Thi tốt nghiệp THPT 2020: Lo khoảng tối dưới chân đèn
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 sẽ diễn ra trong bối cảnh dịch COVID-19 quay lại ở nhiều địa phương. Khi có tình huống xuất hiện thí sinh F1 sẽ bố trí một điểm thi gần với điểm thi chính.
Quy chế tạo điều kiện thuận lợi hết sức cho thí sinh tuy nhiên nếu không quản lý chặt chẽ những điểm thi lẻ này sẽ là khoảng tối dưới chân đèn dễ bị lợi dụng để gian lận thi cử.
Có ý kiến lo ngại việc phân loại thí sinh và đeo khẩu trang sẽ dễ dẫn đến gian lận thi cử
4 nhóm thí sinh
Sáng 29/7, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ báo cáo tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 rằng, trong bối cảnh dịch bệnh, hơn 900.000 thí sinh vẫn sẽ tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho thí sinh và công tác phòng dịch, Bộ có kế hoạch phân loại các đối tượng thí sinh theo 4 nhóm gồm: F0; F1; F2 và các thí sinh khác.
Thứ trưởng Độ cho hay: Với nhóm đối tượng thí sinh F0 (phải điều trị trong bệnh viện và không có điều kiện dự thi) sẽ được xét đặc cách xét tốt nghiệp… Nhóm đối tượng thí sinh F1 (phải cách ly tại các khu cách ly tập trung), Bộ chỉ đạo các địa phương theo hướng tổ chức thi tại các điểm thi đặt ở trong khu cách ly hoặc khu vực phù hợp, tùy theo số lượng thí sinh thuộc nhóm này.
Video đang HOT
Nhóm đối tượng thí sinh F2 (tiếp xúc gần với F1), tùy theo số lượng, Bộ đề nghị các địa phương tổ chức thi tại phòng thi dự phòng của điểm thi. Trường hợp còn lại, các em thi tại các điểm thi bình thường, tùy theo nguy cơ mức độ lây nhiễm của địa phương, Bộ hướng dẫn các địa phương đưa ra hướng dẫn giãn cách đảm bảo yêu cầu như: khử khuẩn, đeo khẩu trang, vệ sinh trường lớp…
Đà Nẵng không chờ sát ngày thi mới phân loại
Bà Lê Thị Bích Thuận, Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng cho biết, vì chỉ còn 1 tuần lễ nữa sẽ diễn ra kỳ thi nên TP Đà Nẵng gấp rút chuẩn bị việc tập hợp, phân loại thí sinh cũng như nhân lực cho kỳ thi. Theo đó, sáng 29/7, Sở GD&ĐT cũng đã báo cáo UBND TP đề xuất các giải pháp an toàn chống dịch cho kỳ thi và hướng dẫn các điểm thi thực hiện.
Cụ thể, đối với nhóm F0, thí sinh dương tính với COVID-19 nhập viện điều trị, không thể dự thi, Sở đề nghị Bộ đặc cách xét tốt nghiệp. Thí sinh thuộc diện F1, Đà Nẵng sẽ bố trí thi tại điểm thi dự phòng. Đối với F2, nếu số lượng thí sinh dưới 20 em/ điểm thi sẽ được dự thi tại phòng thi dự phòng của điểm thi. Còn nếu có trên 20 thí sinh sẽ chuyển về điểm thi dự phòng được bố trí sẵn từ trước. Ngoài các điểm thi chuẩn bị từ trước, Đà Nẵng đã chuẩn bị thêm 7 điểm thi dự phòng cho các tình huống trên.
Cũng theo bà Thuận, cán bộ, giáo viên thuộc diện F0, F1, F2 sẽ không tham gia vào bất kỳ khâu nào của kỳ thi. Đà Nẵng không chờ sát ngày thi mới phân loại thí sinh, cán bộ coi thi, làm thi mà ngay từ thời điểm này đã yêu cầu các nhà trường rà soát danh sách học sinh, cán bộ, giáo viên để Sở có kế hoạch chi tiết về việc chuẩn bị phòng thi, điểm thi cũng như bố trí nhân lực.
