Thi TN THPT 2011: Chấm chéo chỉ giải quyết phần ngọn
Việc Bộ GD&ĐT duy trì việc chấm chéo các bài thi tự luận, không tăng cường hơn công tác thanh tra kiểm tra việc coi thi, khiến nhiều giáo viên lo ngại về tính nghiêm túc của kỳ thi TN THPT năm nay.
Bộ GD&ĐT vừa công bố Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2011. Về cơ bản quy chế này không có gì thay đổi so với năm 2010. Bộ GD&ĐT vẫn duy trì việc chấm chéo giữa các tỉnh để đảm bảo chính xác, khách quan. Tuy nhiên, việc triển khai Qui chế này trong thực tế mấy năm nay đã bộc lộ không ít hạn chế, bất cập… thậm chí gây tốn kém, lãng phí và tiêu cực nhiều hơn trước đây.
Vấn đề cốt lõi của một kỳ thi quan trọng này là đề thi tốt và công tác coi thi diễn ra nghiêm túc. Tuy nhiên, cả 2 vấn đề trên đều chưa được giải quyết dứt điểm trong kỳ thi năm 2011.
Vấn đề cốt lõi để có 1 kỳ thi TN THPT tốt là phải có đề thi chuẩn và công tác coi thi nghiêm túc. Nguồn ảnh Internet Nội dung đề thi:
Lý do là các đơn vị kiến thức giữa chuẩn kiến thức và sách giáo khoa ở nhiều bộ môn lại có sự so le, lệch nhau. Nhiều kiến thức có trong SGK nhưng không có trong chuẩn. Ngược lại nhiều ý có trong chuẩn lại nằm trong phần đọc thêm của SGK, thậm chí không có trong SGK. Học chuẩn không học SGK cũng không đủ, ngược lại học mỗi SGK cũng sợ thiếu. Ví dụ môn địa lý được hướng dẫn dạy bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng. Thế nhưng theo đánh giá của nhiều thầy cô bộ môn này, nhiều kiến thức, thậm chí một số phần bài trong SGK không có trong chuẩn. Chưa kể một số phần trong chuẩn không ổn về kiến thức.
Chưa hết, đối với môn lịch sử lớp 12, theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT, thầy cô giáo không chỉ bó gọn trong chuẩn mà phải mở rộng thêm kiến thức trong SGK. Điều này làm cho giáo viên thêm lo lắng, hoang mang. Mục đích cốt lõi của bộ sách chuẩn kiến thức kỹ năng ở các môn học là định hướng thầy và trò xác định được trọng tâm, kiến thức cơ bản của mỗi bài học cần đạt, giảm tải bớt lượng kiến thức “mênh mông” trong SGK. Nếu mở rộng sang học hết SGK thì quả là gánh nặng. Không những thế, nhiều phần nội dung thì Chuẩn kiến thức một đằng, SGK một nẻo, gây khốn đốn cho thầy lẫn trò trong dạy học.
Video đang HOT
Khâu tổ chức thi và chấm thi: Bộ GD&ĐT vẫn tiếp tục duy trì hình thức thi theo cụm, chấm đổi chéo bài thi tự luận. Có nghĩa, kỳ thi Tốt nghiệp THPT sắp tới cũng giống năm ngoái, sẽ không còn lực lượng thanh tra ủy quyền của Bộ cắm chốt ở tất cả các hội đồng coi thi.
Nhưng theo nhiều thầy cô giáo đi làm công tác coi thi, thì tính kỷ cương, nghiêm túc trong kỳ thi năm vừa rồi ở nhiều Hội đồng coi thi trong cả nước, có dấu hiệu bị buông lỏng, xem nhẹ, những biểu hiện tiêu cực như học sinh coi theo bài nhau, cố tình chép tài liệu… không hề ít. Nhiều bài thi trong cùng phòng sai, đúng giống nhau. Tất cả thành phần của Hội đồng coi thi đều là nội bộ, “người nhà” cả, nên đứng trước nhiều biểu hiện vi phạm tiêu cực của thí sinh, giám thị thường được bỏ qua, lấp liếm, dàn xếp nội bộ… Do đó số thí sinh, giám thị vi phạm qui chế thi giảm hẳn. Kết quả này không hẳn là đáng mừng như con số Bộ GD&ĐT đưa ra.
Nhiều giám thị khi coi thi về, bày tỏ, rất lấy làm thất vọng về tính nghiêm túc của kỳ thi tốt nghiệp năm 2010 và theo cái vết đổ này, các năm tiếp theo càng tệ hại nữa. Nếu không có biện pháp can thiệp, tình hình thi cử tốt nghiệp THPT sẽ quay trở về với cảnh bát nháo, đầy rẫy tiêu cực, lộn xộn trước năm 2006.
