Thi thử THPT quốc gia ở Hà Nội: Đề Ngữ văn không khó, thiếu độc đáo
Một số giáo viên nhận định đề Ngữ văn trong kỳ thi khảo sát sáng 20/3 của Hà Nội có cách hỏi quen thuộc với đa số học sinh.
Ngày 20/3, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức khảo sát học sinh lớp 12 với phương thức tương tự kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.
Sáng nay, thí sinh tham gia khảo sát môn môn Ngữ văn, thời gian 120 phút. Đây cũng là bài thi duy nhất theo hình thức tự luận trong kỳ thi này.
Đề bài như sau:
Đề không khó
Nhìn chung, đề Văn được đánh giá tương đối dễ và không gây ấn tượng.
Thạc sĩ Đặng Ngọc Khương, giáo viên Ngữ văn, nhận định phần Đọc hiểu và Nghị luận xã hội đề cập những vấn đề quen thuộc, truyền thống, có tính giáo dục với học sinh. Nội dung của hai phần này ít mới mẻ, độc đáo.
Các câu hỏi ở phần Đọc hiểu tương đối dễ, tính thẩm mỹ chưa cao, có phần hơi nhàm chán, không phát huy nhiều khả năng tư duy sáng tạo của học sinh.
Phần Nghị luận xã hội tích hợp đọc hiểu đặt ra vấn đề mang ý nghĩa giáo dục nhiều hơn là ý nghĩa triết lý nhân sinh, khó có thể tìm kiếm những bài viết thể hiện tư duy biện luận sắc sảo.
Phần Nghị luận văn học thuộc dạng đề lấy một ý kiến nhận định làm gợi dẫn để cảm nhận một trích đoạn văn bản. Nói cách khác, từ một trích đoạn văn bản, học sinh làm sáng rõ một ý kiến nhận định.
Đây cũng không phải kiểu đề mới lạ. Đoạn văn được lựa chọn làm ngữ liệu phân tích, cảm nhận khá hay. Tuy nhiên, học sinh khó viết được bài văn hoàn chỉnh theo yêu cầu của người ra đề.
Thạc sĩ Đặng Ngọc Khương nhận định học sinh trung bình khá có thể đạt 5-6 điểm.
TS Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên trường THPT Chu Văn An, đánh giá đề Ngữ văn trong kỳ thi khảo sát của Sở GD&ĐT Hà Nội bám sát mô hình để minh họa của Bộ GD&ĐT, không làm khó học trò từ kiến thức tới kỹ năng, tạo thuận lợi cho giáo viên khi chấm.
Video đang HOT
Với câu nghị luận văn học, nếu học sinh được cung cấp đầy đủ kiến thức về phong cách của tác giả, đặc sắc nghệ thuật, cảm hứng lãng mạn của tác phẩm, đây sẽ là phần tạo hứng thú cho học trò có học lực khá trở lên.
Câu lệnh chưa chuẩn
Tuy nhiên, cô Tuyết vẫn còn một số băn khoăn về đề thi khi câu Đọc hiểu đặt ra yêu cầu hơi thấp, khó tạo thử thách để học sinh ôn luyện cho kỳ thi THPT quốc gia.
“Ví dụ, câu hỏi về thể loại (0,5 điểm) yêu cầu tìm biện pháp tu từ trong câu “Bốn bức tường im nghe / Bác lật từng trang sách gấp” mà không đề cập giá trị của biện pháp tu từ thì quá rộng so với quỹ điểm 0,5″, nữ TS nhận xét.
TS Thu Tuyết cho rằng đề vẫn còn chưa chuẩn xác trong diễn đạt câu lệnh ở câu 3 phần I, phải yêu cầu học trò “Xác định cặp từ trái nghĩa…” thay vì ” Xác định từ trái nghĩa…”.
Ở câu 4, người ra đề hoàn toàn có thể đặt ra vấn đề về vai trò “tìm đường / mở đường” hơn là nêu suy nghĩ về “công lao của Bác với đất nước”.
Ngoài ra, phần đề và phần lệnh của câu nghị luận xã hội hơi dài dòng so với đoạn văn 200 chữ.
Với câu nghị luận văn học, cụm từ “để thấy được” trong câu lệnh hơi dễ dãi, chưa định hướng được vấn đề bàn luận, hướng tới khẳng định một trong những nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân.
Lịch thi khảo sát của học sinh lớp 12 ở Hà Nội.
