Thi tốt nghiệp THPT 2020: “Con lo một thì mẹ lo gấp nghìn lần”
Đây là tâm lý chung của nhiều bậc phụ huynh có con năm nay thi tốt nghiệp THPT với nhiều ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã công bố lịch thi chi tiết kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, kỳ thi năm nay sẽ được tổ chức trong 2 ngày 9 và 10/8, rút ngắn nửa ngày so với kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019.
Những thay đổi về chương trình học do ảnh hưởng của dịch Covid-19 gây ra tâm lý lo lắng chung của rất nhiều bậc phụ huynh, nhất là những người có con đang học lớp 12 và đứng trước ngưỡng cửa vào đại học.
Tâm lý chung lo lắng của các bậc phụ huynh trước thềm thi tốt nghiệp THPT 2020.
Nhiều bậc phụ huynh cho biết, các con khi bước lên bậc THPT có thể chểnh mảng ở năm học lớp 10 và 11, sau đó đến năm lớp 12 mới tập trung, dồn sức vào học ôn để thi. Do vậy, dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng tới năm lớp 12 vô cùng quan trọng của nhiều học sinh.
“Các con lo lắng bao nhiêu thì phụ huynh chúng tôi lo gấp bội phần. Đó là tâm lý chung của những người làm bố, làm mẹ. Nhà trường có tổ chức cho các cháu học trực tuyến, nhưng đấy chỉ là một phần và tôi cho rằng việc các con học trực tiếp với các thầy cô ở trên lớp vẫn tốt hơn”, chị Thanh Thủy (Việt Trì) có con trai học lớp 12 chia sẻ.
Cũng như chị Thủy, nhiều phụ huynh lo rằng, các con có thể chểnh mảng khi học trực tuyến và thời gian này gia đình đang phải sát sao, động viên con nhiều hơn, bản thân con cũng rất cố gắng.
“Tôi gặp bạn bè có con cùng độ tuổi thi tốt nghiệp THPT năm nay, thì tất cả đều có chung tâm lý lo lắng dù Bộ GD-ĐT khẳng định kỳ thi 2020 sẽ tổ chức theo nguyên tắc học gì thi nấy, giảm độ khó… Các con cũng xác định rằng, thời gian nghỉ dịch cũng là thời gian con được nghỉ nhiều. Nên bây giờ phải cố gắng học nhiều hơn để kịp cho kỳ thi sắp tới”, chị Thủy cho biết thêm.
Video đang HOT
Cũng có con học lớp 12 chuẩn bị thi tuyển vào đại học, chị Thúy Hằng – một giáo viên, có cùng tâm trạng lo lắng: “Trước ngưỡng cửa vào đại học của con thì không riêng tôi mà tâm trạng phụ huynh nào cũng giống nhau, đều hồi hộp lo lắng dù ít dù nhiều. Tôi cho rằng, cơ hội vào đại học hiện cũng có phần rộng mở với các con so với thời ngày xưa của chúng tôi. Nhưng thực sự tôi vẫn rất lo, nhất là khi con tôi có môn thi năng khiếu mỹ thuật và các trường đại học có môn năng khiếu đều tuyển sinh theo hình thức thi tuyển chức không xét tuyển từ điểm thi tốt nghiệp THPT”.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch bệnh, năm nay có sự thay đổi về hình thức thi và kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 được giao về cho các địa phương tự chủ tổ chức. Là một người làm trong ngành giáo dục, chị Hằng cảm thấy “yên tâm” với kỳ thi này.
“Tên gọi thi tốt nghiệp THPT cũng nghe rất nhẹ nhàng với các con, để các con không áp lực như những năm trước thi THPT Quốc gia, thi 2 trong 1. Trường hợp con tôi là thi tuyển đại học, nên bản thân cháu cũng lo lắng hơn các bạn khác. Gia đình cũng rất động viên và tạo điều kiện cho cháu học đúng ngành, đúng đam mê”, chị Hằng nói.
Ngày 5/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2020 với nhiều điểm mới. Một trong những điểm mới cơ bản như: Giao trách nhiệm cho các địa phương trong các khâu tổ chức thi; Không có cán bộ, giảng viên các trường đại học về địa phương coi thi thay vào đó từ coi thi, chấm thi năm nay đều giao cho cán bộ, giáo viên địa phương thực hiện; Lần đầu tiên có thêm lực lượng thanh tra của UBND tỉnh, thành phố…
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Phú Thọ Phùng Quốc Lập cho biết, sau khi nghiên cứu Quy chế thi do Bộ GD-ĐT ban hành và các văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở Giáo dục tỉnh Phú Thọ đang tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT cấp tỉnh, xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện. Đồng thời, Sở cũng xây dựng các kế hoạch kiểm tra các cơ sở giáo dục đào tạo trên địa bàn về cơ sở vật chất, hoạt động giáo dục, cũng như chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020.
