“Thi thử vào lớp 1 khó như đề thi lớp 4!”
Vừa qua, một số trường Tiểu học dân lập có tổ chức thi tuyển cho các bé vào lớp 1. Kết thúc đợt thi vừa qua, nhiều phụ huynh giật mình và choáng với đề thi vào lớp 1 của các con.
Bài thi với hình thức trắc nghiệm của trường DL Đoàn Thị Điểm ngay lập tức thu hút được sự quan tâm của nhiều phụ huynh có con nhỏ, nhất là những phụ huynh có con chuẩn bị vào lớp 1. Phần lớn đều cho rằng cách ra đề như thế quá sức đối với một đứa trẻ 6 tuổi.
Phụ huynh giật mình
Trên nhiều diễn đàn chia sẻ về chuyện học tập, thi cử, khi xuất hiện bộ đề thi thử cho các bé chuẩn bị vào lớp 1 này, nhiều ý kiến thể hiện sự thương cảm đối với các bé. Bạn Anh Khoa chia sẻ: “Xem đề thi tôi nghĩ đây là đề thi của lớp 4 hoặc 5 thì đúng hơn, không hiểu các giáo viên đang làm trò đánh đố các cháu hay sao. Tôi nghĩ học sinh bắt đầu vào lớp 1 là những đứa bé chưa biết gì về chuyện học mà là mới bắt đầu được dạy học. Sao lại bắt các cháu phải thi?… Thật tội nghiệp quá các cháu ơi!”.
Gạch bỏ 1 hình khác hẳn các hình còn lại (mỗi dòng gạch 1 hình). Nhiều bé bỡ ngỡ với đề này
Chị Đặng Thị Dung ở Quan Hoa, Cầu Giấy cảm thấy “sốc” khi nói về bộ đề này: “Mình thật sự sốc với những bài thi các con phải trải qua, quá khó và căng thẳng với các con. Cháu nhà mình đang chuẩn bị vào lớp 1, định cho cháu học ở những trường có điều kiện tốt như Lê Quý Đôn, Lômônôxốp nhưng cứ nghĩ tới đề này mà bắt các con phải làm bằng được thì quá sức mất. Trẻ con giờ không được phát triển tự nhiên nữa” chị Dung lo lắng.
Nhận định về bộ đề trắc nghiệm thi thử này, chị Bùi Thị Hồng, một phụ huynh ở Cầu Diễn, Từ Liêm cho biết: “Với đề này, cũng có những bé làm được, nhưng chỉ là phần nào đó. Có bé học thông minh nhưng lại rất nhút nhát khi vào thi nên chuyện bé run khi làm bài là không tránh khỏi. Theo mình, thi trắc nghiệm như thế này chỉ nên khi các bé đã vào lớp 1 rồi. Lúc đó mới thi thử để đánh giá tư duy của các em, từ đó cho ra những phương pháp dạy phù hợp” chị Hồng đề xuất ý tưởng.
Câu 4: Nối theo mẫu (GV chỉ vào mẫu)
Video đang HOT
Thi thử là cách học?
Nhận định về bộ đề thi thử của trường Tiểu học DL Đoàn Thị Điểm, một giáo viên tiểu học lâu năm nhận xét: “Bộ đề kiểm tra đầu vào là một quy định đối với từng trường. Trong trường hợp các trẻ chưa được làm quen từ trước ở dạng đề này thì thì việc các bé không trả lời được cũng là điều dễ hiểu. Với bộ đề của trường Đoàn Thị Điểm, dù có tính sáng tạo cao, hay hấp dẫn, thì cũng không dễ để các bé lớp 1 có thể làm được, nếu lần đầu tiên tiếp xúc” vị giáo viên này cho biết.
Câu 5: Chọn 1 hình ở dưới (trong số 3 hình – GV chỉ) để nối vào vị trí
dấu hỏi chấm (?) cho đúng
Việc tổ chức thi thử đầu vào đối với lớp 1, nhiều giáo viên tỏ ra phản đối với phương pháp tuyển dụng sớm của các trường dân lập. Bà Bùi Thị Thanh Hằng, hiệu trưởng trường tiểu học Thịnh Liệt cho rằng, với học sinh chuẩn bị vào lớp 1, rất không nên thi thử vì ở độ tuổi này vẫn còn sớm để có đánh giá về tư duy.
