Thi thử tốt nghiệp trực tuyến tại nhà: Kỳ thi “vô duyên” sẽ cho kết quả “ảo tưởng”
Đợt thi thử tốt nghiệp THPT cho học sinh lớp 12 đầu tiên được tổ chức vào cuối tháng Năm, đang đính kèm những băn khoăn, lo ngại về thực lượng, bởi hình thức tổ chức kiểm tra khảo sát trực tuyến sẽ khó đảm bảo kết quả thi hoàn toàn không xảy ra gian lận.
Thi thử tốt nghiệp trực tuyến tại nhà có thể không phản ánh đúng thực chất.
Kết quả khó thực chất
Học sinh lớp 12 tại các trường THPT trên địa bàn TP.Hà Nội chính thức bước vào đợt thi khảo sát trực tuyến đầu tiên từ ngày 29-31/5, chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 diễn ra vào tháng Tám tới. Theo đó, sở GD&ĐT Hà Nội quy định, học sinh thi bằng hình thức trực tuyến, thông qua phần mềm hanoistudy. Đề thi do Sở phụ trách, các trường bố trí cán bộ, giáo viên làm nhiệm vụ giám sát việc học sinh dự kiểm tra, phối hợp phụ huynh theo dõi việc làm bài thi của học sinh.
Bà Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng trường THPT Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Ngay sau khi nhận được văn bản của Sở, trường có kế hoạch triển khai, phân công ca trực giám sát theo các khung giờ thi. Sáng ngày 27/5, sau khi nhận tài khoản và mật khẩu từ Sở, trường cũng đã chuyển cho các giáo viên chủ nhiệm, hướng dẫn học sinh các bước tiến hành để tham gia thi trong hai ngày 27- 28/5. Quan điểm của nhà trường là đánh giá đúng kiến thức của học sinh, giúp các em định hướng ôn tập tốt cho kỳ thi tốt nghiệp”.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, bà cũng bày tỏ mối lo ngại: “Dù tham gia bất kỳ hình thức thi nào, cũng có thể xảy ra gian lận. Hình thức thi trực tuyến tại nhà và công nghệ như hiện nay cũng dễ dàng gian lận, nhà trường khó kiểm soát hơn…”.
Chia sẻ quan điểm với PV ĐS&PL về hình thức thi lần này, thầy Trần Mạnh Tùng, giáo viên Toán trường THPT Lương Thế Vinh tỏ rõ những băn khoăn về việc học sinh có thực sự tự giác, nghiêm túc khi làm bài khảo sát trực tuyến: “Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các trường bố trí giáo viên giám sát việc học sinh dự kiểm tra nhưng việc giám sát sẽ ra sao khi các em làm bài ở nhà, thầy cô không thể đến nhà từng em để theo dõi được. Khi học trực tuyến vì dịch Covid-19 đã có không ít em “qua mặt” giáo viên bằng cách tắt camera. Vậy, liệu thi ở nhà có đảm bảo các em sẽ trung thực làm bài không?”.
Với hơn 85.000 học sinh lớp 12 Hà Nội tham gia bài khảo sát kỳ thi chỉ có ý nghĩa với không quá 20% số thí sinh. “Thực tế, trong kỳ thi tốt nghiệp tới đây, thí sinh làm bài trực tiếp trên giấy chứ không phải thi qua máy tính. Việc thi thật cũng sẽ đảm bảo tính trung thực hơn khi có sự giám sát chặt chẽ của cán bộ coi thi và sự giám sát lẫn nhau của học sinh. Chưa kể, để hơn 85.000 học sinh lớp 12 của Hà Nội có đủ điều kiện làm bài khảo sát vào cùng một thời điểm không dễ bởi còn phụ thuộc vào điều kiện thiết bị, mạng internet… liệu có thể đáp ứng?”, thầy Tùng phân tích.
Sau khi chỉ ra hình thức thi khó đảm bảo tính trung thực, vị giáo viên trường THPT Lương Thế Vinh cũng nhấn mạnh thêm: “Đây là phương thức kiểm tra đánh giá tôi không đồng tình! Qua trao đổi, các giáo viên đều thấy thi kiểu này là không hợp lý, lợi bất cập hại… Kết quả không phản ánh đúng thực lực sẽ gây ra những “ảo tưởng” cho học sinh, giáo viên rất khó để đánh giá chính xác chất lượng học sinh”.