Sáng 20/3, 62.406 học sinh lớp 12 của Hà Nội tham gia khảo sát tại 141 điểm thi. Đây là đợt khảo sát nhằm giúp học sinh thủ đô làm quen kỳ thi THPT quốc gia 2017.
Sáng nay, thí sinh làm bài môn môn Ngữ văn, thời gian 120 phút, chiều thi Toán với hình thức trắc nghiệm trong 90 phút.
Ngày mai, các em làm bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên buổi sáng, chiều thi ngoại ngữ. Ngày 22/3, học sinh làm bài tổ hợp Khoa học xã hội buổi sáng.
Theo Zing
Thi THPT quốc gia 2017: Lo coi thi lỏng, chặt khác nhau
Chỉ còn hơn 3 tháng nữa, học sinh lớp 12 sẽ bước vào kỳ thi THPT quốc gia 2017 với nhiều đổi mới.
Đến nay, các Sở GD&ĐT vẫn trăn trở với nhiều nỗi lo, trong đó có cả việc nơi coi lỏng, nơi coi chặt, sẽ không công bằng giữa thí sinh các địa phương.
Ông Trần Quang Mẫn, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Khánh Hòa cho biết dù đã có quy chế, địa phương đang chờ hội nghị triển khai phương án thi để rõ hơn một số vấn đề, đặc biệt là việc được tập huấn chạy phần mềm nhập dữ liệu thí sinh, phương án in sao đề thi...
Kỳ thi THPT quốc gia năm nay, trong một phòng thi, mỗi thí sinh sẽ có một đề riêng biệt. Ảnh: Tiền Phong.
Theo ông Mẫn, năm nay, sở chủ trì nên có nhiều băn khoăn, lo lắng, nhất là việc in sao đề thi.
"Việc cùng lúc in sao đề thi của nhiều môn trắc nghiệm sẽ có nguy cơ sai sót gấp 4 đến 5 lần so với những năm trước. Vì thế, phương án là địa phương phải chủ động chuẩn bị nhân sự, máy móc kỹ lưỡng, mất nhiều thời gian và công sức hơn", ông Mẫn nói.
Ông Mẫn chia sẻ điều ông lo lắng, băn khoăn nhất chính là việc thí sinh làm bài 3 môn thi tổ hợp. Quy chế quy định, thí sinh làm bài 3 môn trên cùng một phiếu dự thi, sau khi kết thúc môn thứ nhất, giám thị sẽ thu giấy nháp và đề thi.
Như vậy, có thể có kẽ hở để xảy ra tình trạng thí sinh xin tờ giấy nháp thứ 2 ghi lại đề môn thi thứ nhất để tiếp tục dành thời gian môn thi sau làm bài môn thi trước.
Theo ông Mẫn, điều này có thể xảy ra bởi thí sinh có tâm lý muốn dành nhiều thời gian làm bài thi cho môn thi định hướng nghề nghiệp. Ví dụ, một thí sinh thi khối A1 đăng ký với 3 môn xét điểm vào ĐH gồm Toán, Lý, Anh. Trong môn thi tổ hợp Khoa học tự nhiên, thí sinh này chỉ cần dành ít thời gian làm bài môn Hóa, Sinh đảm bảo đỗ tốt nghiệp, thời gian còn lại sẽ dành hết để làm môn Vật lý.
"Nếu như vậy, thí sinh sẽ phạm quy chế tuy nhiên sở vẫn phải đặt ra tình huống hoàn toàn có thể xảy ra như vậy", ông Mẫn nói.
Theo một chuyên gia giáo dục, những năm trước, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của các địa phương khá cao, có nơi lên tới 99%.
Tuy nhiên, năm nay, nếu làm nghiêm, con số này có thể giảm. Bởi lẽ, mỗi thí sinh có một mã đề riêng.
Ông Nguyễn Ngọc Trung, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng Sở GD&ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu cũng thông tin địa phương đã chuẩn bị những việc cơ bản như cơ sở vật chất, mua sắm thêm máy móc, thiết bị chuẩn bị cho việc in sao đề.
"Việc đảm bảo các điểm thi, phòng thi an toàn, nghiêm túc cũng là vấn đề đơn vị lo lắng", ông Trung nói.
Trong khi đó, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Ninh Nguyễn Văn Tuế lại cho rằng không lo ngại việc in sao đề.
