Thi tốt nghiệp THPT 2020: Xóa bớt sự khủng hoảng niềm tin
Trước những băn khoăn lo lắng của dư luận về việc giao địa phương tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) 2020, đại diện Bộ GDĐT đã cho hay năm nay sẽ tăng cường thanh tra 3 cấp (bộ, tỉnh, sở) ở tất cả các khâu của kỳ thi, tại các Hội đồng thi, điểm thi, phòng thi… của địa phương.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2019 tại Hà Nội. Ảnh: Phạm Quang Vinh.
Đẩy mạnh giám sát xã hội
Liên quan đến việc tổ chức thanh tra, giám sát kỳ thi THPT 2020, TS Lê Viết Khuyến, Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục (Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam) phân tích, cho dù các trường ĐH vẫn tham gia vào kỳ thi nhưng không cần thiết phải cử hàng chục ngàn giảng viên đổ về các địa phương gây tốn kém như những năm trước. Quan trọng nhất là phải đẩy mạnh giám sát xã hội, nếu chỉ giám sát trong nội bộ thì rất dễ có chuyện bưng bít, móc ngoặc với nhau…
Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS, THPT Marie – Curie Hà Nội chia sẻ, hàng năm tỉ lệ tốt nghiệp THPT của các tỉnh đạt 95% trở lên là phổ biến. Năm nay, rất nhiều trường ĐH, thậm chí những trường top đầu đều thông báo sẽ lấy kết quả thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh, việc này thuận tiện cho các trường ĐH vì không phải tự tổ chức thêm một kỳ thi tuyển sinh, vừa vất vả lại tốn kém. Tuy nhiên, nỗi lo cũng bắt đầu từ đây. Đơn cử như kỳ thi THPT quốc gia những năm trước đây, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các trường ĐH với địa phương ở cả ba khâu in sao đề thi, coi thi và chấm thi, còn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay không có sự tham gia của các trường ĐH mà giao toàn bộ cho địa phương. Như vậy có thể yên tâm được không…
Theo thầy Nguyễn Xuân Khang, tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, một số địa phương đã làm khủng hoảng niềm tin của xã hội mà dư âm đến nay, sau 2 năm, vẫn còn “ nóng”. Bài học kinh nghiệm mà chúng ta phải trả cái giá quá đắt, song cũng nhờ đó mà kỳ thi THPT quốc gia 2019 được tổ chức nghiêm túc hơn, đảm bảo được khách quan và công bằng cho người học, người thi.
Hiện Bộ GDĐT đang công bố dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT với nhiều điểm mới. Trong đó đáng chú ý là việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, cũng như trách nhiệm của người phụ trách các khâu trong quy trình tổ chức kỳ thi. Đặc biệt, năm nay, các tỉnh phải công khai phổ điểm thi, báo cáo toàn bộ điểm học bạ của các thí sinh qua hệ thống dữ liệu điện tử. Bộ GDĐT sẽ lấy đó làm căn cứ đối sánh kết quả thi. Cuối cùng, sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra và cùng với đó là các chế tài nghiêm khắc để xử lý các gian lận nếu có.
Video đang HOT
Như vậy quy định đã rõ ràng, vấn đề còn lại là làm sao thực hiện nghiêm túc quy chế này.
Cán bộ đạt yêu cầu mới được tham gia thanh/kiểm tra
Điểm khác biệt lớn nhất của quy chế tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm nay là Bộ GDĐT không huy động cán bộ, giảng viên trường ĐH tham gia coi thi, chấm thi. Điều này đồng nghĩa vai trò của công tác thanh tra thi nặng nề hơn. Để đảm bảo tính trung thực và khách quan của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, Chánh Thanh tra Bộ GDĐT Nguyễn Đức Cường cho biết việc thanh tra, kiểm tra của 3 cấp (bộ, tỉnh, sở) được thực hiện ở tất cả các khâu.
