Thi TN: Mỗi trường tự thành lập hội đồng coi thi
Mỗi trường THPT tự thành lập một hội đồng coi thi. Trong trường hợp phải tổ chức thi ghép hoặc thi liên trường, không được xếp học sinh của các trường khác nhau trong cùng một phòng thi.
Đây là sửa đổi, bổ sung về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2014 của Bộ GD&ĐT để lấy ý kiến đóng góp từ dư luận. So với quy định năm trước, việc thành lập Hội đồng coi thi được thay đổi hoàn toàn. Ở quy định cũ, giám đốc Sở GD&ĐT ra quyết định thành lập các Hội đồng coi thi. Thí sinh của mỗi Hội đồng coi thi gồm học sinh của một hoặc nhiều trường phổ thông.
Dự thảo cũng đưa ra một số điều chỉnh so với các năm trước. Thay vì thi 6 môn như mọi năm, kì thi tốt nghiệp 2014, thí sinh chỉ thi 4 môn. Ngoài 2 môn Toán, Văn thi bắt buộc; thí sinh được tự chọn 2 trong số 6 môn (Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ). Như vậy, thí sinh đã xác định được môn thi tốt nghiệp THPT ngay từ đầu, không cần phải đợi đến cuối tháng 3 hàng năm mới biết môn thi.
Thí sinh thi tốt nghiệp năm 2013 tại điểm thi trường THPT Chu văn An (Hà Nội). Ảnh: Đức Nguyễn
Điều chỉnh thời gian làm bài môn Toán và Ngữ Văn từ 150 phút xuống còn 120 phút. Các môn tự luận thi 90 phút, môn trắc nghiệm thi 60 phút.
Video đang HOT
Bổ sung thêm hai đối tượng thuộc diện miễn thi tốt nghiệp. Cụ thể, người học lớp 12 được tuyển chọn tham gia các cuộc thi quốc tế hoặc khu vực về khoa học kỹ thuật; Là người khuyết tật. Điểm xét tốt nghiệp được tính theo phương thức mới:
Ngoài ra, dự thảo cũng điều chỉnh về đối tượng thuộc diện 2 (được công nhận tốt nghiệp khi có điểm xét tốt nghiệp đạt từ 4,75 điểm trở lên) và diện 3 (được công nhận tốt nghiệp khi có điểm xét tốt nghiệp đạt từ 4,5 điểm trở lên) để phù hợp với các văn bản quy định mới.
Theo TNO
Hướng đi cho học sinh chưa đủ sức vào ĐH
Lựa chọn ngành phù hợp, bậc học nào vừa sức là mối bận tâm hàng đầu của học sinh Gia Lai.
Học sinh Trường THPT Hoàng Hoa Thám (TP.Pleiku) lắng nghe các thầy cô tư vấn chọn ngành nghề - Ảnh: Nguyễn Tập
Chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT đã đến tận lớp học tư vấn cho hơn 1.200 học sinh lớp 12 tại các trường THPT Nguyễn Huệ (huyện Đắk Đoa), THPT Hoàng Hoa Thám, Lê Lợi (TP.Pleiku), Gia Lai trong các ngày 27, 28.2.
Đường vòng trung cấp
Theo thống kê của Ban giám hiệu Trường THPT Nguyễn Huệ, hằng năm có khoảng 40% học sinh (HS) của trường đậu ĐH-CĐ. 60% còn lại có nhiều lựa chọn khác nhau, trong đó không ít thí sinh chọn hướng thi ĐH lại vào năm sau. HS Võ Minh Thành, lớp 12A8 tâm tư: "Nếu năm nay thi trượt, em sẽ quyết tâm ôn thi để thi lại vào năm sau vì em chỉ thích học ĐH". Tiến sĩ Huỳnh Chức, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài nguyên - Môi trường TP.HCM, chia sẻ: "Các em nên thay đổi cách suy nghĩ vì ĐH không phải con đường duy nhất để bước vào đời. Nếu bỏ ra một năm để ôn thi, chưa chắc các em đã thi đậu vào năm sau. Trong trường hợp học lực thấp, các em vẫn có thể lựa chọn học CĐ, trung cấp rồi sau đó vừa đi làm vừa học liên thông vẫn có bằng ĐH. Xã hội cần nhân lực ở mọi bậc học chứ không chỉ ở bậc ĐH".