Đối với hình thức thi như một số trường dân lập, bà Bùi Thu Thanh, hiệu trưởng trường tiểu học Mai Động, quận Hoàng Mai chia sẻ: “Trong luật giáo dục tuyệt đối không được phép cho các bé mẫu giáo thi thử vào lớp 1 với hình thức làm bài tự luận, hay phải tính toán. Trong chương trình phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ dưới 5 tuổi, mọi hình thức kiểm tra IQ phải trong giới hạn đó, còn nếu kiểm tra kiến thức là sai”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Trí Dũng, phó Phòng giáo dục tiểu học (Sở GD&ĐT Hà Nội), cho biết: “Phòng không có chủ trương thi thử đối với các trường tiểu học công lập, nhưng đối với các trường dân lập thì tùy từng điều kiện mỗi trường mà họ tổ chức đợt kiểm tra, khảo sát trình độ nhận thức, phán đoán (IQ) của các bé. Chúng tôi cho rằng, những hình thức như thế không quá mức, không ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ” ông Dũng khẳng định.
Theo ông Dũng, nếu các trường mà bắt các bé làm bài với hình thức bài tập, có tính toán thì hoàn toàn sai, nhưng nếu họ khảo sát năng khiếu của mỗi bé trước khi vào trường bằng hình thức trắc nghiệm hình ảnh là hoàn toàn hợp lệ.
Theo GDVN
"Vừa làm bài thi, em vẫn không tin mẹ đã ra đi..."
Đến trường thi môn đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp THPT, nét mặt thí sinh Nguyễn Quyết Thắng nặng trĩu nỗi đau mất mẹ. "Mẹ ra đi quá bất ngờ, em chưa kịp hình dung về tương lai của em và gia đình như thế nào...
Vừa làm bài thi, em vẫn không tin mẹ đã vĩnh viễn ra đi. Khi đọc câu 2 đề Văn, em chỉ thầm khóc thương mẹ, 2 đứa em nhỏ và bà nội già yếu.", Thắng tâm sự sau khi kết thúc môn Toán sáng nay 4/6.
Thí sinh Nguyễn Quyết Thắng mang số báo danh 423, dự thi tại Hội đồng thi trường THPT Ba Gia, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi; ngụ ở thôn Bình Nam, xã Tịnh Bình, huyện Sơn Tịnh.
Mẹ mất, thí sinh Nguyễn Quyết Thắng gắng gượng hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Trong căn nhà hiu quạnh, bà nội Thắng - bà Phạm Thị Ánh, 67 tuổi rưng rưng nước mắt khi nghĩ về tương lai 3 đứa cháu, bà tâm sự: "Giờ này sức tôi đã già yếu, không làm gì để ra tiền được, trong khi cháu Thắng là đứa lớn nhất nên khả năng duy trì cuộc sống sẽ không biết như thế nào. Tôi cầu mong, các cháu tôi vượt qua sự bất hạnh này, tiếp tục sống trưởng thành và ăn học được đến nơi đến chốn", bà lại khóc òa bên ba đứa cháu thơ dại.
Gia đình Thắng trông chờ vào 3 sào mì và 3 sào ruộng, nhưng ruộng đồng nơi đây chỉ biết nhờ trời tưới tiêu. Nay sức bà nội không thể làm được, còn 3 cháu phải đến trường, cuộc sống như ngàn cân treo sợi tóc.
Bà Ánh kể lại; "Cha mẹ tụi nhỏ cưới nhau lúc cả hai đều 18 tuổi, cuộc sống cứ mãi quanh quẩn với nghề nông. Trời xui đất khiến, cách đây khoảng 2 năm, cha tụi trẻ mất vì tai nạn giao thông khi trên đường đi làm về, rồi mẹ nó đổ bệnh ung thư, gia đình chạy chữa ở các bệnh viện Đà Nẵng, TPHCM và ở Quảng Ngãi. Tệ hơn, con dâu tôi lại mất đúng ngày đầu tiên cháu Thắng đi thi tốt nghiệp, ai cũng lo lắng đến kết quả thi của cháu vì phải gánh chịu nỗi đau ngoài sức tưởng tượng này".
