Thi tốt nghiệp THPT: 3 bước làm bài thi môn Toán đạt điểm cao
Thạc sĩ Nguyễn Thị Nga, giáo viên môn Toán Trường THPT Đào Duy Từ (Hà Nội) đưa ra 3 bước làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Toán đạt điểm cao.
1. Bước chuẩn bị
Phải có kế hoạch ôn tập ngay, với thời khóa biểu hợp lý dành cho môn toán. Cần học bài, làm bài tập cơ bản ngay sau khi học trên lớp.
Cuối chương: ôn tập kỹ kiến thức cơ bản đã học trên lớp hay sách giáo khoa. Thuộc và hiểu chính xác: định nghĩa, nắm vững các điều kiện và nội dung của định lý – hệ quả – tính chất. Lập bảng tóm tắt giáo khoa theo dàn bài cụ thể, có thứ tự và rõ ràng. Phần kiến thức nào có liên quan đến kiến thức cũ mà chưa nắm vững, chưa hiểu rõ: cần ôn lại bài học ở lớp 10, 11.
2. Bước luyện tập
Video đang HOT
- Rèn luyện các kỹ năng giải toán
- Làm bài tập để lấy kinh nghiệm
- Giải thành thạo các bài tập luyện tập của mỗi bài học, trình bày lời giải rõ ràng và gọn.
- Cuối mỗi chương cần phải xác định được những dạng toán chính và phương pháp giải những dạng toán đó. Tập trung cao độ để giải những bài toán tổng hợp. Giải thành thạo các bài tập luyện tập của mỗi bài học, trình bày lời giải rõ ràng và gọn.
- Các dạng bài toán tổng hợp như: có tham số, dùng đồ thị, dùng ẩn phụ, vẽ thêm hình, sử dụng kiến thức lượng giác, hình học, tọa độ… để giải các bài toán đại số, giải tích hay ngược lại, phải chú ý đến việc đổi vai trò của ẩn số và tham số; của đối số (biến số) và hàm số, các bài toán bất đẳng thức, bài toán cực trị…
- Thi tốt nghiệp kiến thức cơ bản do đó tập trung vào những dạng bài tập cơ bản của sách giáo khoa và sách bài tập.
3. Phương pháp làm bài thi
*Làm bài thi:
- Bình tĩnh, tự tin, tập trung đọc kỹ đề bài nhất là các giả thiết và số liệu, phân loại nhanh các bài toán dễ, quen thuộc và các bài toán lạ, khó.
- Chọn câu dễ, quen thuộc làm trước. Phải cẩn thận trong quá trình tính toán, trong các bước làm lý luận phải chính xác, lời giải gọn, đúng trình tự, rõ ràng (có giải trình); nên có kết luận về đáp số; giải xong phải kiểm tra lại, nhận định kết quả có hợp lý với đề bài không. (Tránh vội vã, sai những câu này thật đáng tiếc). Những bài toán có điều kiện khi giải xong các thao tác nhớ kết hợp điều kiện.
* Chú ý khi đi thi:
- Trước buổi thi nên nghỉ ngơi thư giãn vài giờ. Nếu thi buổi sáng thì đêm trước nên nghỉ ngơi, ngủ sớm (chú ý: trong quá trình học tập nên quan tâm đến sức khỏe, phân bố thời gian hoạt động học tập hợp lí sao cho đến lúc đi thi thì sức khỏe phải tốt nhất).
Thạc sĩ Nguyễn Thị Nga
Giáo viên trường THPT Đào Duy Từ, Hà Nội
Theo Dân Trí
Môn Sinh học có thật sự "khó nhằn"?
Học sinh mình chỉ thích làm các bài tập trên lớp hoặc trong sách chính mà bỏ quên cuốn bài tập Sinh học. Hãy cố gắng trả lời hết các câu hỏi trắc nghiệm trong đó. Như vậy là bạn đã nắm chắc là làm được 80-90% bài thi.
Ôi! Tớ không biết ôn thế nào bây giờ?
Chương trình Sinh học lớp 12 thường rất dài, nặng và khó học. Vì vậy chúng ta nên tự làm đề cương ôn tập cho từng chương trong sách giáo khoa. Sau khi làm xong đề cương phải nắm được những chương nào có bài tập, chương nào không. Có như vậy mới không bị bỏ sót kiến thức.
Về chương Biến hoá cũng cần lưu ý tuy nặng về lý thuyết nhưng có phần tư duy khái quát, tổng hợp. Phải hiểu được bản chất của vấn đề là gì, để nắm chắc từng bài, từng câu hỏi từng mục trong sách giáo khoa.
Với các chương Hiện tượng di truyền và ứng dụng, Quy luật di truyền, Di truyền học vật thể, Di truyền học ở người đều có bài tập, do đó phải học sinh phải học kỹ lý thuyết thì mới giải bài tập tốt được.
Để suy luận giải bài tập nhanh nên ôn tập theo chủ đề. Ví dụ: Chương 2, Quy luật di truyền thì nên tách ra học và đặt câu hỏi "như thế nào" đối với từng cặp phép lai, trong phép lai 2 cặp này thì bạn phải biết có quy luật di truyền nào bị chi phối. Nếu phân biệt được thì chúng mình sẽ làm bài rất nhanh.
Những chú ý nho nhỏ để đạt điểm cao
* Các bạn thường thấy có một số câu hỏi có kí hiệu tam giác bên cạnh. Chú ý nhé, những câu hỏi đó có khả năng sẽ là những câu hỏi trong thi trắc nghiệm đấy. Đừng bao giờ coi thường nhé.
* Học sinh mình có thói quen là chỉ làm các bài tập trên lớp hoặc trong sách chính mà bỏ quên cuốn bài tập Sinh học. Hãy cố gắng trả lời hết các câu hỏi trắc nghiệm trong đó. Như vậy là bạn đã nắm chắc là làm được 80-90% bài thi.
* Ngoài ra, nên tham khảo các đề thi trắc nghiệm môn Sinh học của Bộ GD-ĐT để xem khả năng của mình làm trắc nghiệm như thế nào và nên lưu ý căn thời gian làm bài thi. Câu nào phân vân nên tìm xem điểm bất hợp lý là ở đâu để dùng phương pháp loại trừ.
* Để biết mình đã chọn câu đúng hay chưa các bạn có thể kiểm tra lại bằng cách lật lại câu hỏi tại sao đáp án này đúng và giải thích được. Đừng làm bài theo cảm nhận.
* Đối với các bài tập tính toán nên chú ý và cẩn thận vì chỉ cần sai một chút thôi là có thể kéo theo sai cả bài.
Thi trắc nghiệm có lợi thế là không phải diễn giải nhưng có học thuộc và nắm chắc lý thuyết thì mới yên tâm làm được bài thi. Hơn nữa, thi trắc nghiệm kiến thức dàn trải nên các bạn không nên bỏ phần nào trong sách giáo khoa, thậm chí không được bỏ 1 mục nhỏ nào.
Theo Học mãi
Bài thi tốt nghiệp: vẫn còn những chuyện cười buồn Học sinh đã nắm được những kiến thức cơ bản, không nhiều bài thi mắc những lỗi ngớ ngẩn và cười ra nước mắt như các năm trước, tuy nhiên lại có những lỗi thuộc về "truyền thống" mà các học sinh cần rút kinh nghiệm để chuẩn bị cho kỳ thi đại học đầu tháng 7 tới. Đó là chia sẻ của...