Thi thử THPT quốc gia ở Hà Nội: Đề Toán dài, học sinh khó làm hết
Giáo viên nhận định đề Toán trong kỳ thi khảo sát của Sở GD&ĐT Hà Nội có cấu trúc tương tự đề thử nghiệm của Bộ GD&ĐT. Học sinh dễ hoang mang do không đủ thời gian làm bài.
Chiều 20/3, hơn 62.000 học sinh lớp 12 của Hà Nội tham gia khảo sát môn Toán.
Nhằm giúp các em chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi THPT quốc gia 2017, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức thi và ra đề tương tự như trong kỳ thi sắp tới.
Thí sinh làm bài trong 90 phút. Đề bài bao gồm 50 câu với hình thức thi trắc nghiệm.
Đề bài như sau:
Thạc sĩ Nguyễn Bá Tuấn, giảng viên ĐH Công nghiệp Hà Nội, nhận định đề dài, học sinh khó có thể làm hết 50 câu trong 90 phút.
Giáo viên này đánh giá cấu trúc đề tương tự hai đề minh họa do Bộ GD&ĐT đưa ra trước đó, bao gồm 6 chuyên đề của lớp 12 là hàm số, mũ logarit, tích phân, số phức, hình học không gian cổ điển, hình Oxyz. Đề cũng có một số câu liên quan khái niệm ở lớp 10 và lớp 11.
Bên cạnh đó, phần hàm số và tích phân yêu cầu học sinh nắm rất vững định nghĩa và ứng dụng của các phần đó (đã được trình bày trong sách giáo khoa). Đề có nhiều câu liên quan đồ thị và sự biến thiên của hàm số, yêu cầu học sinh phải được luyện tập nhiều.
Video đang HOT
Thầy Bá Tuấn dự đoán nhiều học sinh không làm tốt hai câu về khối đa diện vì các em ít chú ý đến phần kiến thức này. Nam giáo viên cũng đánh giá các câu hỏi thực tế xuất hiện nhiều nhưng mức độ không quá khó. Tuy nhiên, các em vẫn mất nhiều thời gian cho câu này.
Theo thầy Tuấn, phần khó của đề nằm ở câu hỏi về tính biểu thức liên quan tích phân. Nó yêu cầu học sinh tìm được công thức tổng quát rồi mới thay các giá trị cụ thể ở đề bài đưa.
Thạc sĩ Nguyễn Bá Tuấn nhận định với dạng đề thi này, học sinh có thể hoang mang một chút vì không đủ thời gian để làm. Phổ điểm chung sẽ rơi vào khoảng 6-7 điểm.
Thầy khuyên các em cần học kỹ và bám sát sách giáo khoa, đồng thời tiếp cận các phương pháp làm nhanh để xử lý bài toán nhanh hơn.
Ngoài ra, thí sinh cần trang bị cho mình hệ thống công thức đủ rộng nhằm có thể sử dụng nó làm nguyên liệu để xử lý nhanh hơn khi gặp các bài có dạng quen thuộc.
Lịch thi khảo sát của học sinh lớp 12 ở Hà Nội.
Ngày 20/3, 62.406 học sinh lớp 12 của Hà Nội tham gia khảo sát tại 141 điểm thi. Đây là đợt khảo sát nhằm giúp học sinh thủ đô làm quen kỳ thi THPT quốc gia 2017.
Sáng nay, thí sinh làm bài môn môn Ngữ văn, thời gian 120 phút, chiều thi Toán với hình thức trắc nghiệm trong 90 phút.
Ngày mai, các em làm bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên buổi sáng, chiều thi ngoại ngữ. Ngày 22/3, học sinh làm bài tổ hợp Khoa học xã hội buổi sáng.
Theo Zing
Thi THPT quốc gia 2017: Lo coi thi lỏng, chặt khác nhau
Chỉ còn hơn 3 tháng nữa, học sinh lớp 12 sẽ bước vào kỳ thi THPT quốc gia 2017 với nhiều đổi mới.