Thi như thế nào để phản ánh đúng chất lượng?
Trao đổi với tạp chí ĐS&PL, GS.TS, Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân nhận định: “Nếu muốn tổ chức thi trực tuyến tại nhà, cần đảm bảo xây dựng ngân hàng đề thi cho học sinh cùng lớp, mỗi học sinh một mã đề, như vậy sẽ tránh được việc quay cóp tại chỗ…”. GS.TS Võ Tòng Xuân còn nhấn mạnh: “Đã là kỳ thi thì cần tổ chức sao cho khoa học, có hiệu quả, nếu chỉ tổ chức mang tính hình thức, không kiểm tra được tính hiệu quả, không đánh giá được thực chất, thì chỉ càng tốn kém thời gian, công sức của cả thầy và trò, không cần thiết!”.
Trao đổi về vấn đề này, thầy Trần Mạnh Tùng cũng đề xuất không cần thiết tổ chức đến 3 lần kiểm tra khảo sát. “Kỳ thi trực tuyến cuối tháng Năm này rất “vô duyên”. Tôi hy vọng, nếu được, học sinh lớp 12 sẽ có buổi kiểm tra khảo sát trực tiếp tại trường vào khoảng tuần thứ ba của tháng Sáu, để kịp thời định hướng ôn thi cho kỳ thi chính thức”. Cô Bùi Thị Lan Anh, giáo viên trường THPT Việt Đức bày tỏ: “Nhà trường cần quán triệt để học sinh tự giác, nghiêm túc khi làm bài thi, hiểu được kết quả của đợt khảo sát này không lấy làm kết quả kiểm tra cuối kỳ, định kỳ mà nhà trường thông qua đó để có kế hoạch điều chỉnh phương pháp ôn tập phù hợp cho học sinh, nhằm phục vụ cho kỳ thi tốt nghiệp tới”.
Có thể lấy kết quả làm điểm kiểm tra thường xuyên
Mỗi học sinh sẽ thực hiện 3 bài thi, với 2 môn bắt buộc là Toán, tiếng Anh; và thêm 1 trong 2 bài thi tổ hợp: Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Học sinh không bắt buộc phải lấy điểm kiểm tra khảo sát (tùy điều kiện từng trường có thể lấy kết quả khảo sát làm điểm kiểm tra thường xuyên, tuyệt đối không được lấy vào điểm kiểm tra định kỳ theo quy định). Học sinh làm bài khảo sát qua 3 đợt, trong đó đợt 1 từ ngày 29-31/5; đợt 2 từ ngày 19-21/6; đợt ” 3 từ ngày 10-12/7/2020.
Khảo sát trực tuyến lớp 12: Làm mất thời gian, kết quả có đáng tin cậy?
Theo đánh giá của giáo viên, phụ huynh, kỳ khảo sát trực tuyến dành cho học sinh lớp 12 tại Hà Nội nếu không hiệu quả sẽ dẫn đến tình trạng mất thời gian, kết quả không đáng tin cậy.
Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, từ ngày 29/5 - 31/5, học sinh lớp 12 các trường học trên địa bàn Hà Nội sẽ tham gia kỳ khảo sát giống như thi thử Tốt nghiệp THPT do Sở tổ chức, hình thức thi trực tuyến, bài thi trắc nghiệm. Tham dự khảo sát, mỗi học sinh sẽ làm 3 bài kiểm tra, trong đó có 2 môn bắt buộc (Toán, Tiếng Anh) và 1 môn tự chọn Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội.
Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đã chỉ đạo các trường bố trí cán bộ giảng viên, giáo viên làm nhiệm vụ giám sát học sinh kiểm tra, đảm bảo chặt chẽ. Tổng hợp kết quả khảo sát của học sinh sau mỗi đợt kiểm tra, chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với cha mẹ học sinh chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất cho học sinh. Sở GD&ĐT Hà Nội không bắt buộc sử dụng kết quả này, tuy nhiên các trường có thể dùng điểm này làm điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên, không dùng làm điểm kiểm tra định kỳ theo quy định.
