Thi tốt nghiệp THPT 2020: Tiếng vọng từ những phiên tòa
Phiên tòa cuối cùng xét xử các cựu cán bộ- giáo viên của Hòa Bình, Sơn La đã khép lại, nhưng “tiếng vọng” từ những phiên tòa này vẫn còn nguyên.
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 sẽ diễn ra trong 2 ngày mùng 9 và 10/8 tới. Kỳ thi sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm toàn diện trong các khâu tổ chức thi tại địa phương. Nhiều người kỳ vọng, với sự chỉ đạo tổ chức thi trên toàn quốc, ra đề thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cộng với việc những đối tượng gian lận trong chấm thi, kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 ở Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang đã được đưa ra xét xử nghiêm khắc sẽ là bài học để các địa phương nâng cao trách nhiệm tổ chức tốt kỳ thi, không để xảy ra những sai sót tiêu cực đáng tiếc.
Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La… 3 tỉnh lần lượt “được” gọi tên liên quan tới gian lận trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018. 32 cựu cán bộ- người thầy từng nắm trọng trách trong ngành giáo dục ở 3 địa phương này lần lượt đứng trước vành móng ngựa với những sai phạm rõ ràng.
Phiên tòa cuối cùng xét xử các cựu cán bộ- giáo viên của Hòa Bình, Sơn La đã khép lại cuối tháng 5 vừa qua đã tuyên những hình phạt thích đáng với các bị cáo, trong đó có bị cáo phải lĩnh án 21 năm tù, nhưng “tiếng vọng” từ những phiên tòa này chưa thể phai trong tâm trí phụ huynh và học sinh. Vì vậy, năm nay khi các địa phương được giao chịu trách nhiệm tổ chức kỳ thi cũng khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu kỳ thi có được tổ chức một cách nghiêm túc, công bằng, khách quan?
Theo các chuyên gia, việc những đối tượng gian lận trong chấm thi được đưa ra xét xử nghiêm minh thời gian vừa qua chính là bài học để các địa phương nhìn nhận lại trách nhiệm của mình trong tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay.
Video đang HOT
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu quan điểm: “Thời gian vừa qua, tất cả các địa phương đều theo dõi các vụ án ở Hòa Bình ở Sơn La, cũng đã xử một cách nghiêm túc. Những ai có ý định, chuẩn bị sai phạm nên ngừng ngay tức khắc”.
Đây cũng là quan điểm của ông Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Hà Nội: “Vụ việc 2018 tại các tỉnh Hòa Bình, Sơn La đã được đưa ra xét xử một cách công khai, với hình thức xử phạt rất nghiêm khắc sẽ là điều khiến cho các cá nhân cũng như các đơn vị sẽ phải nghiêm túc suy nghĩ và đảm bảo việc thực hiện công việc của mình một cách bài bản nhất, tránh mọi sai phạm, mọi sai sót có thể xảy ra”.
Vụ việc gian lận trong chấm thi ở Hòa Bình, Hà Giang, Sơn La dù chỉ là “những con sâu làm rầu nồi canh” nhưng cũng khiến Bộ Giáo dục và Đào tạo, các địa phương phải nâng cao hơn nữa trong việc đảm bảo một kỳ thi công bằng, minh bạch. Một động thái quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ trong năm nay là giao cho lãnh đạo địa phương chịu trách nhiệm toàn diện về tổ chức kỳ thi ở địa phương mình.
Theo GS.TS Pham Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, phiên tòa xét xử các đối tượng gian lận chấm thi ở Hòa Bình, Sơn La vừa qua, dù đau xót, nhưng chính là hồi chuông cảnh báo để mỗi cán bộ, giáo viên tham gia công tác tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay dù ở khâu nào cũng phải có ý thức trách nhiệm thực thi tốt nhiệm vụ được giao.
Không chỉ những cựu cán bộ, giáo viên trong vụ việc gian lận chấm thi năm 2018 bị xử lý nghiêm khắc mà những thí sinh được can thiệp nâng điểm cũng bị trả về điểm thi thực, bị buộc dừng học tại các trường đại học mà các em đã trúng tuyển bằng điểm thi gian dối. Từ kinh nghiệm thực tế trong đào tạo, lãnh đạo các trường đại học đều cho rằng, nếu thí sinh trúng tuyển vào đại học không bằng năng lực thực của bản thân thì sẽ không theo được chương trình đào tạo dẫn đến phải dừng học, vừa mất thời gian, tiền bạc của chính các em và gia đình.