Cụ thể, tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay Bộ GDĐT chỉ đạo và tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra phải được tăng cường, theo nguyên tắc: Xác định rõ trách nhiệm trong công tác thanh tra/kiểm tra các khâu của kỳ thi đối với Bộ, UBND cấp tỉnh, Sở GDĐT; Việc thanh tra/kiểm tra đảm bảo đúng quy định của pháp luật; Đảm bảo thiết thực, hiệu quả và khả thi.
Ông Cường cho hay: Năm nay dù không huy động cán bộ, giảng viên trường ĐH tham gia coi thi, chấm thi nhưng lực lượng này vẫn được huy động tham gia công tác thanh tra kỳ thi. Bộ sẽ huy động cán bộ, giảng viên ĐH có đạo đức tốt, có kinh nghiệm tham gia hoạt động thanh tra/kiểm tra thi ở địa phương. Việc huy động cán bộ, giảng viên tham gia phải đảm bảo đúng các quy định pháp luật. Dự kiến có 2 nhóm khác nhau, một số tham gia các đoàn thanh tra/kiểm tra của Bộ; một số tham gia các đoàn của địa phương. Năm nay, ngoài lực lượng của Bộ và Sở như mọi năm, sẽ có thêm lực lượng thanh tra tỉnh. Theo ông Cường, công việc của các đoàn sẽ được thực hiện trên nguyên tắc tránh trùng lặp nhưng vẫn đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Do đó, Bộ GDĐT sẽ phối hợp với Thanh tra Chính phủ để chỉ đạo, hướng dẫn thanh tra tỉnh tổ chức phù hợp.
Bộ GDĐT tổ chức thanh tra (hoặc kiểm tra) các khâu của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 tại 63 địa phương trong suốt thời gian coi thi, chấm thi (gồm các đoàn của Thanh tra Bộ, các đoàn của Ban Chỉ đạo thi quốc gia). Sở GDĐT tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh tổ chức thanh tra/kiểm tra các khâu của kỳ thi tại địa phương. Chủ tịch UBND cấp tỉnh chủ động tổ chức thanh tra/kiểm tra công tác tổ chức thi tại địa phương.
Sau khi Quy chế thi được ban hành, phương án thanh tra/kiểm tra thi được lãnh đạo Bộ phê duyệt (phương án gồm tổ chức đoàn của Bộ và phương án hướng dẫn tổ chức đoàn của địa phương), Bộ sẽ ban hành hướng dẫn thanh tra/kiểm tra thi. Trên cơ sở đó, Bộ sẽ tiến hành tập huấn cho đội ngũ làm công tác thanh tra, kiểm tra với nhiều bước. Sở GDĐT sẽ tập huấn nghiệp vụ cho các thành viên tham gia các đoàn của địa phương.
Trước kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 hoạt động thanh tra, kiểm tra sẽ tập trung vào một số nội dung chính như: Công tác chuẩn bị thành lập Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, thành lập Hội đồng thi và các Ban của Hội đồng thi; Công tác chỉ đạo, chuẩn bị và tổ chức thanh tra của tỉnh, Sở GDĐT; Chỉ đạo và hoàn thành chương trình cho học sinh lớp 12, đánh giá kết quả, đăng ký dự thi; Chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị tại các nơi dự kiến đặt điểm thi; Công tác chuẩn bị của Ban in sao đề thi.
Kỳ thi THPT quốc gia 2020: Còn đó nỗi lo mang tên 'địa phương'?
Tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, một số địa phương đã làm khủng hoảng niềm tin của xã hội mà dư âm đến nay, sau 2 năm, vẫn còn "nóng".
Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS -THPT Marie - Curie Hà Nội
Theo thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS -THPT Marie - Curie Hà Nội, một trong những mục tiêu chính của kỳ thi tốt nghiệp THPT là lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT, và các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp có thể sử dụng kết quả để tuyển sinh.
Ngoại trừ việc ra đề thi do Bộ GD&ĐT đảm nhiệm, tất cả các khâu quan trọng khác đều giao địa phương. Theo đó, mỗi tỉnh thành lập một hội đồng thi, chịu trách nhiệm in sao đề thi, coi thi và chấm thi.
