Thi tốt nghiệp 2022: Khi nào cần tổ chức thi riêng để xét tuyển?
Trước lo ngại các trường đa dạng hình thức thi tuyển dẫn đến nhiễu loạn, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo – Giám đốc Trung tâm khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, các trường có mức điểm chuẩn dưới 22-24 điểm vẫn có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển.
Hệ thống thi trực tuyến đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh: VNU
Tổ chức 7-8 đợt thi đánh giá năng lực
Trao đổi với Lao Động, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo cho biết, trong kế hoạch, năm 2022, Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến tiếp tục tổ chức kỳ thi này tương tự năm ngoái với 7-8 đợt trong năm.
Đợt thi sớm nhất có thể diễn ra từ tháng 2, sau đó rải rác đến tháng 8.2022. Các đợt thi chủ yếu diễn ra hàng tháng tại Hà Nội và rải rác ở các tỉnh.
Cách thức, nội dung thi sẽ không khác biệt so với năm 2021. Theo ông Thảo, kỳ thi đánh giá năng lực năm 2021 của Đại học Quốc gia Hà Nội đạt được mục tiêu về chất lượng, quy trình, kết quả, sự tương đồng, cân bằng độ khó – dễ theo khoa học đo lường – khảo thí hiện đại.
Bài thi có tính phân loại cao, đánh giá năng lực học sinh theo các nhóm năng lực chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông cũ và mới; chương trình đào tạo bậc đại học. Không giống kỳ thi thông thường ra đề và thi là xong, còn thi đánh giá năng lực thì có tính chất ổn định, lâu dài.
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo. Ảnh: VNU
Về mặt xét tuyển, ông Thảo cho biết, các bài thi đánh giá năng lực không có quy định về thời hạn sử dụng, tuy nhiên thông lệ quốc tế sẽ sử dụng kết quả của một bài thi không quá 36 tháng. Việc sử dụng kết quả trong mốc thời gian nào là do các đơn vị sử dụng quyết định.
“Theo khoa học khảo thí, trong vòng 2 năm, nếu thí sinh không đầu tư, ôn tập thì mức điểm thi các đợt có thể dao động khoảng 5%, vì thế nếu thi lại sẽ không thay đổi nhiều trừ trường hợp thí sinh tiếp tục trau dồi, đào sâu, tự học, tự nghiên cứu, nâng cao. Sau 36 tháng, năng lực, kiến thức sẽ có thể bị mai một” – ông Thảo phân tích sâu hơn.
Video đang HOT
Tránh tốn kém, lãng phí
Trước dự báo về nhu cầu dự thi đánh giá năng lực năm 2022, ông Thảo cho biết, trung tâm đã xây dựng kế hoạch mở rộng cho khoảng 50-70.000 thí sinh dự thi.
Đứng ở góc độ xã hội, vị chuyên gia này đưa ra 2 đề xuất.
Thứ nhất, không phải thí sinh nào cũng đi thi đánh giá năng lực và không nhất thiết trường nào cũng phải dùng kết quả thi này.
Điểm thi tốt nghiệp THPT hiện nay cũng đã đáp ứng phần nào nhu cầu tuyển sinh của các trường. Những trường có mức điểm chuẩn dưới 22-24 điểm thì không nhất thiết phải sử dụng bài thi đánh giá năng lực.
Phòng thi đánh giá năng lực.
Về lo ngại nhiều trường tổ chức thi riêng, Giám đốc Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, nếu tổ chức thi một kỳ thi kiểm tra kiến thức giống như kỳ thi tốt nghiệp THPT thì không cần thiết, còn muốn hướng tới tìm kiếm năng lực của thí sinh phải tham gia bài thi đánh giá năng lực hoặc tư duy.