Đến nay, các Sở GD&ĐT vẫn trăn trở với nhiều nỗi lo, trong đó có cả việc nơi coi lỏng, nơi coi chặt, sẽ không công bằng giữa thí sinh các địa phương.
Ông Trần Quang Mẫn, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Khánh Hòa cho biết dù đã có quy chế, địa phương đang chờ hội nghị triển khai phương án thi để rõ hơn một số vấn đề, đặc biệt là việc được tập huấn chạy phần mềm nhập dữ liệu thí sinh, phương án in sao đề thi...
Kỳ thi THPT quốc gia năm nay, trong một phòng thi, mỗi thí sinh sẽ có một đề riêng biệt. Ảnh: Tiền Phong.
Theo ông Mẫn, năm nay, sở chủ trì nên có nhiều băn khoăn, lo lắng, nhất là việc in sao đề thi.
"Việc cùng lúc in sao đề thi của nhiều môn trắc nghiệm sẽ có nguy cơ sai sót gấp 4 đến 5 lần so với những năm trước. Vì thế, phương án là địa phương phải chủ động chuẩn bị nhân sự, máy móc kỹ lưỡng, mất nhiều thời gian và công sức hơn", ông Mẫn nói.
Ông Mẫn chia sẻ điều ông lo lắng, băn khoăn nhất chính là việc thí sinh làm bài 3 môn thi tổ hợp. Quy chế quy định, thí sinh làm bài 3 môn trên cùng một phiếu dự thi, sau khi kết thúc môn thứ nhất, giám thị sẽ thu giấy nháp và đề thi.
Như vậy, có thể có kẽ hở để xảy ra tình trạng thí sinh xin tờ giấy nháp thứ 2 ghi lại đề môn thi thứ nhất để tiếp tục dành thời gian môn thi sau làm bài môn thi trước.
Theo ông Mẫn, điều này có thể xảy ra bởi thí sinh có tâm lý muốn dành nhiều thời gian làm bài thi cho môn thi định hướng nghề nghiệp. Ví dụ, một thí sinh thi khối A1 đăng ký với 3 môn xét điểm vào ĐH gồm Toán, Lý, Anh. Trong môn thi tổ hợp Khoa học tự nhiên, thí sinh này chỉ cần dành ít thời gian làm bài môn Hóa, Sinh đảm bảo đỗ tốt nghiệp, thời gian còn lại sẽ dành hết để làm môn Vật lý.
"Nếu như vậy, thí sinh sẽ phạm quy chế tuy nhiên sở vẫn phải đặt ra tình huống hoàn toàn có thể xảy ra như vậy", ông Mẫn nói.
Theo một chuyên gia giáo dục, những năm trước, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của các địa phương khá cao, có nơi lên tới 99%.
Tuy nhiên, năm nay, nếu làm nghiêm, con số này có thể giảm. Bởi lẽ, mỗi thí sinh có một mã đề riêng.
Ông Nguyễn Ngọc Trung, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng Sở GD&ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu cũng thông tin địa phương đã chuẩn bị những việc cơ bản như cơ sở vật chất, mua sắm thêm máy móc, thiết bị chuẩn bị cho việc in sao đề.
"Việc đảm bảo các điểm thi, phòng thi an toàn, nghiêm túc cũng là vấn đề đơn vị lo lắng", ông Trung nói.
Trong khi đó, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Ninh Nguyễn Văn Tuế lại cho rằng không lo ngại việc in sao đề.
Theo ông Tuế, quy chế quy định các địa phương tự in sao đề nhưng trong hướng dẫn thực hiện phương án thi THPT quốc gia sau đó, Bộ GD&ĐT cho phép địa phương phối hợp các đơn vị nên sở sẽ phối hợp với ĐH Bách khoa Hà Nội, đơn vị uy tín lâu năm có phần mềm in ấn tốt.
Ông Tuế cũng bày tỏ lo lắng việc mỗi địa phương tổ chức một cụm thi do sở chủ trì sẽ phát sinh chuyện có địa phương coi chặt, địa phương coi lỏng.
