Thi THPT quốc gia: Môn Ngữ văn ít điểm 9, cảnh báo chấm chặt khiến thí sinh bị thiệt
Chấm thi đến ngày thứ hai môn Ngữ văn cho thấy, tại nhiều hội đồng chấm thi, điểm 9 môn Ngữ văn rất hiếm. Tình trạng chấm quá “chặt tay” cũng được Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cảnh báo.
Trước thông tin sẽ chấm lại tất cả các bài thi điểm cao từ Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia Bộ GD-ĐT, không ít ý kiến lo ngại liệu có xảy ra tình trạng giám khảo chấm quá chặt, gây thiệt thòi cho thí sinh.
Tính đến thời điểm này, thông tin từ Ban Chỉ đạo thi các tỉnh, thành phố cho thấy, điểm 9 Ngữ văn khá hiếm. Tại TP Hồ Chí Minh mới xuất hiện một vài điểm 9. Tại Bắc Giang, điểm cao nhất là 8,5. Tại Lạng Sơn, điểm phổ biến nhất trong hội đồng chấm thi Ngữ văn là 5, 6 điểm.
Thực tế việc chấm thi môn Ngữ văn vẫn được cho là có độ “co giãn” nhất định so với các môn thi khác vì phụ thuộc nhiều vào ý chủ quan của giám khảo thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào đáp án, nhất là với đề thi có câu hỏi mở.
Bộ GD-ĐT tổ chức nhiều đoàn kiểm tra công tác chấm thi tại các địa phương trên cả nước
Kiểm tra công tác chấm thi tại Lạng Sơn, ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT chia sẻ áp lực của kỳ thi năm nay sau những sai phạm chấm thi tại một số tỉnh của kỳ thi năm ngoái. Chính vì vậy, Bộ GD-ĐT đã nhấn mạnh việc sẽ chấm lại các bài thi điểm cao như một biện pháp nhằm ngăn ngừa gian lận trong chấm thi.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho rằng, chấm tự luận nếu 2 vòng chênh từ 1,5 điểm trở lên thì bên cạnh việc chấm thêm vòng thứ ba thì cần phải xem lại nguyên nhân từ phía cán bộ chấm thi. Do nguyên nhân chủ quan hay khách quan? Do nhận thức, năng lực hay có động cơ cá nhân gì của người chấm hay không?
Video đang HOT
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nhấn mạnh, hội đồng chấm thi bắt buộc chấm kiểm tra 5% bài thi Ngữ văn ngay trong quá trình chấm, trong đó có những bài có điểm cao. Điểm cao thì tùy thuộc từng hội đồng thi, có nơi 7 điểm đã là cao nhưng có nơi 9 điểm.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT lưu ý tình trạng chấm chênh điểm không chỉ từ thấp thành cao mà có cả hiện tượng chấm chặt quá khiến học sinh bị thiệt thòi. Thứ trưởng cho rằng việc xem xét này cần thực hiện nghiêm túc để nếu cần thiết phải quyết liệt xử lý ngay; dừng việc chấm thi của những giám khảo như vậy để tránh thiệt thòi cho các thí sinh.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, nếu giám khảo làm hết trách nhiệm và năng lực của mình thì mức chênh lệch điểm môn Ngữ văn giữa hai vòng chấm chỉ có thể chênh nhau dưới 1 điểm là tối đa. Các ban chấm thi cần đảm bảo đúng tiến độ chấm nhưng điều quan trọng đặt lên hàng đầu là sự trung thực, khách quan, phản ánh đúng kết quả bài làm của thí sinh.
Theo ANTĐ
'Giám khảo chấm lệch nhiều điểm thi đến lần thứ ba sẽ bị loại'
Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ nói hội đồng chấm thi kiên quyết loại bỏ những giám khảo chấm lệch nhiều điểm đến lần thứ ba.
Ngày 1/7, Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra tại hội đồng chấm thi tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và Lạng Sơn.
14/7 công bố điểm thi
Tại Bắc Ninh, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 có nhiều áp lực, sau khi xảy ra tiêu cực với những bài học xương máu của ngành.