Để thiết kế được kỳ thi này là cả một quá trình đánh giá, nghiên cứu sâu và xây dựng lâu dài chứ không phải một năm hoặc mấy tháng có thể ra được bài thi. Đại học Quốc gia Hà Nội mất cả quá trình xây dựng, kế thừa và phát triển gần 10 năm qua, kể cả trong thời gian dừng vẫn nghiên cứu và tiếp tục hoàn thiện.
“Tôi tin rằng sang năm sẽ vẫn nhiều trường lấy kết quả thi tốt nghiệp để xét tuyển. Đối với những trường có một vài ngành hot, tỉ lệ chọi cao thì nên kết hợp lấy bài thi đánh giá năng lực đã được tổ chức chuyên nghiệp để tiết kiệm được nguồn lực xã hội. Thí sinh cũng không bị xáo trộn, tuyển sinh tương đối đảm bảo được chất lượng”, ông Thảo cho hay.
Không cần luyện thi
Chia sẻ về việc nhiều thí sinh lo lắng, đi luyện thi đánh giá năng lực, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo cho biết, đây chỉ là do thí sinh “mắc bệnh” tâm lí. Nguyên nhân là do khi học trên lớp học sinh hoặc nhà trường thường đi theo trường phái xưa nay là xếp vào ban xã hội hay tự nhiên. Vì thế khi đề thi toàn diện thì cảm thấy lo lắng.
Trên lớp nên học bình đẳng cho tất cả các môn, thì không cần ôn luyện gì cả.
Ông Thảo nhấn mạnh thí sinh chỉ cần học tốt chương trình THPT trên lớp là có thể hoàn thành tốt kỳ thi.
ĐH Quốc gia Hà Nội: Sẽ thi đánh giá năng lực 7-8 đợt trong năm
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo - giám đốc Trung tâm khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội - cho biết kế hoạch tổ chức 7-8 đợt thi đánh giá năng lực với học sinh phổ thông dự kiến từ tháng 2 đến tháng 8-2022 để sử dụng kết quả này tuyển sinh đại học.
Thí sinh trong một kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội - Ảnh: ĐHQGHN
Đây cũng là phương thức phù hợp với hướng đổi mới thi và tuyển sinh của Bộ GD-ĐT đang xây dựng. Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Tiến Thảo cho biết:
- Năm 2021, ĐH Quốc gia Hà Nội lần đầu tổ chức thi theo hình thức phi tập trung nhờ áp dụng triệt để công nghệ thông tin sẵn có từ khâu đăng ký dự thi, sàng lọc thí sinh từ "vùng xanh", cá thể hóa trong khâu tổ chức thi, chấm điểm thi, tra cứu điểm thi và thông báo kết quả thi.
Theo đó, mỗi thí sinh sẽ làm một đề riêng biệt trên máy tính và được bố trí giờ bắt đầu làm bài thi khác nhau. Quy trình xây dựng câu hỏi thi chuẩn hóa ở các mức độ khác nhau đảm bảo sự tương đương giữa các đề thi.
Có thể đánh giá kết quả thi năng lực có độ tin cậy, phân hóa khi đánh giá theo ba nhóm năng lực theo chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục trung học phổ thông: sáng tạo và giải quyết vấn đề; tư duy toán học, ngôn ngữ và xử lý số liệu, khám phá và vận dụng khoa học xã hội - tự nhiên/công nghệ.
Kết quả kỳ thi vừa qua ở mức cao nhất đạt 122/150 điểm, mức thấp nhất 46/150 điểm. Phổ điểm phân bố theo chuẩn, có độ phân hóa cao phục vụ tốt công tác tuyển sinh đại học theo các nhóm ngành khác nhau.
* Ông có thể chia sẻ về những điểm mới đáng lưu ý dự kiến sẽ triển khai?
- Dự kiến sẽ có nhiều đợt thi, có thể bắt đầu từ tháng 2-2022 đến tháng 8-2022. Việc này cũng tương ứng với xu thế tuyển sinh nhiều đợt mà các cơ sở đại học nhiều quốc gia đã làm. Tháng 2 có thể tổ chức cho thí sinh tự do và các học sinh.
