Thi THPT quốc gia 2019: Tỷ lệ kiến thức trong đề thi sẽ thế nào?
Sau khi Bộ GD-ĐT công bố phương án thi THPT quốc gia 2019, nhiều giáo viên đã đưa ra ý kiến về tỷ lệ kiến thức các khối lớp trong đề thi như thế nào là phù hợp?
Thí sinh làm thủ tục dự thi THPT quốc gia năm 2018 – BẢO CHÂU
10 – 20 – 70 hay 10 – 10 – 80?
Thạc sĩ Phạm Phương Bình, Hiệu phó Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (Q.Thủ Đức, TP.HCM), nói rằng thời điểm này sắp kết thúc học kỳ 1, học sinh chuẩn bị bước vào giai đoạn nước rút. Vì vậy Bộ GD-ĐT cần sớm công bố đề minh họa để giáo viên và học sinh nhanh chóng tiếp cận với cấu trúc đề thi. Từ đó có phương án ôn tập tập trung hơn.
Còn ông Hoàng Hoài Sơn, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Q.Tân Bình, TP.HCM) đưa ra nhận định rằng: “Trong phương án xây dựng đề thi THPT quốc gia năm 2019, Bộ GD-ĐT vẫn sẽ xây dựng theo hướng từ dễ đến khó; trong đó khoảng 60% phục vụ xét tốt nghiệp, 40% còn lại phân hóa cho mục đích xét tuyển ĐH. Dự đoán tỷ lệ kiến thức năm nay khoảng 60% nội dung nằm trong chương trình lớp 12; 25% chương trình lớp 11 và 15% chương trình lớp 10″.
Video đang HOT
Hay ông Nguyễn Hoàng Khương, Hiệu phó Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM), nói rằng thực ra để giải quyết các yêu cầu của đề thi thì cần sự tổng hợp và liên thông kiến thức từ lớp 10 đến lớp 12. Vì vậy, nếu có đòi hỏi thể hiện kiến thức độc lập, theo tôi có thể sử dụng tỷ lệ kiến thức 10 – 11 – 12 lần lượt là 10% – 20% – 70%.
Còn giáo viên Nguyễn Viết Đăng Du, Tổ trưởng tổ lịch sử Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM) thì cho rằng nếu như năm trước, tỷ lệ kiến thức lớp 11 và lớp 12 là 20% – 80% thì năm nay có thể giữ nguyên nội dung lớp 12 là 80%, phần còn lại chia đều cho kiến thức của lớp 10 và 11.
Riêng ông Trần Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường THPT Đào Duy Anh (Q.6, TP.HCM), cho rằng kiến thức của lớp 12 cũng đã hàm chứa kiến thức lớp 10 và 11. Và kiến thức lớp 12 cũng đủ sức để đánh giá học sinh nên sử dụng các kiến thức có liên quan trong toàn bậc học mà không cần thiết phải đưa các nội dung cụ thể riêng biệt của từng khối lớp.
Tăng tỷ lệ điểm thi xét tốt nghiệp, hạn chế tiêu cực?
Với việc Bộ GD-ĐT dự kiến tăng tỷ lệ trong đánh giá xét tốt nghiệp lên thành 70 – 30 thay cho 50 – 50, ông Phạm Phương Bình thể hiện sự đồng tình và cho rằng sẽ giảm tiêu cực trong trường hợp có trường, có giáo viên cố tình nâng điểm, tác động đến kết quả xét tốt nghiệp, xét tuyển ĐH, CĐ.
Tương tự, thầy Hoàng Hoài Sơn, khẳng định việc thay đổi tỷ lệ 50 – 50 thành 70 – 30 chắc chắn tác động khá lớn đến tỷ lệ tốt nghiệp. Chẳng hạn, học sinh năm 2018 có điểm học bạ 7,0 điểm thi THPT 3,0 (không bị điểm liệt) sẽ được công nhận đậu tốt nghiệp. Nhưng nếu vào năm nay, học sinh có điểm thi như trên sẽ rớt tốt nghiệp (3 x 7 7 x 3)/10 = 4,2 điểm. Tuy nhiên ông Sơn đánh giá, việc thay đổi tỷ lệ này nhằm giảm thiểu sự bất cập khi điểm trung bình lớp 12 chiếm 50% kết quả xét khiến kết quả không thực chất.
