Thi THPT quốc gia 2019: Lắp camera tránh gian lận thi cử, có khả thi?
Năm 2019, Bộ GD-ĐT sẽ đặt camera giám sát phòng chấm thi THPT quốc gia 24/24 giờ. Việc này có thực hiện được và giúp hạn chế các tiêu cực thi cử có thể diễn ra?
Thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2018 – NGỌC DƯƠNG
Theo thông tin chính thức về phương án thi THPT quốc gia năm 2019 vừa được Bộ GD-ĐT công bố, việc chấm thi sẽ được giao cho các trường ĐH. Trong đó, bộ trực tiếp chỉ đạo tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm, giao nhiệm vụ cho các trường ĐH chủ trì, đặt camera giám sát phòng chấm thi 24/24 giờ.
Chia sẻ về thông tin này, PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM ủng hộ việc các ĐH chủ trì chấm thi vì sẽ khắc phục các tiêu cực ở những năm trước. Đáng nói, điều này sẽ giúp cho các trường ĐH tuyển đầu vào chính xác, công bằng hơn với thí sinh.
Tuy nhiên theo PGS-TS Dũng, việc lắp camera cũng sẽ gặp khó khăn ở các điểm thi vùng sâu, vùng biên giới khi mạng không có hoặc yếu, tín hiệu từ camera không thể truyền lên mạng. Còn nếu ghi vào thẻ nhớ thì dễ bị xoá.
Video đang HOT
Từ đó, PGS-TS Dũng đề xuất đối với bài thi tự luận cần đưa thêm biện pháp yêu cầu thí sinh phải gạch chéo phần giấy trắng còn lại cuối bài thi để tránh tình trạng viết thêm vào bài thi có thể xảy ra.
Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM cũng cho rằng việc đặt camera là biện pháp hay để tăng cường công tác giám sát.
Tuy nhiên, theo thạc sĩ Sơn, trong công tác chấm trắc nghiệm thì ngoài việc tăng cường công tác bảo mật thông qua biện pháp kỹ thuật thì sau khi chấm tập trung cần gửi trực tiếp dữ liệu về Bộ để tổng hợp. Từ Bộ mới trả kết quả về các Sở tổng hợp chung bài tự luận, như vậy mới đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Cũng theo thạc sĩ Sơn, trong việc chấm tự luận, khâu làm phách và bảo mật phách là quan trọng nhất. Khi chấm thi, các trường ĐH thống nhất phương án chấm dựa trên đáp án, hướng dẫn chấm của Bộ và giám sát khâu chấm kiểm tra thì sẽ ngăn ngừa được tình trạng “lỏng” trong công tác chấm thi.
Đồng quan điểm này, Phó hiệu trưởng một trường ĐH tại TP.HCM cho rằng việc tăng cường hỗ trợ của công nghệ thông tin như lắp camera giám sát là cần thiết. Tuy nhiên yếu tố con người mới quan trọng nhất.
“Tốt nhất vẫn là giao cho các trường ĐH chủ trì toàn bộ khâu chấm thi, kể cả trắc nghiệm và tự luận. Các sở GD-ĐT chỉ tham gia hỗ trợ theo sự điều động của phía trường ĐH. Khi yếu tố người thực hiện thể hiện sự khách quan thì camera chỉ có tác dụng hỗ trợ thêm”, người này nói.
Theo thanhnien
Đề xuất thành lập các trung tâm chấm thi tập trung
Theo thông tin chính thức về tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 vừa được Bộ GD-ĐT công bố, việc chấm thi sẽ được giao cho các trường ĐH.
Ảnh: Độc Lập
Trong đó, bộ trực tiếp chỉ đạo tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm, giao nhiệm vụ cho các trường ĐH chủ trì, đặt camera giám sát phòng chấm thi 24/24 giờ. Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát của bộ và các trường ĐH, CĐ đối với việc chấm bài thi tự luận (môn ngữ văn) do sở GD-ĐT chủ trì.
Trước thông tin này, tiến sĩ Nguyễn Thanh Trọng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM, cho rằng đây là hướng đi đúng. "Khi có sự tham gia của các trường ĐH, CĐ trong tổ chức và giám sát chấm thi, tình hình sẽ khách quan hơn. Nhất là trong bối cảnh nhiều trường vẫn còn sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển thí sinh vào trường mình, độ tin cậy sẽ cao hơn", tiến sĩ Trọng nói.
Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cũng nói các trường ĐH, CĐ sẽ sẵn sàng tiếp nhận và ủng hộ chủ trương trên, việc này sẽ góp phần mang lại sự công bằng hơn cho thí sinh trong kỳ thi sắp tới. Cũng theo tiến sĩ Hạ, các trường ĐH hoàn toàn có đủ điều kiện để thực hiện nhiệm vụ này vì trước đây từng tham gia chấm thi tự luận và trắc nghiệm.
Tuy nhiên, đại diện các trường ĐH cũng đưa ra những đề xuất kỹ thuật để chấm thi hiệu quả hơn. Theo tiến sĩ Nguyễn Thanh Trọng, việc chấm thi trắc nghiệm nên thực hiện tập trung ở một số điểm chứ không nhất thiết cho các trường ở từng hội đồng thi. Trong đó, chọn lựa những trường ĐH có cơ sở vật chất tốt, nhân lực có nhiều kinh nghiệm trong chấm thi. "Chấm tập trung sẽ phát sinh thêm việc trong quá trình di chuyển bài thi nhưng không quá phức tạp. Hơn nữa hình thức này cũng từng được áp dụng trong kỳ thi 3 chung trước đây", tiến sĩ Trọng cho hay.
Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cũng đề xuất thành lập các điểm chấm thi tập trung với nhân lực tham gia từ nhiều trường tại: Trường ĐH Cần Thơ, ĐH Quốc gia TP.HCM, Trường ĐH Tây Nguyên...
Còn theo hiệu trưởng một trường ĐH tại TP.HCM, Bộ nên giao luôn cho các trường ĐH chấm thi trắc nghiệm và tự luận. Để làm được việc này, cần hình thành trung tâm chấm thi ở một số địa phương nhưng do trường ĐH chủ trì. Ngay cả trường ĐH, CĐ địa phương cũng không tham gia vào việc chấm thi học sinh trên địa bàn. "Việc chấm thi tự luận dù giao Bộ phối hợp với trường ĐH giám sát nhưng do sở GD-ĐT chủ trì cũng rất khó. Đơn giản chỉ cần nới tay đã cho ra kết quả khác", người này nói.
Theo thanhnien
Kỳ thi THPT Quốc gia 2019: Lấp lỗ hổng công nghệ, chấm thi theo cụm Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&T cho biết: Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ chấm thi theo cụm, với nguyên tắc cán bộ chấm thi không chấm thi cho học sinh tỉnh mình. Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2018. Ảnh: Như Ý Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng,...