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Phú Thọ Phùng Quốc Lập.
Để tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra như tại Hòa Bình, Sơn La và đang bị xét xử trước thềm kỳ thi năm nay, giới chuyên gia nhận định rằng, các địa phương cần nhiều yếu tố để có thể tổ chức được một kỳ thi nghiêm túc. Việc giao các địa phương tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 đồng nghĩa với trách nhiệm lớn đặt lên các địa phương để tổ chức tốt các khâu đảm bảo kỳ thi nghiêm túc, công khai và minh bạch.
“Quy chế thi năm nay rất chặt chẽ. Theo đó, tỉnh Phú Thọ sẽ thực hiện theo đúng quy chế tại Thông tư số 15 của Bộ GD-ĐT để tránh sai sót có thể xảy ra”, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Phú Thọ khẳng định./.
Giảm áp lực kỳ thi tuyển sinh lớp 10
Ngày 12-6 là thời hạn cuối cùng thí sinh điều chỉnh nguyện vọng đăng ký vào lớp 10 các trường THPT công lập trên địa bàn TPHCM. Năm nay, tỷ lệ thí sinh điều chỉnh nguyện vọng không nhiều.
Đặc biệt, số lượng học sinh tốt nghiệp THCS rẽ hướng qua trường nghề tăng nhẹ, góp phần thực hiện chủ trương phân luồng của TP.
Giữ ổn định nguyện vọng đã đăng ký
Theo ông Cao Đức Khoa, Hiệu trưởng Trường THCS Huỳnh Khương Ninh (quận 1), năm nay, tỷ lệ học sinh điều chỉnh 3 nguyện vọng đăng ký vào lớp 10 các trường THPT công lập chiếm khoảng 6-7% tổng hồ sơ đăng ký. Tỷ lệ này không biến động so với kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2019-2020.
Trong đó, thí sinh chủ yếu điều chỉnh nguyện vọng 1 (nguyện vọng có điểm chuẩn cao nhất) giữa các trường THPT thuộc tốp đầu của TP, như: Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Thị Minh Khai, Bùi Thị Xuân, Gia Định...
Lý giải tình trạng này, Hiệu trưởng Trường THCS Huỳnh Khương Ninh phân tích, do năm nay nhiều trường THPT ở tốp đầu biến động về tỷ lệ chọi, trong đó một số trường như THPT Nguyễn Thượng Hiền, THPT Gia Định tăng tỷ lệ chọi khá cao, khiến thí sinh e ngại, muốn thay đổi nguyện vọng vào các trường có tỷ lệ chọi thấp hơn.
Học sinh Trường THCS Lạc Hồng (quận 10) tham quan tìm hiểu các trường dạy nghề trên địa bàn TPHCM
Tương tự, tại Trường THCS Nguyễn Du (quận Gò Vấp), Hiệu trưởng Nguyễn Hồng Đức thông tin, trong tổng số 354 hồ sơ đăng ký dự thi lớp 10, chỉ có hơn 50 trường hợp điều chỉnh nguyện vọng đăng ký sau khi Sở GD-ĐT TP công bố số liệu ban đầu về hồ sơ đăng ký nguyện vọng 1.
Trong đó, học sinh chủ yếu điều chỉnh nguyện vọng giữa các trường trong cùng nhóm điểm chuẩn, không có trường hợp "hạ nguyện vọng" từ các trường ở nhóm điểm chuẩn cao xuống nhóm điểm chuẩn thấp. Như vậy về cơ bản, nguyện vọng đăng ký của học sinh không thay đổi giữa các nhóm trường, thí sinh căn cứ vào tỷ lệ chọi để điều chỉnh nguyện vọng nhằm có xác suất an toàn cao hơn.
Tại Trường THCS Lạc Hồng (quận 10), ông Nguyễn Thành Phát, hiệu trưởng nhà trường cho biết, năm nay, hầu hết học sinh khối 9 giữ ổn định nguyện vọng đã đăng ký. Trong đó, dựa trên năng lực học tập 4 năm ở bậc THCS và mục tiêu phát triển nghề nghiệp trong tương lai, học sinh được hướng dẫn chọn nguyện vọng vừa sức, tránh tình trạng vì áp lực thành tích "nhắm mắt đăng ký" vào các trường THPT có điểm chuẩn quá cao.
