Thi tốt nghiệp THPT 2014: Sẽ có phòng thi chỉ vài thí sinh?
Thí sinh tự chọn môn thi là điều tốt, nhưng bên cạnh đó sẽ xảy ra trường hợp chỉ có 10 đến 20 thí sinh một phòng thi, thậm chí chỉ có 2 – 5 em một phòng thi…
Trao đổi với PV Infonet, Thạc sỹ Lê Xuân Trung, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Lợi nêu quan điểm:
“Khi đã đưa ra hình thức cho thí sinh tự chọn môn thi là điều tốt, nhưng bên cạnh đó sẽ xảy ra trường hợp chỉ có 10 đến 20 thí sinh một phòng thi, thậm chí chỉ có 2 – 5 em một phòng thi. Đây là điều tất yếu sẽ xảy ra trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.
Việc ít thí sinh ở một phòng thi theo tôi, chúng ta vẫn phải tổ chức thi, vẫn phải có số báo danh, thầy cô coi thi… tổ chức như một phòng thi, chúng ta không thể ghép thí sinh ngồi với các môn thi khác được.”
Theo thầy Trung, có những môn như Sử, Sinh, một số hội đồng thi, số thí sinh chỉ một vài em, nhiều lắm đến nửa phòng thi nhưng chúng ta vẫn phải thực hiện như một phòng thi. Tôi nghĩ rằng vấn đề này mới gây tốn kém, đồng thời một số hội đồng tổ chức thi sẽ gặp phải lúng túng, nếu không có sự hướng dẫn.
Theo nhận định của thầy Trung kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, có phòng thi chỉ khoảng chục thí sinh
Cái chính là việc tổ chức thi 5 buổi là Bộ GD còn tính đến điều đầu tiên là giảm áp lực thi cho thí sinh như giảm số môn thi tốt nghiệp từ 6 môn xuống còn 4 môn, nhưng lại có tới 6 môn tự chọn sẽ tăng áp lực ở từng cụm thi, hội đồng thi, người coi thi…
Thầy Lê Xuân Trung, Hiệu trưởng trường THPT Lê Lợi, việc tổ chức thi, ra đề thi, coi thi nhiều môn dễ xảy ra sai sót
“Tôi cho rằng việc tổ chức 5 buổi, 8 môn sẽ vẫn ít nhiều gây ra sự tốn kém cho xã hội. Vì sao Bộ lại đưa ra giải pháp môn Toán, Văn thi vào một ngày. Điều này đỡ gây áp lực cho học sinh đối với các môn thi tự chọn sau. Vì nếu đưa ra thời gian thi 4 buổi thì đỡ tốn kém, nhưng sẽ gây áp lực cho các thí sinh, đơn vị tổ chức thi. Còn nếu tổ chức 8 môn trong 5 buổi sẽ gây ra áp lực cho đơn vị tổ chức thi, thực hiện, hội đồng thi nhà trường…” – Thầy Trung phân tích.
Phương án tổ chức thi tới 8 môn chỉ trong 5 buổi, về lý thuyết, trên tổng thể sẽ giảm được phần nào tốn kém. Nhưng vì đây là cải cách đổi mới kỳ thi… chúng ta chưa thể đánh giá hết hiệu quả việc tổ chức 5 buổi như vậy, sau kỳ thi mới biết được hiệu quả đến đâu.
Liên quan đến khâu tổ chức thi, thầy Trung nhận định: “Từ việc đánh số báo danh, tổ chức thi, in sao, phát đề thi…, tôi nghĩ tất nhiên là khó tránh khỏi những sai sót.
Đặc biệt, trong khâu in sao, phát đề thi, đánh số báo danh… nếu thi quá nhiều môn chỉ trong 5 ngày như vậy. Việc xảy ra sai sót khó nói trước được điều gì. Dù ra ít hay nhiều đề thi, ở nhiều môn thi, người làm đề thi không cẩn thận vẫn có lỗi, lỗi ra đề, lỗi câu, lỗi chính tả… cũng có thể xảy ra.”
“Còn người làm nhiệm thi nếu không cận thận cũng sẽ có lỗi, từ lỗi đánh số báo danh, lỗi thu bài thi và trình tự xếp bài thi. Hoặc lỗi ngay cả ở việc không ký vào bài thi của thí sinh, hay có những năm chúng ta còn xảy ra việc cắt nhầm đề thi…
Video đang HOT
Việc rút thời gian thi các môn đặc biệt là Toán, Văn theo tôi với thời gian tốt nghiệp THPT thời gian như vậy chúng ta đủ để đánh giá trình độ tốt nghiệp của thí sinh. Còn môn Sử, Địa là hình thức tự luận, thời gian thi 90 phút cũng là phù hợp.” – Thầy Trung cho biết.