Bà Phạm Thị Ánh dặn dò các cháu hãy cố gắng vượt qua khó khăn và nỗ lực học tập.
Chị Đặng Thị Thủy (mẹ em Thắng) ra đi về cõi vĩnh hằng khi chỉ ở tuổi 38, còn ba em mất lúc 36 tuổi; họ ra đi khi còn quá trẻ nhưng tội hơn là 3 đứa con ngây thơ phải bơ vơ trên cõi đời bon chen. Quyết Thắng còn có 2 đứa em là Nguyễn Thị Thúy My chuẩn bị tham gia dự thi chuyển cấp vào lớp 10, còn đứa em trai út (tên Nguyễn Huy Hoàng) được 10 tuổi, học Trường tiểu học Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi.
Ba anh em Thắng bên di ảnh mẹ.
Nuốt nước mắt thương đau, em Nguyễn Quyết Thắng vẫn mơ ước và quyết tâm đến với giảng đường đại học, chỉ có con đường họ mới giúp tương lai bản thân Thắng và hai em thoát nghèo.
"Dù biết bây giờ em không có điều kiện đi thi đại học, nhưng em vẫn quyết tâm và nuôi ý nguyện phải thi và tiếp tục học. Bởi trước khi mẹ ra đi, mẹ luôn dặn dò em phải học và lo cho hai em trưởng thành", Thắng bày tỏ ý nguyện cuối cùng của mẹ.
Đăng ký thi ĐH, CĐ năm 2011, em Thắng đã nộp hồ sơ vào Trường ĐH Quy Nhơn (khoa Quản trị kinh doanh) và Trường CĐ Thương mại Đà Nẵng.
Trao đổi với PV Dân trí sáng ngày 4/6, thầy Nguyễn Hồng Danh - hiệu phó Trường THPT Ba Gia bày tỏ: "Chúng tôi xin chia buồn đến hoàn cảnh của em Nguyễn Quyết Thắng khi mẹ mất đúng vào kỳ thi tốt nghiệp. Trước hoàn cảnh này, nhà trường đã kịp thời quan tâm và động viên em tiếp tục tham gia thi. Ở trường, em rất ngoan hiền và nỗ lực học tập".
Thầy Thái Văn Đồng - giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Ngãi cho biết: "Hoàn cảnh em Thắng rất đáng thương, cá nhân tôi và ngành giáo dục xin chia buồn cùng em. Sau khi thi môn Văn, nếu em Thắng đạt kết quả trên 5 điểm, thì chúng tôi sẽ đặc cách cho em miễn thi các môn còn lại. Về phần mình, em Thắng cho biết gắng tiếp tục tham gia thi những môn còn lại và chúng tôi đề nghị Hội đồng thi trường THPT Ba Gia giúp đỡ cho em".
Rời căn nhà nhỏ dưới tiết trời nắng gắt, tôi không khỏi chạnh lòng với hoàn cảnh ngặt nghèo ấy. Giờ đây, 3 đứa trẻ thơ phải mồ côi cha mẹ, bà nội già yếu với căn bệnh dạ tràng hành hạ. Ngoài 2 sào mì và 3 sào lúa khô cằn, hàng tháng bà nội Thắng được nhận chính sách là 1,7 triệu đồng (chồng liệt sĩ và lương thương binh).
Chia tay chúng tôi để chuẩn bị dự thi môn cuối cùng, em Thắng quyết tâm: "Chỉ có con đường học mới giúp gia đình thoát nghèo, em sẽ cố gắng thi tốt và quyết bước vào giảng đường đại học".
Theo Dân Trí
Sáng nay, hơn 1 triệu thí sinh bắt đầu thi tốt nghiệp THPT Sáng nay 2/6, kỳ thi tốt nghiệp THPT ồng loạt diễn ra tại 63 tỉnh thành với sự tham dự của hơn 900 nghìn HS THPT và gần 135 nghìn HS bổ túc THPT. Trong 3 ngày (2-4/6) thí sinh sẽ trải qua 6 môn thi trong ó có 3 môn thi trắc nghiệm. Thí sinh TPHCM vào phòng thi môn ầu tiên....