Thạc sĩ Ngô Thị Hồng Đào, Trưởng cơ sở Quảng Ngãi của Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, thông tin thêm năm nay trường xét 1.500 chỉ tiêu bậc CĐ với điểm xét tuyển từ sàn CĐ trở lên. "Thí sinh nào có điểm thấp hơn mức điểm sàn của Bộ vẫn có thể đăng ký học bậc CĐ nghề. Nếu có nhu cầu các em có thể thi liên thông lên ĐH ngay tại trường", thạc sĩ Đào cho hay.
Nuôi bò cũng cần phải học!
Một số HS tại Trường THPT Nguyễn Huệ có tư tưởng "muốn về nhà nuôi bò" nên không quan tâm lắm tới việc lựa chọn ngành nghề, chuyện thi cử. Thạc sĩ Vũ Thu Hương, Phó giám đốc cơ sở 2 Trường ĐH Lâm nghiệp, đưa ra lời khuyên: "Ở thời đại này, dù nuôi bò, nuôi heo thì các em cũng phải có kiến thức mới có thể phát triển kinh tế gia đình". Theo thạc sĩ Vũ Thu Hương, hằng năm vẫn có nhiều doanh nghiệp đến trường xin tuyển dụng sinh viên ngành khuyến nông lâm và chăn nuôi thú y bậc trung cấp với mức lương 4,5 triệu đồng/tháng nhưng không đủ nhân lực để cung cấp.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu phụ trách đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM tại Gia Lai cũng chia sẻ: "Nếu em có kiến thức bài bản thì nuôi bò, bò sẽ mập, khỏe mạnh, cho năng suất cao. Do đó làm gì thì có học vẫn tốt hơn. Ngành chăn nuôi thú y học về quy mô chuồng trại, cách phòng tránh bệnh, chăm sóc vật nuôi. Ra trường có thể làm kinh tế gia đình hoặc về các sở ban ngành, các công ty riêng. Đặc biệt nhu cầu chơi thú cưng ở nước ta đang phát triển, em có thể mở phòng mạch chữa trị, thu nhập rất cao".
Sáng nay (1.3), chương trình Tư vấn mùa thi sẽ diễn ra tại Nhà văn hóa Thiếu nhi tỉnh Gia Lai (60 Hai Bà Trưng, P.Tây Sơn, TP.Pleiku) từ 14 giờ 30 - 16 giờ 30. Đài phát thanh - truyền hình tỉnh Gia Lai sẽ truyền hình trực tiếp. Phụ huynh và học sinh có thể đặt câu hỏi qua số điện thoại nóng: 0968.060.336 và 0968.060.337. Ngày 2.3, chương trình tiếp tục ở Kon Tum.
Tặng CD Luyện thi trắc nghiệm
Bạn đọc cắt phiếu này mang đến tòa soạn Báo Thanh Niên hoặc các điểm diễn ra chương trình Tư vấn mùa thi 2014 theo lịch trình
- Tòa soạn tại TP.HCM: 248 Cống Quỳnh, Q.1 (TP.HCM)
- Tuần này chương trình Tư vấn mùa thi diễn ra tại Gia Lai: Nhà văn hóa thiếu nhi tỉnh (60 Hai Bà Trưng, P.Tây Sơn, TP.Pleiku) từ 14 giờ 30 - 16 giờ 30 ngày 1.3; Kon Tum: Trung tâm văn hóa thể thao thanh thiếu nhi tỉnh (quốc lộ 24, P.Duy Tân), từ 14 giờ 30 - 16 giờ 30 ngày 2.3.
Theo TNO
Thay đổi thi tốt nghiệp THPT: Theo xu hướng nghề nghiệp của học sinh Bộ GD-ĐT đã công bố phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2014. Đây là phương án thi tốt nghiệp thể hiện được việc đổi mới mạnh mẽ theo hướng giảm áp lực cho học sinh và xã hội, đã được ngành giáo dục, học sinh, phụ huynh và cả xã hội đồng tình ủng hộ. Học sinh lớp 12 Trường phổ thông...