Còn ông Trần Trung Kiên phân tích rằng, đứng về góc độ lý luận, tỷ lệ 50 – 50 là hợp lý vì việc đánh giá học sinh cần nhìn nhận một quá trình học tập. Nhưng thực tế quy định này lại bị “lợi dụng, biến tướng” bằng cách đánh gái năng lực học sinh trên lớp thật cao để việc thi không còn là yếu tố quan trọng khi xét tốt nghiệp. Thế nên việc thay đổi tỷ lệ 70 – 30 để giải quyết cái “đuôi” và là “chốt chặn” thực sự cần thiết.
Theo thanhnien
Thêm chương trình lớp 10, đề thi môn văn nên thế nào?
Theo lộ trình, đề thi của kỳ thi THPT quốc gia năm nay có thêm nội dung chương trình lớp 10. Cùng với chủ trương của Bộ GD-ĐT thay đổi mục đích kỳ thi từ '2 trong 1' hướng đến chú trọng để xét tốt nghiệp và đang chuẩn bị công bố đề thi minh họa, chúng tôi đề xuất đề thi môn văn nên có những giới hạn và điều chỉnh sau đây.
Độc Lập
Cần giới hạn kiến thức
Nếu tính thêm cả chương trình lớp 10, đề thi môn văn sẽ có kiến thức rất rộng, gồm toàn bộ văn học trung đại (lớp 10 và một phần lớp 11); văn học hiện đại từ đầu thế kỷ 20 đến 1945 (lớp 11); và từ 1945 đến hết thế kỷ 20 (lớp 12). Trong khi đó, thầy trò phải "vắt chân lên cổ" để chạy may ra mới học hết chương trình lớp 12 và ôn tập được một số tác phẩm tiêu biểu. Vì vậy, việc giáo viên và học sinh lo lắng về việc ôn gì, giới hạn những tác phẩm nào để chủ động hơn, tránh tiêu cực áp lực thi cử... là những câu hỏi cấp thiết hiện nay. Theo chúng tôi, cùng với việc công bố đề minh họa, Bộ nên có văn bản giới hạn cụ thể, rõ ràng về mặt này.
Trước đây, trong bộ đề tuyển sinh môn văn có nhiều tác phẩm thuộc giai đoạn văn học trung đại, như Truyện Kiều của Nguyễn Du (đoạn trích Trao duyên), thơ thu của Nguyễn Khuyến, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu... Cho nên theo chúng tôi, ngoài chương trình chính ở lớp 12, nên tập trung giới hạn những tác phẩm thật sự tiêu biểu.
Nên thay đổi cấu trúc ở câu nghị luận văn học
Về cấu trúc đề thi và thang điểm cơ bản giữ nguyên nhưng nên có sự điều chỉnh ở câu nghị luận văn học. Cụ thể, ở câu 2 (5 điểm) của phần II/làm văn nên tách thành 2 phần yêu cầu, gồm 2a và 2b. Ở phần 2a là yêu cầu kiến thức của lớp 12; thang điểm có thể từ 3,5 - 4 điểm. Ở phần 2b là yêu cầu kiến thức lớp 10, 11; thang điểm có thể từ 1 - 1,5 điểm. Không nhất thiết phải có sự tích hợp giữa 2a và 2b như cấu trúc đề cũ, mà có thể là một yêu cầu độc lập.
Tách riêng ra như thế có nhiều cái lợi: Người ra đề không bị quá bó buộc vào cấu trúc đề và xây dựng nhiều đề thi gượng ép, khiên cưỡng (như đề thi năm 2018 vừa rồi). Tránh được hiện tượng đề dự đoán, đề mẫu tràn lan trên mạng xã hội vừa qua, và thực trạng học sinh học tủ, học vẹt. Câu 2b dùng cho mục đích nâng cao nên giúp phân loại thí sinh rõ ràng hơn. Để phát huy tính sáng tạo và tạo được sự hứng thú cho thí sinh khi làm bài, câu hỏi 2b này nên thiên về bình luận, bình giảng, nhận định, cảm thụ văn học... trong một yêu cầu hướng đến việc xây dựng văn bản mở.
Theo thanhnien
Đề thi THPT Quốc gia 2019 sẽ khó hay dễ? Sau kỳ thi THPT Quốc gia 2018, lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã thừa nhận đề thi có những câu hỏi khó so với yêu cầu của kỳ thi. Vì vậy, trong năm tới sẽ thay đổi để phù hợp với mục tiêu chủ yếu để xét tốt nghiệp và đánh giá quá trình học tập sau 12 năm. Tuy nhiên, thay đổi như...