Thi THPT quốc gia: Học sinh vẫn ‘né’ môn Lịch sử
Chưa có con số thống kê cuối cùng nhưng sơ bộ cho thấy, học sinh lớp 12 tại TP HCM vẫn không mặn mà với Lịch sử, Địa lý, khi chọn môn thi thứ tư trong kỳ thi THPT quốc gia 2016.
Khảo sát sơ bộ về môn thi tự chọn tại một số trường THPT trên địa bàn TP HCM cho thấy, các em học sinh lựa chọn nhiều vẫn là những môn thuộc khối tự nhiên (Vật lý và Hóa học).
Trường THPT Nguyễn Chí Thanh có 221 em chọn môn Vật lý, 77 em chọn môn Hóa, 73 em chọn môn Địa, 10 em chọn môn Sinh và chỉ có 7 em chọn môn Sử.
Trường cũng tiến hành khảo sát việc học sinh đăng ký môn thi thứ 5 để xét tuyển ĐH, CĐ, kết quả sơ bộ cho thấy: 67 em chọn môn Hóa, 45 em chọn môn Lý, 27 em chọn môn Sinh, 13 em chọn môn Địa và chỉ có… 1 em chọn môn Sử.
Ảnh minh họa: Infonet.
Ông Phan Hường, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Thánh Tôn cho biết, toàn khối 12 có 388 học sinh, theo kết quả đăng ký sơ bộ được trường thực hiện vào đầu học kỳ 2 thì số lượng đăng ký các môn thi thứ 4, thứ 5 lần lượt là: Lý (192 em), Địa (186 em), Hóa (131 em), Sử (23 em) và Sinh (21 em).
Trường THPT Hiệp Bình cũng tiến hành cho học sinh đăng ký môn thi thứ 4 cùng các môn thi để xét tuyển ĐH, CĐ. Môn Lý vẫn có đông học sinh đăng ký nhất với 326 em, tiếp đó là Hóa 224 em, Địa 48 em, Sinh 31 em và chỉ có 14 học sinh đăng ký môn Sử.
Video đang HOT
Khảo sát bước đầu tại Trường THPT Nguyễn Trãi, số lượng lựa chọn môn thi của 480 học sinh lớp 12 lần lượt là: Lý (341 em), Hóa (141 em), Địa (75 em), Sử (27 em), Sinh (25 em).
Tại một số trường THPT khác, dù chưa có con số chính thức nhưng kết quả sơ bộ ban đầu cho thấy, các môn thi được các em chọn nhiều vẫn là lý, hóa, địa, rồi mới đến sử và sinh.
Theo các giáo viên, sở dĩ học sinh vẫn “né” môn Sử vì xu hướng chung, học sinh phải học quá nhiều mà khả năng điểm liệt lại cao. Học sinh vẫn có xu hướng chọn môn Địa thay cho Sử vì đây là môn dễ học, lại được mang Atlat Địa lý vào phòng thi nên dễ “thoát” được điểm liệt.
Một giáo viên dạy Địa cho biết, nếu học sinh có kỹ năng sử dụng Atlat Địa lý, nắm chắc kiến thức về ký hiệu, màu sắc, so sánh màu sắc ở bảng chú giải với màu sắc, ký hiệu trên bản đồ ở Atlat thì rất dễ kiếm điểm.
Thêm vào đó, do cấu trúc đề thi luôn có một câu 3 điểm về kỹ năng sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam nên học sinh không phải học thuộc các số liệu mà vẫn có thể làm được bài.
Theo Bạch Dương/ Infonet
Các trường phải tự cứu mình
Năm 2016, Bộ GD&ĐT tổ chức kỳ thi THPT quốc gia với kỳ vọng khắc phục hạn chế kỳ thi năm ngoái, nhưng vẫn còn lo lắng. Để tự cứu mình, nhiều trường tham gia nhóm tuyển sinh.
Theo nhiều chuyên gia giáo dục, năm nay sẽ vẫn xảy ra tình trạng thí sinh chờ đến những ngày cuối cùng của mỗi đợt xét tuyển để lựa chọn đăng ký xét tuyển vào các trường. Khi một lượng thí sinh "dồn dập" đăng ký vào những ngày cuối cùng nếu các phương tiện kỹ thuật, đường truyền Internet... không đáp ứng yêu cầu sẽ khiến cho các trường đại học "trở tay" không kịp.