Đà Nẵng cũng quy định, tham gia kỳ thi “đặc biệt” này, ngoài những vật dụng được mang theo như bút, thước, compa, máy tính…thí sinh còn được mang theo bình nước uống cá nhân bằng nhựa trong suốt. Thí sinh đeo khẩu trang từ nhà đến điểm thi và đeo trong suốt quá trình thi, chỉ gỡ ra khi giám thị kiểm tra…
Lo khoảng tối dưới chân đèn
Tại Nghệ An, ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết, trước đây mỗi điểm thi chỉ cần có 3-5 phòng thi dự phòng thì nay tăng lên 6-7 phòng. Cán bộ coi thi ở địa phương này cũng tăng từ 3 dự phòng lên thành 10 người. Sở đã yêu cầu 61 điểm thi rà soát lại học sinh và người nhà vừa trở về từ Đà Nẵng để phân loại F1,F2 ngay lúc này để không bị động.
Ông Thành nói rằng, khi có tình huống xuất hiện thí sinh F1 sẽ bố trí một điểm thi gần với điểm thi chính. Kể cả có 1 phòng thi thì vẫn phải chuẩn bị đầy đủ cán bộ coi thi, thư ký, an ninh giám sát như nhau. “Quy chế tạo điều kiện thuận lợi hết sức cho thí sinh tuy nhiên trong việc này Bộ GD&ĐT phải chỉ đạo quyết liệt, nếu không những điểm thi lẻ này sẽ là khoảng tối dưới chân đèn dễ bị lợi dụng để gian lận thi cử”, ông Thành nói.
Một vấn đề khiến những người tổ chức thi thời điểm này lo lắng chính là việc quy định thí sinh đeo khẩu trang trong suốt giờ làm bài thi sẽ khó khăn trong khâu giám sát gian lận thiết bị công nghệ cao.
Ông Thái Văn Thành nói rằng, khẩu trang hiện nay có rất nhiều loại, nếu điểm thi không cấp phát được cho thí sinh thì các em có thể sử dụng bất cứ loại nào, trong khi thiết bị gian lận công nghệ hiện rất tinh vi. Ngoài ra, lực lượng an ninh cũng phải tập huấn kỹ cho cán bộ coi thi, làm thi kỹ năng phát hiện gian lận thiết bị công nghệ cao trước tình hình mới như hiện nay.
Lãnh đạo 1 Sở GD&ĐT chia sẻ, việc tổ chức kỳ thi trong bối cảnh dịch COVID-19 quay lại khiến cán bộ làm thi lẫn thí sinh đều nặng nề về mặt tâm lý. Thí sinh thì lo lắng, cán bộ thì chẳng ai muốn bị điều động đi coi thi ở khu vực có thí sinh F1. Vì thế, muốn tổ chức tốt kỳ thi, Bộ phải chỉ đạo các địa phương quyết liệt nắm bắt tình hình, sẵn sàng ứng phó các tình huống, tránh hiện tượng đến sát ngày thi mới chuẩn bị sẽ không kịp.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, sẽ tham khảo ý kiến của ngành y tế và an ninh để có những lưu ý cụ thể phòng ngừa tối đa việc gian lận thi khi thí sinh đeo khẩu trang. Bộ GD&ĐT đề nghị công an các tỉnh phát hiện, ngăn chặn thí sinh mang thiết bị công nghệ vào phòng thi.
Nét đẹp của sự đơn giản trong giảng dạy tiếng Anh
Cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ và các phần mềm ứng dụng, việc giảng dạy tiếng Anh cũng thay đổi một cách đáng kể theo chiều hướng tích hợp ngày càng cao.
Việc ứng dụng công nghệ trong bài giảng, sự kết hợp các kỹ năng, việc đan xen các phương pháp đã phát huy rất nhiều hiệu quả.
Một bài dạy tốt thường được chuẩn bị công phu, với nhiều công đoạn và các thủ thuật cầu kỳ. Chính trong cơn lốc ấy, việc thể hiện bài giảng hiệu quả theo cách đơn giản lại là một nét đẹp hiếm hoi, mà không cần bất kỳ một giải pháp cầu kỳ, hiện đại với công nghệ đỉnh cao nào (Hemig, 2009, dẫn trong Schmoker, 2011).
Một giờ học ngoại ngữ ở Trường Đại học Đồng Tháp. Ảnh tư liệu
Cuộc hành trình đi tìm những giờ dạy tốt cho môn tiếng Anh trong mấy năm gần đây đã để lại cho người viết nhiều trăn trở. Nhiều giờ dạy công phu, chuẩn bị thật cầu kỳ, dường như vẫn chưa mang lại hiệu quả thiết thực như mong đợi. Sự quá tải có thể nhận thấy ở việc người dạy trình bày rất nhiều nội dung trong giờ giảng. Và đôi khi, việc phô diễn kỹ thuật giảng dạy lại phản tác dụng. Việc giáo viên chưa sử dụng tốt khẩu lệnh trên lớp, hay khẩu lệnh còn dài dòng, hoặc phụ thuộc quá nhiều vào các thiết bị công nghệ luôn tạo ra những tiết học rườm rà, hình thức. Thế nên, liệu chúng ta có thể có một giờ dạy đơn giản mà vẫn mang lại hiệu quả cao hay không?