Theo VNE
Để không run khi vào phòng thi như thủ khoa ĐH Dược
Phương châm ôn thi cực đơn giản của anh chàng này là lấy sách giáo khoa làm gốc.
Nguyễn Thanh Tùng là một trong những gương mặt nổi bật của kỳ tuyển sinh ĐH năm 2013 với thành tích thủ khoa của trường ĐH Dược Hà Nội (Tùng đạt 29,5 điểm, Toán - 10 điểm; Lý 9,5 điểm; Hoá 9,75 điểm).
Tiin.vn đã có một cuộc gặp gỡ với chàng trai đến từ làng gốm sứ Bát Tràng nổi tiếng để nghe cậu chia sẻ nhiều thông tin hữu ích cho các sĩ tử đang đứng trước kì thi ĐH 2014.
Họ tên: Nguyễn Thanh Tùng
Ngày sinh: 27/11/1995
Thủ khoa ĐH Dược Hà Nội với điểm số: Toán - 10 điểm; Lý - 9,5 điểm; Hoá - 9,75 điểm.
Sở thích: Chơi bóng đá, bóng bàn, bơi; đọc sách
Thành tích:
- Top 40 thí sinh xuất sắc thi thử ĐH trên Viettelstudy.vn
- Giải Nhất HSG môn Toán 8 huyện Gia Lâm (Hà Nội)
- Giải Ba HSG môn Toán lớp 9 cấp thành phố;
- Giải Ba Quốc gia giải toán violympic qua mạng
Điểm Trung bình môn lớp 12: 8,9
Ước mơ: Trở thành dược sỹ điều chế thuốc cứu người
Sách giáo khoa phải làm gốc
Chào Tùng. Chỉ còn khoảng 3 tháng nữa kỳ thi ĐH, CĐ sẽ diễn ra. Có lẽ nhiều bạn ở thời điểm này đang "cày ngày cày đêm". Năm ngoái, Tùng có như thế không?
Mình bắt đầu tập trung học 3 môn thi ĐH từ đầu năm lớp 11, đến hết lớp 11 mình học hết chương trình thi; từ đầu lớp 12 mình bắt đầu làm đề thi ĐH của các năm trước và đề thi thử của các trường. Thời điểm này cũng có thể gọi là "cày" nhưng không đến mức "cày ngày cày đêm" (cười), vì mình thấy như thế rất căng thẳng và đôi khi còn phản tác dụng. Mỗi tối mình cũng không thức học quá khuya mà chỉ thường tới 22h30-23h.
Thủ khoa ĐH Dược 2013 Nguyễn Thanh Tùng
Vậy theo Tùng thì thời điểm này các sĩ tử nên ôn luyện như thế nào?
Chỉ còn 3 tháng nữa là kì thi chính thức bắt đầu, theo mình tùy vào khả năng của từng bạn để chọn phương pháp phù hợp. Với những bạn đã học hết toàn bộ chương trình rồi thì nên làm nhiều đề thi thử và phân tích những lỗi sai mình thường gặp để củng cố lại phần kiến thức đó một cách kỹ lưỡng hơn.
Tùng có bí quyết gì khi ôn thi để 3 môn Toán, Lý, Hóa đều đạt điểm cao như vậy?
Với cả 3 môn mình đều tập trung lấy sách giáo khoa làm gốc.
Với môn Hóa, sau khi nắm vững kiến thức cơ bản ở sách giáo khoa, mình làm các câu trắc nghiệm ở mức độ dễ, đơn giản trước để quen với cảm giác giải nhanh trắc nghiệm. Sau đó, mới bắt đầu luyện đề thi thử.
Với môn Lý, sau khi học sách giáo khoa, mình tìm đọc các dạng bài tập và cách giải nhanh trong quyển Cẩm nang Vật lý của thầy Nguyễn Anh Vinh rồi luyện đề.
Với môn Toán, có lẽ do mình là học sinh chuyên Toán nên tiếp cận nhanh hơn, mình chỉ đọc lại sách giáo khoa rồi làm đề thi thử luôn.