Thầy Nguyễn Xuân Khang cho rằng, nếu chỉ xét tốt nghiệp THPT thì nỗi lo không nhiều. Hàng năm, tỷ lệ tốt nghiệp THPT của các tỉnh đạt 95% trở lên là phổ biến. Các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp có quyền tự chủ có thể sử dụng kết quả kỳ thi này để tuyển sinh.
Năm nay, rất nhiều trường đại học, thậm chí những trường tốp đầu đều thông báo sẽ lấy kết quả thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh, theo thầy Nguyễn Xuân Khang, việc này thuận tiện cho các trường đại học vì không phải tự tổ chức thêm một kỳ thi tuyển sinh, vừa vất vả lại tốn kém.
Học sinh và gia đình học sinh rất mừng vì các trường đại học, cao đẳng lấy kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh. Tuy nhiên, như nhận định của thầy Nguyễn Xuân Khang, nỗi lo cũng bắt đầu từ đây.
"Các kỳ thi THPT quốc gia những năm trước đây, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các trường đại học với địa phương (50 - 50) cả ba khâu in sao đề thi, coi thi và chấm thi. Trong khi đó kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay không có sự tham gia của các trường đại học, giao toàn bộ cho địa phương. Có thể yên tâm được không?", thầy Nguyễn Xuân Khang đặt câu hỏi.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT phải đảm bảo nghiêm túc
Theo thầy Nguyễn Xuân Khang, từ phụ huynh đến học sinh, tất cả đều mong muốn công bằng, phải giữ được sự công bằng trong thi cử. Muốn được như vậy thì phải nghiêm túc, trung thực và khách quan.
Tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, một số địa phương đã làm khủng hoảng niềm tin của xã hội mà dư âm đến nay, sau 2 năm, vẫn còn "nóng".
"Sự thật đau xót đó ngay lập tức được mổ xẻ đến tận gốc rễ. Nguyên nhân, hậu quả được xác định nghiêm túc. Trách nhiệm cá nhân, tập thể được xác định rõ ràng... Bài học kinh nghiệm phải trả cái giá quá đắt!", thầy Nguyễn Xuân Khang nói, đồng thời khẳng định nhờ sự quyết liệt đó mà kỳ thi THPT quốc gia 2019 thành công, sự nghiêm túc, trung thực, khách quan và công bằng được lập lại và niềm tin của xã hội đang dần trở lại.
"Điều này chứng tỏ nếu quyết tâm, quyết liệt... dù khó đến đâu chúng ta vẫn làm được và làm tốt!", Hiệu trưởng Trường THCS -THPT Marie - Curie Hà Nội nhấn mạnh.
"Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT, gồm 45 trang. Với trách nhiệm của một 'công dân giáo dục', tôi đã đọc kỹ từng trang và thật sự yên tâm. Vấn đề còn lại là thực hiện nghiêm túc quy chế này", thầy Nguyễn Xuân Khang nói thêm.
Tại kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020 sẽ có 63 Hội đồng thi của các tỉnh/thành phố. Cán bộ lãnh đạo, cán bộ in sao đề thi, coi thi và chấm thi đều của địa phương. Ba hệ thống thanh tra giám sát độc lập gồm thanh tra của Bộ GDĐT, thanh tra của tỉnh, thanh tra của Sở GDĐT vào cuộc. Công nghệ số giúp cho khâu hậu kiểm dễ dàng phát hiện điểm dị thường kết quả thi..
Báo chí quốc tế đưa tin học sinh Việt Nam trở lại trường sau 3 tháng nghỉ dịch Hình ảnh học sinh Việt Nam xếp hàng ngay ngắn tại các trường học để đo thân nhiệt, sẵn sàng trở lại sau kỳ nghỉ xuất hiện trên nhiều hãng truyền thông quốc tế. Sáng ngày 4/5, học sinh ở hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước đã trở lại trường học sau kỳ nghỉ dài để phòng chống dịch Covid-19. Đây...