Để kỳ thi nghiêm túc, nhiều thầy cô cho rằng, thà đề dễ nhưng công tác coi thi phải hết sức chặt chẽ, nghiêm túc, đồng bộ may ra kỳ thi TN THPT mới thật sự có ý nghĩa, phản ánh đúng chất lượng học tập của các em. Nếu tổ chức thi dễ dãi, nhẹ nhàng, thiếu nghiêm túc, thì việc dạy và học sẽ gặp khó khăn, học sinh nảy sinh tư tưởng chủ quan, ỷ lại, chây lười học hành, đánh đồng giữa học sinh chăm học với học sinh không học.
Theo nhận định của giáo viên chúng tôi thì cái quan trọng, quyết định nhất, có nghiêm túc, kỉ cương hay không là ở công đoạn tổ chức thi – coi thi chứ không phải là khâu chấm thi, đổi chấm tỉnh nọ, sang tỉnh kia. Chấm thi chỉ là phần ngọn. Chấm đổi chéo bài thi tự luận so với tỉnh nào chấm tỉnh đó thì tốn kém tiền bạc, công sức, thời gian rất nhiều, mà hiệu quả, tác dụng của nó chẳng đạt là bao.
Theo VTC
Toàn cảnh tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011
Tại Hội nghị tuyển sinh ĐH, CĐ và trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) năm 2011 tổ chức hôm 18-2, Bộ GD-ĐT cho biết trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 sẽ điều chỉnh thời gian nộp hồ sơ đăng ký dự thi và bỏ quy định nộp hồ sơ trúng tuyển khi nhập học.
Trong khi đó, các ý kiến thảo luận tại hội nghị nhất trí cao việc duy trì phương thức tuyển sinh ba chung, trong đó tổ chức riêng đợt thi CĐ. Các phương án tuyển sinh khác từng được bàn, các trường cho rằng chưa phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay. Một số điểm mới bổ sung vào quy chế thi năm nay cũng được đa số đại biểu nhất trí. Tuy nhiên, nhiều ý kiến đề xuất thêm những vấn đề tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh.
Công khai số lượng NV2, NV3
Ông Vũ Việt Bình, phó trưởng ban đào tạo ĐHQG Hà Nội, có ý kiến: Bộ GD-ĐT không nên quy định đến "giờ G" các trường mới được công bố số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng (NV) 2, NV3. Kể cả số lượng đăng ký dự thi (NV1) cũng không nên quy định cứng việc công bố. Việc "bí mật" này khiến thí sinh không có dữ liệu để lựa chọn, dẫn đến tình trạng không ít thí sinh có kết quả thi không tồi nhưng vẫn trượt vì đăng ký vào nơi không phù hợp.
Ông Bình đề xuất Bộ GD-ĐT nên yêu cầu các trường công khai số lượng đăng ký dự thi sớm, công khai việc xét tuyển NV2, NV3 ngay từ đầu trên trang web của trường và cập nhật thường xuyên. Ý kiến của ông Bình nhận được ủng hộ của đại diện nhiều trường ĐH, CĐ khác.
Không cho tuyển thoải mái Tại hội nghị, một số ý kiến mong muốn Bộ GD-ĐT cho cơ chế ưu tiên xét tuyển với các trường khó khăn tuyển sinh để không phải xin phép từng trường hợp cụ thể. Về điều này, ông Phạm Vũ Luận cho rằng: "Nếu có cơ chế khuyến khích nên áp dụng với các trường tốt, trường có thương hiệu, còn các trường mới Bộ GD-ĐT chỉ hỗ trợ để các trường có động lực phát triển, bộ không thể cho các trường một cơ chế riêng thoải mái để tiếp tục trì trệ. Riêng một số ngành khó tuyển nhưng lại cần nhân lực, ví dụ như các ngành nông, lâm, ngư nghiệp... bộ sẽ xem xét ở từng trường hợp cụ thể".
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận khẳng định ủng hộ đề xuất này của các trường. Ông cho rằng đây là việc làm hay, góp phần tăng cường sự giám sát của xã hội. Ông Ngô Kim Khôi, phó vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT, cho biết sẽ nghiên cứu về mặt kỹ thuật để tránh những tiêu cực khi công khai dữ liệu xét tuyển ngay trong quá trình xét tuyển.