Có được kết quả này, theo ông Nguyễn Thành Phát, do ngay từ đầu năm học lớp 9, giáo viên chủ nhiệm ở tất cả các lớp đã tư vấn kỹ cho học sinh, qua đó giúp các em sớm xác định mục tiêu học tập sau khi hoàn thành chương trình bậc THCS.
Ngoài ra, điểm mới của công tác tuyển sinh năm nay là nhiều trường tổ chức cho học sinh đăng ký nguyện vọng online bằng máy tính, do đó có thể điều chỉnh nguyện vọng nhiều lần trước khi trường tổng hợp hồ sơ đăng ký gửi về Sở GD-ĐT TP.
Phát huy hiệu quả tư vấn hướng nghiệp
Đại diện Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, nhiều năm trở lại đây, tỷ lệ học sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi lớp 10 chỉ chiếm khoảng 80% số lượng học sinh tốt nghiệp THCS. Nhiều em chủ động chọn các hình thức học tập khác phù hợp với năng lực bản thân và điều kiện kinh tế của gia đình như học nghề, học tại các trường THPT tư thục, dân lập và hệ giáo dục thường xuyên. Trong đó, lựa chọn học nghề với nhiều ưu điểm như được miễn học phí, có thể vừa học nghề vừa học văn hóa, sau khi ra trường học sinh sẽ có cùng lúc hai bằng tốt nghiệp THPT và trung cấp nghề, nhiều cơ hội liên thông lên các trường đại học, cao đẳng... nên đã thu hút số lượng lớn thí sinh.
Bà Trần Thúy An, Hiệu trưởng Trường THCS Minh Đức (quận 1) cho biết, năm nay tỷ lệ học sinh lựa chọn học nghề chiếm gần 10% tổng số học sinh khối 9 của trường. Đối tượng học sinh học nghề không còn giới hạn ở những học sinh học lực trung bình, yếu mà đã có nhiều trường hợp học sinh khá, giỏi quyết định rẽ hướng qua học nghề để rút ngắn thời gian đào tạo.
Mới đây, Trường THCS Minh Đức đã tổ chức các buổi tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu hoạt động của các trường nghề, thu hút hơn 50% học sinh khối 9 tham gia. "Điểm mới của năm nay là học sinh không chỉ quan tâm chương trình, chi phí đào tạo của các trường nghề, mà tìm hiểu rất sâu về sự phân bổ ngành nghề, tỷ lệ có việc làm sau khi ra trường, cơ hội liên thông...", bà Trần Thúy An cho biết.
Theo lãnh đạo các đơn vị trường học, để thực hiện có hiệu quả công tác phân luồng và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THCS, cần thay đổi trước hết nhận thức của đội ngũ giáo viên. Trong đó, xuất phát từ những thay đổi về cơ cấu ngành nghề trong xã hội, tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ" xuất hiện ở nhiều ngành nghề lao động. Thầy cô giáo đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi suy nghĩ của nhiều phụ huynh, học sinh là "phải học hết cấp 3 để có bằng tốt nghiệp THPT rồi mới tính đến việc lựa chọn ngành nghề". Thay vào đó, học sinh cần sớm xác định mục tiêu phát triển của bản thân để lựa chọn hình thức học tập phù hợp.
Theo nhà giáo Trần Mậu Minh, nguyên Hiệu trưởng Trường THCS Trần Văn Ơn (quận 1), năm nay số lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 lớp 10 là 85.015 em, tăng gần 5.000 học sinh so với kỳ thi tuyển sinh năm 2019. Trong khi tổng chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 lại giảm nhẹ, dẫn đến tỷ lệ chọi tăng với mức dao động không lớn.
Từ đó, sau khi so sánh tỷ lệ chọi của trường mình đăng ký tăng hay giảm so với năm 2019, học sinh có thể dự đoán điểm chuẩn, cân nhắc có nên điều chỉnh nguyện vọng hay không. Tuy nhiên, nếu đã đánh giá tương đối chính xác khả năng của mình tương ứng với điểm chuẩn của trường nào đó, cộng với tỷ lệ chọi năm nay của trường đó không biến động thì học sinh không cần điều chỉnh nguyện vọng.
Thủ khoa Đại học 2019: Để đạt điểm cao, câu dễ không được làm sai và làm đúng những câu khó! Thời gian gần đây, khi ngày thi tốt nghiệp THPT 2020 đang cận kề, dân tình lại rần rần truyền tay nhau chia sẻ bí kíp đạt điểm cao trong kỳ thi của thủ khoa Đại học khối D1 năm 2019. Nếu quan tâm đến mùa thi THPT Quốc gia năm 2019, chắc hẳn những câu chuyện xoay quanh cô bạn Nguyễn Thị...