Theo ông Tuế, quy chế quy định các địa phương tự in sao đề nhưng trong hướng dẫn thực hiện phương án thi THPT quốc gia sau đó, Bộ GD&ĐT cho phép địa phương phối hợp các đơn vị nên sở sẽ phối hợp với ĐH Bách khoa Hà Nội, đơn vị uy tín lâu năm có phần mềm in ấn tốt.
Ông Tuế cũng bày tỏ lo lắng việc mỗi địa phương tổ chức một cụm thi do sở chủ trì sẽ phát sinh chuyện có địa phương coi chặt, địa phương coi lỏng.
"Nếu mình coi chặt mà nơi khác coi lỏng thì sẽ thiệt thòi thí sinh của mình", ông Tuế nói.
Tuy nhiên, ông Tuế cho rằng Bộ GD&ĐT cũng đã có phương án đưa lực lượng cán bộ, giảng viên các trường về phối hợp coi thi tại các địa phương. Cộng với đó là hàng rào thanh tra của bộ giám sát, hy vọng các địa phương đều tổ chức kỳ thi nghiêm túc đảm bảo công bằng cho thí sinh.
Sẽ giảm tỷ lệ đỗ tốt nghiệp?
Theo một chuyên gia giáo dục, những năm trước, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của các địa phương khá cao, có địa phương lên tới 99%. Tuy nhiên, năm nay, nếu làm nghiêm, con số này có thể sẽ giảm. Bởi lẽ, mỗi thí sinh có một mã đề riêng. Trong phòng thi 24 thí sinh, các em không thể nhìn bài, hỏi bài nhau, do đó kết quả sẽ thực tế hơn.
Vị này cũng cho rằng: "Từ thực tế đó, các địa phương tự chủ trì tổ chức thi có thể sẽ nới hoặc có giải pháp để học sinh 'có cửa' làm bài để tránh ảnh hưởng đến tỷ lệ đỗ tốt nghiệp. Chưa kể, kết quả kỳ thi còn dùng để xét tuyển ĐH".
Điều này trùng quan điểm với một lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội. Ông cho rằng Hà Nội năm nào cũng tổ chức thi cực kỳ nghiêm ngặt. Do đó, có năm tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của Hà Nội thấp hơn một số địa phương.
Ông khẳng định: "Nếu nói chất lượng học sinh Hà Nội kém hơn các địa phương khác chắc chắn là không đúng".
Ông Sái Công Hồng, Phó cục trưởng Cục khảo thí (Bộ GD&ĐT) cho biết bộ đã ban hành quy chế thi, hướng dẫn thực hiện quy chế rất rõ cho các địa phương. Đến tháng 3 tới, bộ sẽ tổ chức tập huấn thêm một lần nữa để các địa phương còn gì băn khoăn, trăn trở bộ sẽ làm rõ.
Về việc địa phương lo lắng thí sinh dành thời gian làm bài môn này để làm môn khác trong bài thi tổ hợp, ông Hồng cho rằng: "Quy chế đã quy định sau khi kết thúc môn thi đầu tiên giám thị sẽ thu đề và giấy nháp, đồng thời yêu cầu thí sinh úp phiếu làm bài thi xuống bàn không tiếp tục làm bài thi. Hơn nữa, chỉ trong 50 phút, thí sinh làm 40 câu trắc nghiệm, bộ đã tính toán các em phải làm cật lực mới xong bài nên sẽ không có thời gian ngồi chép đề", ông Hồng nói.
Ngoài ra, ông Hồng khẳng định quy chế đã quy định chặt chẽ như vậy, nếu thí sinh nào vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm.
"Hơn nữa, ngoài giáo viên THPT của địa phương, lực lượng cán bộ, giảng viên các trường ĐH được cử về địa phương phối hợp coi thi, giám sát thi đảm bảo mỗi phòng thi có 1 người. Ngoài ra, còn có thanh tra, giám sát do đó các địa phương không nên lo lắng quá về việc coi thi có nghiêm túc hay không", ông Hồng nói.
Theo Nguyễn Hà / Tiền Phong
Hà Nội kiểm tra học sinh lớp 12 như thi THPT quốc gia Sở GD&ĐT vừa có văn bản hướng dẫn thực hiện kiểm tra khảo sát đối với học sinh lớp 12. Các môn và hình thức khảo sát giống như kỳ thi THPT quốc gia 2017. Theo công văn được ký ngày 24/2, mỗi học sinh làm 4 bài kiểm tra: 3 bài bắt buộc gồm Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh và một bài...