Được chọn địa điểm dự thi
Trong khi đó, TS Nguyễn Hồng Anh, hiệu trưởng Trường ĐH Quy Nhơn, băn khoăn việc thí sinh có hộ khẩu thường trú trong khu vực quy định thi tại cụm có được dự thi tại địa điểm của trường đăng ký dự thi không. Về điều này, ông Ngô Kim Khôi nói rõ: "Để tạo điều kiện cho thí sinh trong việc đi lại, Bộ GD-ĐT tổ chức ba cụm thi ở Vinh, Quy Nhơn, Cần Thơ cho những thí sinh có hộ khẩu thường trú trong khu vực gần các cụm thi này. Những trường hợp thí sinh đã lên thành phố ôn thi và muốn dự thi tại trường vẫn hợp lệ. Việc thi tại trường hay theo cụm lệ thuộc vào điều kiện, nhu cầu của thí sinh".
Tại hội nghị, một số ý kiến băn khoăn về quy trình gửi kết quả thi cho thí sinh "thi nhờ" như thế nào thì phù hợp. Có ý kiến cho rằng trường cho thí sinh thi nhờ nên gửi thẳng kết quả cho sở GD-ĐT. Đại diện Bộ GD-ĐT trả lời trường cho thí sinh thi nhờ có trách nhiệm chấm thi và gửi kết quả cho trường thí sinh đăng ký dự thi nhưng không tổ chức thi. Trường này căn cứ vào kết quả của thí sinh gửi giấy nhập học (đối với thí sinh trúng tuyển), phiếu báo kết quả thi (đối với thí sinh không trúng tuyển) về các sở GD-ĐT. Quy trình này theo một số trường là quá dài, khiến thí sinh phải chờ lâu mới có phiếu báo điểm để xét tuyển trường khác. Tuy nhiên Bộ GD-ĐT cho rằng việc gửi thẳng kết quả cho sở GD-ĐT là không phù hợp, vì sở không có chức năng xét tuyển, chỉ là cầu nối chuyển giấy nhập học, phiếu báo kết quả cho thí sinh.
3 đợt thi, 4 môn trắc nghiệm Năm 2011, kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ vẫn duy trì phương thức ba chung với ba đợt thi. Đợt 1: thi khối A, V (ngày 4 và 5-7); đợt 2: thi khối B, C, D (ngày 9 và 10-7) và đợt thi cho các trường CĐ (15 và 16-7). Các môn toán, văn, lịch sử, địa lý thi theo hình thức tự luận; các môn vật lý, hóa học, sinh học, ngoại ngữ thi theo hình thức trắc nghiệm. Đề thi do Bộ GD-ĐT ra theo hướng bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh, Bộ GD-ĐT vẫn duy trì việc tổ chức ba cụm thi ở Vinh, Quy Nhơn và Cần Thơ.
Giải thích về việc không đưa hướng dẫn thi trắc nghiệm vào quy chế, ông Trần Văn Nghĩa, phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT, nói: Vì quy chế không thể nêu chi tiết, cụ thể được trong khi việc thi trắc nghiệm có rất nhiều vấn đề phải hướng dẫn kỹ cả với thí sinh và giám thị, đơn vị tổ chức thi, nếu không sẽ gây thiệt thòi cho thí sinh. Như vậy năm nay, Bộ GD-ĐT vẫn duy trì hướng dẫn thi trắc nghiệm đi kèm với quy chế thi tuyển sinh ĐH, CĐ và TCCN.
Đơn giản hóa thủ tục
Trao đổi với pv, GS.TSKH Bùi Văn Ga, thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho biết tuyển sinh năm 2011, Bộ GD-ĐT bỏ quy định "nộp hồ sơ trúng tuyển" khi thí sinh trúng tuyển đến nhập học, nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính có thể gây phiền hà cho thí sinh. Thời hạn thí sinh đăng ký dự thi tuyển sinh được điều chỉnh khác năm trước để tránh trùng vào ngày thứ bảy, chủ nhật, từ ngày 14-3 đến hết ngày 14-4 (theo tuyến của sở GD-ĐT) và từ 15-4 đến hết ngày 21-4 (theo tuyến ĐH, CĐ).
