Thi tốt nghiệp 2014: Giảm thời gian làm bài
Đó là một trong những điểm mới trong Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2014 vừa được Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành.
Giảm thời gian làm bài thi tốt nghiệp
Theo đó, kì thi tốt nghiệp THPT 2014 sẽ có 4 môn. Trong đó, hai môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn; hai môn do thí sinh tự chọn trong số các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ.
Toán, văn thi theo hình thức tự luận với thời gian làm bài 120 phút (trước đây là 150 phút); Lịch sử và Địa lí thi 90 phút. Bốn môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ thi theo hình thức trắc nghiệm với thời gian làm bài 60 phút.
Giám đốc sở GD&ĐT được thành lập hội đồng coi thi
Trong mỗi Hội đồng coi thi, việc lập danh sách thí sinh dự thi ở mỗi phòng thi được thực hiện như sau: Tên thí sinh dự thi theo thứ tự a, b, c,.. đối với các thí sinh không đăng ký thi Ngoại ngữ. Đối với thí sinh đăng kí thi ngoại ngữ, tên thí sinh sẽ được xếp theo thứ tự a, b, c,… và theo thứ tự môn thi Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật.
Mỗi thí sinh có một số báo danh. Số báo danh của thí sinh gồm sáu chữ số được đánh tăng dần, liên tục đến hết số thí sinh của Hội đồng coi thi. Đảm bảo trong mỗi hội đồng coi thi không có thí sinh trùng số báo danh.
Đối với Hội đồng coi thi có từ hai trường phổ thông trở lên, không được xếp thí sinh của các trường khác nhau trong một phòng thi, trừ phòng thi cuối cùng. Đối với môn Ngoại ngữ, được xếp các thí sinh dự thi các môn Ngoại ngữ khác nhau trong cùng phòng thi nhưng phải thu bài riêng theo môn.
Video đang HOT
Thí sinh dự thi tốt nghiệp năm 2013 (Ảnh: Đức Nguyễn)
Bổ sung học sinh khuyết tật vào đối tượng miễn thi tốt nghiệp
Quy chế bổ sung thêm một số đối tượng miễn thi. Cụ thể, người học lớp 12 được tuyển chọn tham gia các cuộc thi quốc tế hoặc khu vực về khoa học kỹ thuật, thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ; Người học khiếm thị, khuyết tật.
Đối với người học khiếm thị, khuyết tật được miễn thi với điều kiện: học hết chương trình trung học phổ thông; đủ điều kiện dự thi theo quy định; được các cơ sở y tế và trường phổ thông nơi học tập xác nhận tình trạng khiếm thị, khuyết tật.
Cộng kết quả trung bình lớp 12 vào điểm xét tốt nghiệp
Theo quy chế mới của Bộ GD&ĐT, bên cạnh việc tính điểm như trước đây sẽ tính thêm điểm học lực trung bình lớp 12 của mỗi thí sinh.
Điểm xét tốt nghiệp sẽ bằng tổng điểm 4 bài thi tổng điểm khuyến khích (nếu có) chia cho 4, rồi cộng điểm trung bình cả năm lớp 12 chia cho 2.
Điểm xếp loại tốt nghiệp bằng điểm trung bình 4 bài thi cộng điểm trung bình cả năm lớp 12 chia cho 2.
Thông tư này chính thức có hiệu lực từ ngày 8/5/2014.
Theo TNO
Hàng loạt trường chỉ có một học sinh đăng ký thi Sử
Trong khi THPT Cầu Giấy, Trần Nhân Tông, Việt Đức có 9-33 học sinh đăng ký thi môn Sử thì THPT Hồ Tùng Mậu, Anhxtanh chỉ có một em đăng ký thi môn này.
Sau khi THPT Lương Thế Vinh công bố tỷ lệ đăng ký các môn thi tốt nghiệp tự chọn, với 0% thi môn Lịch sử, nhiều trường ở Hà Nội cũng đưa ra các con số thấp kỷ lục về số học sinh đăng ký thi môn Lịch sử.
Ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng THPT Việt Đức cho biết, trong tổng số 716 học sinh của trường, tỷ lệ lựa chọn các môn thi tốt nghiệp thể hiện rõ sự chênh lệch: tiếng Anh 62%, Vật lý 54%, Hóa học 45%, Địa lý 20%; Sinh học 6,6% và Lịch sử: 4,6% (33 em).
"Kết quả này chịu nhiều tác động của việc thi đại học. Rõ ràng là học sinh yêu thích môn gì thì sẽ lựa chọn môn đó để thi. Với kết quả này, mục tiêu giáo dục toàn diện bị phá sản", ông Bình nói và chia sẻ, trường sẽ vẫn ôn tập Lịch sử dù chỉ một học sinh có nhu cầu.
Theo ông Bình, tương lai nên "tích hợp nhiều môn trong một bài thi", ví dụ kết hợp thi Toán và logic, các môn Văn, Sử, Địa, Giáo dục công dân... nhằm hạn chế việc học lệch, học tủ, thi cử đối phó và tiến tới mục tiêu giáo dục toàn diện.
Hiệu trưởng THPT Việt Đức Nguyễn Quốc Bình cùng học trò trong lễ khai giảng năm học mới. Ảnh: H.N
Tại THPT Cầu Giấy, sau khi lấy ý kiến 540 học sinh lớp 12, Hiệu trưởng Nguyễn Đức Hải cho hay, có 355 em đăng ký thi môn Vật lý (66%); 303 em thi Hóa học (56%), tiếng Anh 219 em, Địa lý 92 em, Sinh học 63 em, Lịch sử 9 em (1,7%).
Theo ông Hải, phần đông học sinh thi đại học khối A, A1, D nên ít em chọn Lịch sử, Sinh học để thi tốt nghiệp cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, lãnh đạo trường cũng lưu ý, với quy chế xét tốt nghiệp mới, "tổng điểm thi là 2, học sinh vẫn có khả năng đỗ tốt nghiệp nếu điểm tổng kết trung bình ba năm phổ thông là 8".
Tương tự, chỉ có 17 trong tổng số hơn 600 học sinh THCS và THPT Nguyễn Tất Thành chọn thi Lịch sử. Còn THPT Trần Nhân Tông chỉ có hơn 10 em đăng ký thi Lịch sử, trong khi có tới 2/3 học sinh đăng ký thi Vật lý.
Dù khá khẩm hơn con số 0% đăng ký thi Lịch sử của THPT Lương Thế Vinh nhưng THPT Hồ Tùng Mậu cũng chỉ có 1 học sinh đăng ký thi môn này. Hiệu trưởng Tô Minh Tiếp cho hay, môn Vật lý có 76% đăng ký, Hóa học hơn 50%, tiếng Anh 40%. Môn Địa lý chỉ 20 học sinh đăng ký, còn môn Sinh học là 8 em.
Thậm chí, tại THPT Anhxtanh, các môn Sinh học, Lịch sử, Địa lý mỗi môn chỉ có 1 học sinh đăng ký dự thi.
"Trường có 150 học sinh lớp 12 và sẽ chia thành các nhóm để ôn tập. Dù chỉ 1 học sinh đăng ký thi Lịch sử nhưng chúng tôi vẫn ôn tập cho học sinh đó", Hiệu trưởng THPT Hồ Tùng Mậu Tô Minh Tiếp khẳng định.
Theo VNE
Trường THPT đầu tiên 100% HS không thi Sử GS Văn Như Cương - Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho biết: 100% học sinh trường ông không chọn môn Lịch sử. Bộ GD-ĐT đã công bố chính thức các môn thi tốt nghiệp THPT 2014 với 4 môn thi (2 bắt buộc và 2 tự chọn). Thí sinh thi 2 môn bắt buộc là Toán, Văn và 2...