Thi THPTQG 2018: Lưu ý khi làm bài Giáo dục công dân
Giáo viên Trường THPT chuyên Hùng Vương (Phú Thọ) phân tích đề thi tham khảo môn Giáo dục công dân, kỳ thi THPT quốc gia 2018, qua đó đưa ra những lời khuyên hữu ích cho học sinh trong ôn tập, làm bài thi.
ảnh minh họa
Những kiến thức, kĩ năng cần thiết đều có trong đề
Đánh giá của các thầy cô Trường THPT chuyên Hùng Vương, đề thi tham khảo môn Giáo dục công dân năm 2018 bao gồm kiến thức cả lớp 11 và lớp 12. Trong đó có 8 câu hỏi thuộc chương trình lớp 11 và 32 câu hỏi thuộc chương trình lớp 12.
Về cấu trúc, đề có 21 câu ở mức độ dễ, cơ bản; 8 câu ở mức độ vận dụng và 11 câu vận dụng cao. Tất cả các câu hỏi trong đề thi đều đảm bảo tính chính xác khoa học và có nội dung nằm ở phần chung của chương trình lớp 11 và 12 hệ THPT hiện hành, không chứa các nội dung giảm tải.
Các câu hỏi trong đề đã được biên soạn đảm bảo đề cập hết các đơn vị kiến thức học sinh cần biết, các kĩ năng học sinh cần có theo yêu cầu của chương trình; được sắp xếp từ dễ đến khó. Với những câu cơ bản, học sinh chỉ cần nắm vững nội dung cơ bản trong sách giáo khoa là làm được. Với những câu có tính phân loại, học sinh cần có tư duy phân tích và vận dụng kiến thức thực tế xã hội thì mới giải quyết được.
Video đang HOT
Tuy nhiên, câu 116 trong câu dẫn có mâu thuẫn, không tường minh giữa nhân vật A và B.
Bám vào từ khóa khi làm bài
Để ôn tập tốt với dạng đề thi này, học sinh cần tự hệ thống kiến thức theo từng bài sao cho phù hợp với năng lực, dễ hiểu, dễ nhớ: nên tham khảo phần đọc thêm trong sách giáo khoa và hệ thống câu hỏi các đề thi năm trước của Bộ GD&ĐT và của trường.
Trong quá trình học tập, ôn luyện, phải có ý thức xây dựng được thói quen đánh dấu lại các dạng câu hỏi, nội dung còn nhầm lẫn với nhau (như: giữa nội dung và định nghĩa), sau đó tìm từ khóa cho các nội dung để phân biệt.
Khi làm bào thi học sinh lưu ý: Thi trắc nghiệm không yêu cầu trình bày nội dung như tự luận mà là dựa vào kiến thức của bài nào, phần nào để đưa ra đáp án đúng. Đối với những câu hỏi vận dụng muốn tư duy nhanh để đưa ra phương án giải quyết thì phải bám vào các từ khóa (như: đã thực hiện việc gì?, đúng hay sai?, vi phạm cái gì?, không vi phạm cái gì?…) có ở cuối câu dẫn.
Đặc biệt, cần luôn cẩn thận với các câu có câu dẫn dài, nội dung phức tạp. Hãy đọc kĩ câu dẫn, nội dung từ khóa hỏi gì, đánh dấu đối tượng phù hợp của câu trả lời; kết thúc chọn một phương án đúng có đủ các đối tượng đã đánh dấu. Chú ý kiểm tra kĩ sự phù hợp giữa từ khóa hỏi và đối tượng được chọn.
Theo Giaoducthoidai.vn
Chương trình bộ môn Giáo dục công dân: Chú trọng xử lý tình huống thực tế
Môn Giáo dục công dân giữ vai trò chủ đạo trong việc giúp học sinh hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực của người công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam và hội nhập quốc tế.
ảnh minh họa
Ở giai đoạn giáo dục cơ bản, môn Đạo đức và Giáo dục công dân là môn học bắt buộc. Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, môn Giáo dục kinh tế và pháp luật là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
Theo Ban soạn thảo mục tiêu chung của môn Giáo dục công dân là giúp học sinh hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm, bảo vệ đất nước trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới, đặc biệt là yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đó là năng lực phát triển bản thân; năng lực điều chỉnh hành vi đạo đức, năng lực điều chỉnh hành vi pháp luật; năng lực giải quyết vấn đề về kinh tế. Đây là những biểu hiện đặc thù của các năng lực chung như: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo .
Trên cơ sở các định hướng đã nêu trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Chương trình môn Giáo dục công dân nhấn mạnh các quan điểm sau đây: Đảo đảm tính khoa học, tính sư phạm, tính thực tiễn và tính hệ thống; chú trọng tích hợp các nội dung giáo dục cơ bản, thiết thực, hiện đại về giá trị sống, kỹ năng sống, đạo đức, pháp luật...
Căn cứ vào các yêu cầu cần đạt và các định hướng chung bắt buộc này, các tác giả sách giáo khoa, cơ sở giáo dục và giáo viên môn học được chủ động, sáng tạo trong việc triển khai các nội dung dạy học, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục cụ thể theo yêu cầu phát triển chương trình.
Nội dung chủ yếu của môn Giáo dục công dân là giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật và kinh tế. Ở tiểu học và trung học cơ sở, nội dung môn học định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, quê hương, cộng đồng, nhằm hình thành cho học sinh thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập, sinh hoạt và ý thức tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật.
Ở trung học phổ thông, nội dung chủ yếu là học vấn phổ thông, cơ bản về kinh tế, pháp luật mang tính ứng dụng, thiết thực đối với đời sống và định hướng nghề nghiệp sau trung học phổ thông của học sinh; gắn kết với nội dung giáo dục đạo đức và giá trị sống, kỹ năng sống. Ngoài ra, trong mỗi năm học, những học sinh có định hướng theo học các ngành nghề Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Kinh tế, Hành chính và Pháp luật hoặc có sự quan tâm, hứng thú đối với môn học được chọn học một số chuyên đề nhằm tăng cường kiến thức về kinh tế, pháp luật và kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của mình.
Giáo viên đánh giá kết quả giáo dục là đánh giá mức độ đạt được của học sinh về phẩm chất và năng lực so với các yêu cầu cần đạt đặt ra cho mỗi lớp học. Cách thực hiện trong Chương trình môn Giáo dục công dân là: Kết hợp đánh giá thông qua các nhiệm vụ học tập (bài kiểm tra, bài tập thực hành, bài tập nghiên cứu,... ) với đánh giá thông qua quan sát biểu hiện về thái độ, hành vi ứng xử của học sinh trong quá trình tham gia các hoạt động học tập được tổ chức trên lớp học, hoạt động nhóm, tập thể hay cộng đồng, cũng như trong sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày;
Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh, đánh giá của phụ huynh học sinh và đánh giá của cộng đồng; Kết quả đánh giá sau mỗi học kỳ và cả năm học đối với mỗi học sinh là kết quả tổng hợp đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo Infonet.vn
Cô trò lặng người với trò chơi 'một người năm ngón tay' Thông qua thiết kế poster, làm phim và thuyết trình về những đề tài thực tế, học sinh đã có buổi học môn Giáo dục công dân thú vị và bổ ích. Buổi học do cô giáo Nguyễn Thị Hồng Châu, Tổ trưởng tổ Giáo dục công dân (GDCD) của trường THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM), tổ chức sáng 12/11. Với chủ đề...