Từ ngày 29/5 - 31/5, học sinh lớp 12 tại Hà Nội sẽ tham gia kỳ khảo sát. Ảnh minh họa: Q.A
Sau khi Sở GD&ĐT Hà Nội ban hành kế hoạch tổ chức các đợt kiểm tra khảo sát trực tuyến đối với học sinh lớp 12, đại diện một số trường THPT tại Hà Nội cho rằng, mục đích của khảo sát thực tuyến là tốt, học sinh có cơ hội làm thêm các bài kiểm tra, nâng kinh nghiệm làm bài... Tuy nhiên, việc tổ chức nhiều lần trên máy tính chưa hẳn đã mang lại kết quả tốt hơn so với các kỳ thi thử tại trường, chia lớp và số báo danh giống thi thật như các năm gần đây.
" Thi khảo sát trực tuyến có nhiều điểm tích cực, giúp học sinh làm quen với các đề thi, giáo viên có thêm tư liệu để đánh giá khả năng của học sinh... Tuy nhiên, Sở nên giao về cho các trường tự tổ chức, hoặc Sở có thể ra đề, tổ chức kiểm tra bằng hình thức thông thường như thi tốt nghiệp THPT thay vì để học sinh tự thi trực tuyến tại nhà. Hơn nữa, kỳ thi của các em cũng là thi trên giấy, không phải thi trên máy tính" - Thầy Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng trường THCS - THPT Lê Quý Đôn (Hà Nội) cho biết.
Một số giáo viên cũng băn khoăn trong việc tổ chức cho hơn 85.000 học sinh lớp 12 tại Hà Nội tham gia khảo sát là con số lớn, trong khi đó các thiết bị không phải em nào cũng đầy đủ về máy tính, điện thoại... Bên cạnh đó, chất lượng đường truyền internet cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình làm bài của học sinh. Một số giáo viên kiến nghị, Sở GD&ĐT Hà Nội nên tổ chức thi khảo sát toàn thành phố một lần trực tiếp, học sinh đến tận trường để làm bài thi để làm quen với không khí thi cử.
Là giáo viên THPT và tham gia dạy học trực tuyến trong thời gian qua, thầy Trần Mạnh Tùng - Trường Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho rằng: " Sẽ khó khăn cho giáo viên khi giám sát học sinh trong quá trình làm bài do theo hình thức trực tuyến. Học sinh có thể dùng những cách khác nhau để "đối phó", do đó cần đặt ra câu hỏi về tính chính xác của đợt khảo sát. Nếu kết quả không chính xác, giáo viên sẽ gặp khó khăn trong việc tổ chức ôn tập, phân luồng, hướng dẫn học sinh".
Đối với các bậc phụ huynh, nhiều người cũng lo ngại về kết quả của học sinh có đúng thực lực, hay là làm bài theo cách "đối phó", thậm chí nếu lấy thành điểm kiểm tra, sẽ phát sinh tình trạng thi hộ, cho nhau đáp án...
Có con học lớp 12 tại quận Đống Đa, chị Thu Hà cho biết: " Thời gian nghỉ học vì COVID-19, nếu dạy học và tổ chức khảo sát trực tuyến là cần thiết, song hiện nay học sinh đã đi học và cần nhiều thời gian để ôn tập. Theo tôi, không nên tổ chức quá nhiều lần mà chỉ là 1 - 2 lần, kết quả để giáo viên và học sinh cùng tham khảo phục vụ việc bồi dưỡng, ôn tập".
Giật mình nhiều hình thức chống phá kỳ khảo sát trực tuyến đầu tiên lớp 12 tại Hà Nội Quá trình tổ chức khảo sát trực tuyến lớp 12 tại Hà Nội đã bị tấn công DDOS, chống phá kỳ khảo sát bằng cách giải bài đưa đáp án lên mạng xã hội, kích động học sinh không tham gia khảo sát... Ngày 5/6, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, từ ngày 29/5 đến ngày 31/5/2020, học sinh lớp 12 trên địa...