"Năm 2018, tiêu cực xảy ra ở khâu chấm thi, vì vậy, năm nay cần nâng cao trách nhiệm của cán bộ hơn nữa. Các thiết bị gian lận, dù có hiện đại thế nào, vẫn do con người sử dụng", ông Độ nói.
Nếu đánh giá kỳ thi an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế, chấm thi phải trung thực, khách quan, công bằng. Có như vậy, kỳ thi mới trọn vẹn, không xảy ra tiêu cực.
Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia 2019 (bên trái), kiểm tra công tác chấm thi tại Bắc Ninh. Ảnh: Q.Q.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết ngày 14/7, các sở sẽ công bố kết quả thi. Công tác chấm thi cần đảm bảo tiến độ, nhanh nhưng không vội. Địa phương tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát từ nay đến kết thúc khâu chấm thi, đồng thời báo cáo Bộ GD&ĐT nếu xảy ra vấn đề bất thường để có phương án xử lý kịp thời.
Ông Ngô Văn Liên - Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Ninh - cho hay phòng chấm thi có camera theo dõi. Cán bộ làm nhiệm vụ không được mang điện thoại di động vào phòng.
"Cán bộ cần chấm đúng quy định. Đề thi và bài làm của thí sinh có dạng mở nhưng một bài 5 điểm không thể tăng lên 6 hay hạ xuống 4", ông Liên thông tin.
Trong các buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ lưu ý cán bội chấm thi không phát tán thông tin, hình ảnh bài làm của thí sinh ra ngoài. Bài thi đang chấm được bảo vệ nghiêm theo luật, giám sát chặt chẽ.
"Thà ít nhưng mạnh"
Trong buổi làm việc tại Lạng Sơn, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho hay năm 2019, đoàn công tác của Bộ GD&ĐT tăng cường thanh tra chấm thi, gắn trách nhiệm cho đoàn kiểm tra của bộ và sở.
Lạng Sơn có hơn 8.000 bài thi tự luận môn Ngữ văn, trung bình mỗi thầy cô chấm 210 bài. Lạng Sơn cần tăng cường thanh tra, kiểm tra chặt chẽ khâu chấm thi, chọn 5% số bài đạt điểm cao nhất để chấm kiểm tra.
Khu vực chấm thi được cách ly. Ảnh: Q.Q.
Sau khi chấm kiểm tra, thống nhất điểm giữa hai giám khảo 1 và 2 mà chênh 1,5 điểm trở lên, hội đồng chấm cần xem lại người chấm lệch để có biện pháp xử lý. Ví dụ, một bài thi thực chất đạt 6 điểm nhưng lại chấm lên 8, chứng tỏ giáo viên có chuyên môn không vững hoặc vì lợi ích cá nhân.
"Việc chấm chênh điểm thi cần được thông báo trong hội đồng ban chấm thi. Nếu giám khảo chấm lệch điểm như vậy đến lần thứ 3, hội đồng chấm thi cần kiên quyết loại bỏ. Đội ngũ chấm thi của chúng ta thà ít nhưng mạnh còn hơn đông mà yếu", ông Độ nói.
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT dẫn lại thông tin năm 2018, Lạng Sơn có bài thi chấm chênh đến 2,5 điểm. Kỳ thi nghiêm túc phải đánh giá được năng lực học thật, thi thật của thí sinh. Vì vậy, cán bộ chấm thi có biểu hiện bất thường, không nghiêm túc khi thực hiện quy chế, cần quyết liệt xử lý.
Theo Zing
Chấm thi THPT quốc gia: TP.HCM vẫn chỉ có một bài thi văn đạt điểm 9 Theo thông tin từ Ban chấm thi THPT quốc gia 2019 tại TP.HCM, cho đến hiện tại (2.7) vẫn chỉ có một bài thi môn văn đạt điểm 9. Đến ngày 5.7, TP.HCM sẽ hoàn thành chấm các bài thi. Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc kiểm tra phòng thư ký - Đăng Nguyên Có gì bên trong phòng chấm thi THPT quốc gia?...