"Nếu mình coi chặt mà nơi khác coi lỏng thì sẽ thiệt thòi thí sinh của mình", ông Tuế nói.
Tuy nhiên, ông Tuế cho rằng Bộ GD&ĐT cũng đã có phương án đưa lực lượng cán bộ, giảng viên các trường về phối hợp coi thi tại các địa phương. Cộng với đó là hàng rào thanh tra của bộ giám sát, hy vọng các địa phương đều tổ chức kỳ thi nghiêm túc đảm bảo công bằng cho thí sinh.
Sẽ giảm tỷ lệ đỗ tốt nghiệp?
Theo một chuyên gia giáo dục, những năm trước, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của các địa phương khá cao, có địa phương lên tới 99%. Tuy nhiên, năm nay, nếu làm nghiêm, con số này có thể sẽ giảm. Bởi lẽ, mỗi thí sinh có một mã đề riêng. Trong phòng thi 24 thí sinh, các em không thể nhìn bài, hỏi bài nhau, do đó kết quả sẽ thực tế hơn.
Vị này cũng cho rằng: "Từ thực tế đó, các địa phương tự chủ trì tổ chức thi có thể sẽ nới hoặc có giải pháp để học sinh 'có cửa' làm bài để tránh ảnh hưởng đến tỷ lệ đỗ tốt nghiệp. Chưa kể, kết quả kỳ thi còn dùng để xét tuyển ĐH".
Điều này trùng quan điểm với một lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội. Ông cho rằng Hà Nội năm nào cũng tổ chức thi cực kỳ nghiêm ngặt. Do đó, có năm tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của Hà Nội thấp hơn một số địa phương.
Ông khẳng định: "Nếu nói chất lượng học sinh Hà Nội kém hơn các địa phương khác chắc chắn là không đúng".
Ông Sái Công Hồng, Phó cục trưởng Cục khảo thí (Bộ GD&ĐT) cho biết bộ đã ban hành quy chế thi, hướng dẫn thực hiện quy chế rất rõ cho các địa phương. Đến tháng 3 tới, bộ sẽ tổ chức tập huấn thêm một lần nữa để các địa phương còn gì băn khoăn, trăn trở bộ sẽ làm rõ.
Về việc địa phương lo lắng thí sinh dành thời gian làm bài môn này để làm môn khác trong bài thi tổ hợp, ông Hồng cho rằng: "Quy chế đã quy định sau khi kết thúc môn thi đầu tiên giám thị sẽ thu đề và giấy nháp, đồng thời yêu cầu thí sinh úp phiếu làm bài thi xuống bàn không tiếp tục làm bài thi. Hơn nữa, chỉ trong 50 phút, thí sinh làm 40 câu trắc nghiệm, bộ đã tính toán các em phải làm cật lực mới xong bài nên sẽ không có thời gian ngồi chép đề", ông Hồng nói.
Ngoài ra, ông Hồng khẳng định quy chế đã quy định chặt chẽ như vậy, nếu thí sinh nào vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm.
"Hơn nữa, ngoài giáo viên THPT của địa phương, lực lượng cán bộ, giảng viên các trường ĐH được cử về địa phương phối hợp coi thi, giám sát thi đảm bảo mỗi phòng thi có 1 người. Ngoài ra, còn có thanh tra, giám sát do đó các địa phương không nên lo lắng quá về việc coi thi có nghiêm túc hay không", ông Hồng nói.
Theo Nguyễn Hà / Tiền Phong
Hà Nội kiểm tra học sinh lớp 12 như thi THPT quốc gia Sở GD&ĐT vừa có văn bản hướng dẫn thực hiện kiểm tra khảo sát đối với học sinh lớp 12. Các môn và hình thức khảo sát giống như kỳ thi THPT quốc gia 2017. Theo công văn được ký ngày 24/2, mỗi học sinh làm 4 bài kiểm tra: 3 bài bắt buộc gồm Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh và một bài...