Bên cạnh đó, thí sinh được phép thay đổi nguyện vọng 3 trường ở các đợt sau. Mỗi trường, thí sinh được phép thay đổi 2 ngành học khác nhau thì rất có thể lặp lại tình trạng rút - nộp hồ sơ một cách ồ ạt như năm 2015 khiến các trường đại học xử lý không kịp và thí sinh rơi vào cảnh "tiến thoái lưỡng nan".
"Trở tay không kịp"
Ông Đặng Đình Đại, Hiệu trưởng trường THPT Well Spring (Hà Nội) cho biết: Ở những đợt xét tuyển, thí sinh có thể sẽ chờ đến những ngày cuối cùng mới đăng ký xét tuyển để có thêm thời gian "nghe ngóng" thông tin các trường. Nếu các trường không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về phương tiện kỹ thuật sẽ xảy ra tình trạng "vỡ trận" trong những đợt xét tuyển như năm 2015.
Ngoài ra, năm nay, Sở GD&ĐT được công bố kết quả thi vẫn khó có thể xảy ra tình trạng tắc nghẽn đường truyền Internet. Vì năm nay sẽ có một lượng lớn thí sinh ở cụm thi địa phương truy cập vào đường truyền Internet của Sở GD-ĐT cùng một lúc, cùng một ngày.
Ngoài ra, đối với những trường đại học việc tính toán lượng hồ sơ ảo cũng gặp nhiều khó khăn. Ông Kiều Xuân Thực, Trưởng phòng Đào tạo, Đại học Công nghiệp Hà Nội cho biết: Năm 2016, các trường sẽ gặp khó khăn trong việc tính toán lượng hồ sơ ảo do đợt 1 thí sinh được đăng ký xét tuyển vào 2 trường, mỗi trường 2 ngành.
Theo như tính toán của nhiều trường, sẽ xảy ra tình trạng một thí sinh đỗ vào 2 trường, như vậy lượng thí sinh ảo sẽ cao hơn năm ngoái rất nhiều.
Năm 2016, nhiều trường đã tham gia nhóm tuyển sinh chung. Ảnh: Lao Động.
Các trường tự cứu mình
Theo Bộ GD&ĐT, quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng 2016 đã khắc phục được một số nhược điểm của kỳ thi THPT quốc gia năm 2015.
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí thi và Kiểm định Chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT) khẳng định: Để giảm lượng thí sinh ảo cho các trường, Bộ GD&ĐT đã đưa ra một số giải pháp khắc phục. Như trong quá trình đăng ký xét tuyển nguyện vọng phần mềm quản lý thi sẽ đảm bảo thí sinh không được đăng ký vượt nguyện vọng.
Tuy nhiên, nhiều trường đại học cho rằng, với phương thức xét tuyển như năm nay sẽ rất khó tính toán được lượng thí sinh ảo nếu các trường không có kênh thông tin để chia sẻ thông tin của thí sinh.
Do đó, để khắc phục tối đa lượng thí sinh ảo, nhiều trường đại học đã đưa ra đề án tuyển sinh theo nhóm, đây là một biện pháp để các trường tự cứu lấy mình.
Vừa qua, Bộ GD&ĐT đã phê duyệt Đề án tuyển sinh theo nhóm trường, trong đó có các trường như: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Xây dựng...
Theo ông Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng trường ĐH Bách Khoa Hà Nội: Năm nay, ở đợt 1 thí sinh được đăng ký xét tuyển vào hai trường, mỗi trường được đăng ký tối đa 2 nguyện vọng.
Việc thí sinh đăng ký xét tuyển như vậy các trường đều thấy nguy cơ thí sinh ảo cũng như điểm chuẩn ảo sẽ tăng cao, điều này sẽ tạo ra bất lợi cho thí sinh và các trường. Do đó, các trường đưa ra đề án liên kết tổ chức xét tuyển theo nhóm trường, nhóm ngành nhằm giảm lượng thí sinh ảo.
Theo ông Sơn, để thuận lợi trong công tác tuyển sinh, các trường tốp dưới có cùng một dải điểm cũng có thể liên kết tạo thành một nhóm tuyển sinh riêng.
Theo Khả Hân/ Lao Động
'Thay đổi của kỳ thi THPT quốc gia vì lợi ích học sinh' Đó là khẳng định của thạc sĩ Nam Nhật Minh - Phó trưởng phòng Quản lý thi tuyển sinh và công nhận văn bằng, Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng Giáo dục, Bộ GD&ĐT. Tại buổi tư vấn tuyển sinh do báo Sinh Viên Việt Nam tổ chức tại Hà Nội mới đây, Minh Tâm, học sinh trường THPT Nguyễn Tất...