Câu trả lời là hoàn toàn có thể được. Thảo luận về sự đơn giản trong một bài dạy tiếng Anh, Schmoker (2011) đề cập đến 3 yếu tố: nội dung, phương pháp và các kỹ năng đích thực. Theo đó, nội dung đơn giản thể hiện trong chính chương trình giảng dạy với những chuẩn mực có chọn lọc và các chủ đề thích hợp. Sự đơn giản trong phương pháp để mang lại một bài dạy hiệu quả thể hiện ở chỗ: "Những nỗ lực có chủ ý, trong suốt quá trình dạy, để đảm bảo rằng người học tiếp cận và hiểu kịp từng phần trước khi sang nội dung khác" (Schmoker, M. J. (2011), trang 10). Những kỹ năng đích thực theo tác giả quyển sách vừa dẫn chính là những kỹ năng mà người học thực sự lĩnh hội được qua quá trình học.
Nét đẹp trong sự đơn giản được tìm thấy ở các bài dạy: có mục tiêu rõ ràng, phù hợp với trình độ và nhu cầu người học, có thể đo được khi kết thúc bài; nội dung sát với mục tiêu bài dạy, có khả năng ứng dụng cao; các phương pháp chọn lựa đơn giản, hiệu quả, tạo cơ hội cho người học thật sự học: được luyện tập, được cọ xát và sử dụng ngôn ngữ một cách tối đa. Ngoài ra, việc sử dụng khẩu lệnh bằng tiếng Anh nên được duy trì thường xuyên trong suốt quá trình dạy và tuân thủ quy tắc "K.I.S.S" (Keep it short and simple - ngắn gọn, đơn giản).
Giáo viên cũng nên cân nhắc việc sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Đành rằng, các phần mềm, các chương trình vi tính có thể hỗ trợ rất nhiều cho quá trình dạy học ngôn ngữ, nhưng nếu quá phụ thuộc vào chúng, thì giáo viên có thể đánh mất đi sự sáng tạo của mình. Ngoài ra, khả năng tương tác trong suốt quá trình dạy học sẽ bị xem nhẹ. Cụ thể là tương tác giữa giáo viên và người học, giữa người học và người học, và giữa người học với tài liệu học tập có thể bị bỏ qua, hoặc không được chú trọng đúng mức. Nhiều giáo viên bị phụ thuộc hoàn toàn vào các kỹ thuật vi tính và các phần mềm ứng dụng mà bỏ qua việc tương tác với người học, và không dành cho người học đủ thời gian, cơ hội thực hành và lĩnh hội chủ điểm ngôn ngữ đang trình bày.
Albert Einstein từng phát biểu rằng: "Nếu ta không thể diễn tả vấn đề một cách đơn giản, chúng ta chưa hiểu rõ chúng" (If you can't explain it simply, you don't understand it well enough). Thế nên, để đảm bảo một bài dạy đơn giản mà hiệu quả, giáo viên cần phải nắm rõ mục tiêu bài dạy và nội dung cần giảng dạy. Ngoài ra, việc lưa chọn phương pháp cũng nên lưu ý đến cơ hội cho người học hiểu rõ và thực hành các điểm ngôn ngữ. Cùng với việc sử dụng các khẩu lệnh thật sự ngắn gọn, đảm bảo người học theo kịp từng yêu cầu, kết hợp với việc khai thác các phương tiện kỹ thuật thật hợp lý, bài dạy sẽ thành công. Và đó chính là nét đẹp của sự đơn giản trong giảng dạy tiếng Anh, như Leonardo Di Vinci từng nói: "Đơn giản chính là đỉnh cao của sự cầu kỳ".
Thăm lớp học trực tuyến vui nhộn của thầy trò Royal School Cùng với xu hướng "StayHome" của cộng đồng, các bạn học sinh giờ cũng tích cực "Study from Home" - hình thức học tập trực tuyến trong thời điểm Covid-19 diễn biến phức tạp hiện nay. Riêng các trường quốc tế với hệ thống thiết bị hiện đại có lợi thế vượt trội trong việc tối ưu hóa hình thức dạy - học...