Trong khi làm bài thi thì mình cố gắng phân bổ thời gian hợp lý cho từng câu và quan trọng hơn là phải giữ tâm lý tự tin, thoải mái.
Vậy mỗi ngày Tùng luyện bao nhiêu đề thi và tìm đề thi của các trường nào để luyện?
Khi ôn thi ĐH, cùng với việc nắm vững kiến thức cơ bản và ôn luyện theo các chuyên đề thì luyện các đề thi thử ĐH là không thể thiếu và mình cũng rất coi trọng việc luyện đề. Tùy thời gian mỗi ngày mà số lượng đề mình làm khác nhau, nhưng trung bình khoảng 1-2 đề/ngày.
Ngoài tìm đề thi ĐH của các năm trước, mình thường sưu tầm đề thi thử ĐH của THPT Chuyên Sư phạm, Chuyên Khoa học Tự nhiên, Chuyên Vĩnh Phúc, Chuyên Nguyễn Huệ, ĐH Vinh... để làm.
Sách giáo khoa luôn là trợ thủ đắc lực của Thanh Tùng
Chưa từng run khi vào phòng thi
Ở các môn Lý và Hóa thường có phần lý thuyết và đây cũng là phần chiếm khá nhiều điểm trong đề thi, nhưng nhiều thí sinh lại không biết cách học phần này như thế nào. Vậy theo Tùng làm thế nào để nắm vững được lý thuyết của 2 môn Lý và Hóa?
Theo mình, để nắm vững lý thuyết của Lý và Hóa thì trước hết phải nắm chắc các kiến thức cơ bản hay còn gọi là kiến thức nền tảng. Đồng thời, khi học phần lý thuyết mới, cần có sự liên hệ, so sánh, phân tích kiến thức mới ấy với những kiến thức nền tảng của mình để nắm vững hơn. Ngoài ra, cần thường xuyên đọc lại những gì đã học để ghi nhớ.
Trong phòng thi, khi hồi hộp và mất bình tĩnh, Tùng có cách nào để lấy lại sự tập trung và ổn định tâm lý?
Mình chưa run khi đi thi bao giờ (cười), vì trước khi thi thật, mình đã "nếm trải" cảm giác ngồi trong phòng thi ở những lần thi thử ĐH. Nếu các bạn thí sinh làm bài thi mà bị mất bình tĩnh, thì theo mình có một cách vô cùng đơn giản là hãy dừng lại một phút, hít thở thật sâu, sau đó tiếp tục tập trung làm bài.
Anh chàng luôn tự tin ngay cả khi bước vào phòng thi
Lý do tại sao trước đây Tùng lựa chọn thi ĐH Dược? Tùng có lời khuyên nào đối với các bạn sĩ tử thời điểm này vẫn đang loay hoay chọn ngành, chọn trường?
Mình chọn thi vào trường ĐH Dược HN vì mình rất thích học môn Hóa và mình cũng mong muốn tìm hiểu về thuốc, cách bào chế ra các loại thuốc mới. Với những bạn vào thời điểm này vẫn còn đang chọn trường, mình nghĩ các bạn nên xác định được mình thích làm gì? sau này mình sẽ là ai? bên cạnh đó phải xét đến năng lực thật sự của bản thân.
Tùng có thể giới thiệu 1 chút về môi trường học tập của trường ĐH Dược để các sĩ tử đang ước mơ được vào học trường này được biết không?
Môi trường học tập của trường ĐH Dược HN thực sự rất tuyệt vời. Sinh viên trường Dược cũng là những sinh viên rất chăm ngoan, học giỏi và đầy năng động. Chương trình học của trường Dược được nhận xét là nặng hơn so với hầu hết các trường khác. Tuy nhiên, không vì thế mà sinh viên trường Dược chỉ biết học và học. Trường Dược có rất nhiều câu lạc bộ như: CLB Tiếng Anh, CLB Máu, CLB New vision... cùng nhiều hoạt động của Hội sinh viên, Đoàn thanh niên tổ chức để các bạn sinh viên tham gia.
Theo TTVN
TP.HCM: Chưa tới 10% học sinh chọn thi môn sử Trong khi các môn tự nhiên như Vật Lý, Hóa học có hơn 60% học sinh chọn lựa, riêng môn tiếng Anh chiếm 70% - 80%, thì các môn xã hội như Lịch Sử, Địa lý đa số các trường THPT tại TP.HCM chỉ có khoảng 2% - 5% học sinh chọn lựa. Theo lãnh đạo nhiều trường, việc các em HS chọn...