Ông Trần Khắc Thạc, Phó Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường Đại học Thủy lợi nêu thực tế: “Nếu các thầy các cô ở địa phương vì tình cảm cá nhân mà đánh giá không đúng về năng lực của các em thì thứ nhất, thiệt thòi cho các em. Vì các em sẽ dựa vào kết quả để xét tuyển vào các trường đại học và nếu không đủ năng lực thực sự thì các em sẽ bị ảnh hưởng đến tương lai. Hơn nữa, chúng ta sẽ vô hình chung làm hại chính con em của chúng ta vì chúng ta không biết là con em chúng ta đang ở mức nào để điều chỉnh lại chương trình học tập và đội ngũ thầy cô ở dưới các trường phổ thông để đáp ứng được nhu cầu mới”.
Nhìn vào những sai sót đã xảy ra để rút kinh nghiệm, không để xảy ra sai sót trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông sắp tới là điều mà xã hội đang kỳ vọng vào chính quyền, ngành giáo dục- đào tạo ở các địa phương./.
Trường Đại học Hà Nội công bố điểm sàn xét tuyển đại học từ 16 điểm
Trường Đại học Hà Nội vừa công bố đề án tuyển sinh năm 2020, theo đó, điểm sàn xét tuyển đại học hệ chính quy năm 2020 từ 16 điểm trở lên, ngưỡng điểm này là tổng điểm 3 môn thi Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ hoặc Toán, Vật lý, Tiếng Anh của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 tính theo thang điểm 10, chưa nhân hệ số.
Năm 2020, Trường Đại học Hà Nội tuyển 3.140 chỉ tiêu đại học chính quy, trong đó, Trường tăng thêm 150 chỉ tiêu tuyển sinh cho 1 chương trình cử nhân mới Nghiên cứu phát triển (dạy-học hoàn toàn bằng tiếng Anh) và 2 chương trình đào tạo chất lượng cao: Công nghệ thông tin và Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
Nhà trường đang đào tạo 11 ngành ngôn ngữ; 9 ngành dạy-học hoàn toàn bằng tiếng Anh (Quản trị kinh doanh, Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành, Kế toán, Tài chính- Ngân hàng, Marketing, Quốc tế học, Công nghệ thông tin, Truyền thông đa phương tiện, Nghiên cứu phát triển) và 1 ngành dạy-học hoàn toàn bằng tiếng Pháp (Truyền thông doanh nghiệp).
Trường tuyển 240 chỉ tiêu cho các chương trình đào tạo quốc tế cấp bằng chính quy do các trường đại học nước ngoài của Australia, Vương quốc Anh, Cộng hòa Áo và Cộng hòa New Zealand cấp bằng đối với các ngành: Quản trị Kinh doanh, chuyên ngành kép Tài chính và Marketing, Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành, Kế toán Ứng dụng, Kinh doanh.
Nhà trường thực hiện tuyển sinh trên phạm vi cả nước, dành cho các đối tượng là thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam hoặc đã tốt nghiệp trình độ trung cấp hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam.
Thời gian; hình thức nhận ĐKXT đợt 1, trường thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nhà trường thực hiện xét tuyển theo 4 phương thức, trong đó, xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GDĐT với 5% tổng chỉ tiêu; Xét tuyển kết hợp theo quy định của Trường Đại học Hà Nội chiếm 25% tổng chỉ tiêu; Xét tuyển dựa trên kết quả của kì thi tốt nghiệp THPT năm 2020 chiếm 70% tổng chỉ tiêu. Và thực hiện xét tuyển bằng học bạ và trình độ tiếng Anh cho các chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài.
Chỉ tiêu tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2020, cụ thể như sau:
Nhà trường cho biết, học phí đối với sinh viên hệ chính quy năm học 2020-2021, các môn học cơ sở ngành, chuyên ngành, thực tập và khóa luận của các ngành đào tạo bằng tiếng Anh: 650,000 đồng/ tín chỉ. Các môn học còn lại: 480,000 đồng/ tín chỉ.
Về Chương trình đào tạo chất lượng cao, các môn học khối kiến thức ngành và khối kiến thức chuyên ngành, thực tập và khóa luận tốt nghiệp của các ngành Ngôn ngữ Trung Quốc - CLC, ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc - CLC: 940,000 đồng/tín chỉ; của ngành Ngôn ngữ Italia - CLC: 770,000 đồng/tín chỉ; của các ngành CNTT CLC, ngành QTDV DL và Lữ hành CLC: 1,300,000 đồng/tín chỉ. Học phí các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định riêng.
Sinh viên năm cuối lo thất nghiệp Sau bốn tháng thực tập không lương tại khách sạn ở Hà Nội, Lê Trang, 22 tuổi, được tuyển dụng nhưng hai tháng sau lại thất nghiệp. Là sinh viên năm cuối ngành Khách sạn - Nhà hàng của Cao đẳng Du lịch Hà Nội, Trang bắt đầu thực tập từ tháng 10/2019. Sau bốn tháng làm việc không lương, đến khi được...