Ông Ga cũng cho biết thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển NV2, NV3 có thể nộp qua đường bưu điện, dịch vụ chuyển phát ưu tiên, hoặc nộp trực tiếp tại trường. Riêng các trường TCCN, để tạo điều kiện cho thí sinh, ngoài việc thí sinh nộp hồ sơ theo quy định trên, các sở GD-ĐT có thể tổ chức thu nhận hồ sơ của thí sinh trên địa bàn tỉnh, thành và chủ động bàn giao cho các trường theo yêu cầu của từng trường. Các trường TCCN được phép xét tuyển nhiều đợt trong năm (trừ ngành đào tạo năng khiếu) trên cơ sở kết quả học tập ở phổ thông hoặc kết quả tuyển sinh ĐH, CĐ của thí sinh.
Năm 2011, Bộ GD-ĐT cũng cho phép thí sinh quốc tịch nước ngoài có nguyện vọng học tại các trường ĐH, CĐ VN không phải dự thi tuyển sinh. Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả học tập THPT (học bạ), kết hợp với kiểm tra kiến thức và trình độ tiếng Việt của thí sinh theo quy định của trường để xét tuyển.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga: "Chế tài nghiêm khắc các trường tuyển sinh sai" Khẳng định kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 về cơ bản duy trì ổn định như năm trước, nhưng Thứ trưởng Bộ GD-ĐT BÙI VĂN GA cũng trao đổi bên lề hội nghị tuyển sinh ĐH, CĐ và TCCN sáng 18-2 về một số điểm mới. Ông cho biết: - Trên cơ sở phân tích những kết quả đã đạt được và hạn chế cần khắc phục của năm 2010, Bộ GD-ĐT có một số điểm mới điều chỉnh cho kỳ thi năm 2011, hầu hết những điểm mới này đã được các trường nhất trí tại hội nghị tuyển sinh. * Rất nhiều ý kiến trong hội nghị quan tâm đến điểm mới mà Bộ GD-ĐT đưa ra là chế tài cao hơn đối với một số hành vi vi phạm, phải chăng đây là việc những năm trước còn bị buông lỏng, thưa ông? - Các năm trước sau khi kiểm tra công tác tuyển sinh của các trường, Bộ GD-ĐT cũng phát hiện những sai phạm và đã xử lý. Đáng chú ý là sai phạm trong việc tuyển vượt chỉ tiêu. Năm 2010 có 15 trường ĐH, CĐ bị phạt hành chính do tuyển vượt từ 15% trở lên so với chỉ tiêu đã định, trong đó có trường tuyển vượt trên 30%. Năm nay chúng tôi có bổ sung một số nội dung cụ thể sẽ bị chế tài. Theo đó, những cán bộ tham gia tuyển sinh của các trường gửi giấy triệu tập trúng tuyển cho thí sinh không nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường, thông báo và kết thúc việc nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh không đúng thời hạn quy định, hạ điểm trúng tuyển các nguyện vọng trái quy định, tính điểm sàn với điểm môn thi đã nhân hệ số sẽ bị chế tài ở mức nghiêm khắc hơn là cảnh cáo. Tại hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng các vi phạm trên cần quy trách nhiệm cho cá nhân cụ thể là hiệu trưởng hoặc chủ tịch hội đồng tuyển sinh. Tôi thấy đề nghị này hợp lý, bộ sẽ xem xét, điều chỉnh. * Một số trường ngoài công lập cho rằng việc gửi giấy báo nhập học, hay thư mời nhập học đối với những thí sinh đủ điều kiện tuyển sinh của trường không nên coi là sai phạm và bị chế tài. Vì làm như vậy cũng là thêm thông tin cho thí sinh lựa chọn. Ý kiến của ông thế nào về phản hồi này? - Các năm trước dư luận xã hội rất bức xúc vì một thí sinh nhận được cả chục giấy báo nhập học "từ trên trời rơi xuống", việc tuyển sinh trở nên dễ dãi do thiếu nguồn tuyển. Vì vậy Bộ GD-ĐT đưa ra quy định mới này để chấn chỉnh. Các trường chỉ tuyển sinh đối với những trường hợp đã nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển, tránh gây nhiễu thông tin, hoang mang cho thí sinh. Còn nếu muốn quảng bá, cung cấp thông tin về trường cho thí sinh thì có nhiều cách làm khác.
(Theo Tuổi trẻ)
Không cắt xén chương trình để ôn thi tốt nghiệp THPT (Ảnh minh họa). Sở GD-ĐT Hà Nội vừa có công văn yêu cầu các đơn vị về việc chuẩn bị kì thi tốt nghiệp THPT năm 2011. Theo đó, các trường phải thực hiện dạy đúng, dạy đủ chương trình, bám sát yêu cầu chuẩn kiến thức và kỹ năng, đảm bảo dạy đủ các tiết thực hành. Sở GD-ĐT Hà Nội cũng...