cô dạy trên đài truyền hình VTV chương trình phổ thông. Em thấy chương trình bổ ích và thuận tiện".
Trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu lại tiếp tục vắng học sinh vì nghỉ dịch Covid-19 - Ảnh: Trần Thanh Thảo
Không bất ngờ lắm vì được nghỉ học tiếp, thế nhưng từ học trực tiếp ở trường được một tuần, nay lại học trực tuyến với nhiều HS lớp 12 trở thành nỗi lo. Phan Thị Kim Ngân (HS lớp 12, Trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu, Đồng Tháp) bày tỏ: "Những ngày đầu đi học lại, em còn hơi khó tập trung, nhưng giữa tuần thì em đã bắt nhịp. Nhưng giờ thì nghỉ tiếp để phòng dịch Covid-19, nên em hơi hoang mang. Dù có học online nhưng có nhiều thắc mắc em khó trao đổi với giáo viên, nên cảm thấy khá bất tiện".
"Em sẽ tập trung học online để củng cố kiến thức"
Kỳ nghỉ lần này dài hơn trước vì đến hết tháng 3, nhiều học sinh lớp 12 cho biết sẽ tận dụng hết những ngày nghỉ vì dịch Covid-19 lần này để ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi. Nhiều em cho biết sẽ tập trung vào 3 môn trong khối thi xét tuyển ĐH của mình.
Nguyễn Văn Hoài (HS lớp 12, Trường THPT chuyên Nguyễn Đình Chiểu, Đồng Tháp) tâm sự: "Trong thời gian nghỉ sắp tới, em sẽ tập trung vào 3 môn mà em xét tuyển đại học là khối C03, trong đó quan trọng nhất là toán và văn. Ở trường em, các thầy cô cũng có tổ chức dạy online. Em cũng sẽ dành thời gian cho việc học online để vừa củng cố kiến thức, vừa giao lưu học hỏi với các bạn."
Khá lo ngại khi thời gian thi THPT quốc gia phải thay đổi, nhưng bù lại cũng sẽ có thêm thời gian để ôn tập. Việc nghỉ học tránh dịch kéo dài chắc chắn sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập. Nhưng các bạn cũng không nên quá lo lắng bởi vì đây là tình trạng chung của cả nước. Võ Lam Vy (HS lớp 12V, Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Long) cho hay: "Trong thời gian nghỉ học, em sẽ tự lên kế hoạch để ôn thi. Nếu dịch bệnh diễn ra phức tạp hơn thì không biết là em có bị đuối sức không khi lịch thi phải lùi như vậy".
Theo thanhnien.vn
Nghỉ học vì Covid-19, học sinh lớp 12 Đà Nẵng học trên sóng truyền hình Trẻ mầm non, học sinh, học viên các trường, trung tâm từ lớp 1 đến lớp 12 tại Đà Nẵng được nghỉ học đến hết ngày 29.3. Học sinh lớp 12 sẽ ôn tập theo lịch phát sóng trên truyền hình. Học sinh Đà Nẵng tiếp tục được nghỉ học phòng dịch Covid-19 - AN DY Cụ thể, UBND TP.Đà Nẵng đã có...