Từ tháng 3 trở đi, học sinh cơ bản hoàn thành chương trình lớp 12 cũng có thể tham gia thi. Hơn nữa, đề thi kiểm tra năng lực khác với kiểm tra kiến thức thuần túy. Các bạn học sinh đều có thể thử sức vì nếu chưa đạt, sau 28 ngày có thể đăng ký thi lại lần mới.
Chúng tôi cũng tính toán tiệm cận dần với mục tiêu đổi mới giáo dục phổ thông bằng việc tăng tỉ lệ câu hỏi tích hợp kiến thức liên môn.
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo
* Bộ GD-ĐT đang xem xét tiếp lộ trình đổi mới thi, trong đó có hướng để các trường tự chủ tuyển sinh và sẽ hình thành các trung tâm khảo thí độc lập tổ chức thi nhiều lần trong năm. Trường hợp Bộ GD-ĐT "đặt hàng" ĐH Quốc gia Hà Nội thí điểm tổ chức kỳ thi như nói trên, ĐH Quốc gia Hà Nội có đáp ứng tổ chức kỳ thi quy mô lớn hơn so với hiện tại không?
- Hiện tại chúng tôi có khả năng tổ chức kỳ thi cho khoảng 100.000 thí sinh với 7-8 đợt/năm. Mỗi đợt thi tổ chức 10.000, tối đa khoảng 20.000 thí sinh. Còn trường hợp được "đặt hàng" tổ chức cho quy mô lớn cần có sự đầu tư, hỗ trợ, phối hợp của các bên liên quan.
Hoặc chúng tôi sẽ phải phối hợp với các trường theo hướng ĐH Quốc gia Hà Nội cung cấp công nghệ, quy trình, bảo hộ đề thi và giám sát. Các trung tâm khảo thí độc lập sẽ tổ chức các đợt thi trong năm.
* Khó khăn lớn nhất đối với ĐH Quốc gia Hà Nội trong tình huống muốn mở rộng quy mô của kỳ thi này là gì?
- Cái khó khăn đối với chúng tôi khi mở ra quy mô quá lớn trong thời gian ngắn là nền tảng công nghệ thông tin vì ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức thi trên máy. Việc thi trên máy có nhiều ưu điểm, đảm bảo an toàn, khách quan nhất. Nhưng cần đầu tư lớn hoặc phải có sự liên kết thực hiện được an toàn, đồng bộ, chuẩn xác.
* Theo ông, để tạo điều kiện cho các trung tâm khảo thí độc lập có thể tổ chức thi sử dụng để tuyển sinh đại học, thay thế việc lấy kết quả thi tốt nghiệp THPT như hiện nay, cơ quan quản lý nhà nước cần làm gì?
- Dĩ nhiên để mở ra các trung tâm khảo thí độc lập, cần phải hoàn thiện hành lang pháp lý, tiêu chuẩn kỹ thuật, đội ngũ chuyên gia...
Nhưng điều tôi đang quan tâm trước mắt là tính ổn định trong quy định liên quan tới tuyển sinh đối với cơ sở đại học. Vì nếu còn chưa rõ ràng, chưa ổn định thì sẽ rất khó khích lệ các trường có phương án tự chủ cũng như khích lệ các đơn vị đầu tư cho hoạt động khảo thí.
Mở rộng phương thức xét tuyển vào đại học: Tăng cơ hội trúng tuyển cho thí sinh Khi trường đại học (ĐH) mở rộng các phương thức xét tuyển có làm thí sinh bị rối? Nhiều trường ưu tiên xét tuyển chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế thì những thí sinh ở vùng nông thôn có khó khăn? Ngành nào đang "hot"? Làm sao để chọn được đúng ngành yêu thích?... là những câu hỏi được nhiều thí sinh (TS)...