Thi THPT quốc gia 2019: Độ khó đề thi minh họa giảm rõ rệt
Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố đề minh họa kỳ thi THPT quốc gia 2019, các chuyên gia nhận định, đề thi lần này đã giảm mạnh về độ khó, câu hỏi tập trung chủ yếu vào chương trình lớp 12, phục vụ mục tiêu xét tốt nghiệp là chính.
Đánh giá từ đội ngũ chuyên gia luyện thi hệ thống giáo dục Hocmai, đề thi minh họa vừa được Bộ GD-ĐT công bố bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình THPT và chủ yếu thuộc chương trình lớp 12, số câu hỏi lớp 12 tăng lên so với đề thi các năm trước (khoảng 85%-90%).
Phần kiến thức lớp dưới chiếm tỉ lệ rất nhỏ (không quá 10%/1 môn và gần như chỉ rơi vào chương trình lớp 11, không có câu hỏi thuộc kiến thức lớp 10).
Riêng môn Ngữ văn ngữ liệu nằm hoàn toàn trong chương trình lớp 12, còn môn Toán có xuất hiện câu hỏi có liên quan đến kiến thức lớp 10 (câu 49).
Về độ khó của đề thi, so với đề thi chính thức kì thi THPT quốc gia năm 2018 , độ khó của đề thi tham khảo được giảm đi tương đối rõ và tập trung nhiều vào mục tiêu để xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Số câu hỏi dễ và câu hỏi lí thuyết tăng, số câu vận dụng cao giảm đi chỉ còn chiếm khoảng 10% (khoảng 4 câu) và có sự giảm về độ khó của các câu hỏi này so với đề thi 2018. Sự điều chỉnh này tương đối hợp lí nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu của kì thi, giải quyết các vấn đề tồn đọng của kì thi các năm trước.
Video đang HOT
Đề minh họa thi THPT 2019 được đánh giá là giảm rõ rệt độ khó
Năm 2017 đề thi được phản ánh là quá dễ dẫn đến tình trạng mưa điểm 10 còn đề thi năm 2018 lại quá khó đến mức nhiều chuyên gia cũng gặp khó khăn để giải. Ngoài ra, việc điều chỉnh về độ khó và cấu trúc đề thi như vậy cũng tạo thuận lợi hơn cho thí sinh trong việc xét công nhận tốt nghiệp theo quy chế mới. Với đề thi này, thí sinh học ở mức TB-Khá không khó để có thể đạt 6,7 điểm/1 môn thi.
Theo các chuyên gia, đề thi lần này mang tính chất tham khảo để học sinh hình dung được sơ bộ về hình thức của 1 đề thi thật đồng thời có thêm thông tin để phục vụ việc ôn tập.
Các bạn học sinh cần bám sát quy chế thi THPT quốc gia, tập trung ôn tập để nắm chắc các phần kiến thức lớp 12, đồng thời rà soát lại các phần kiến thức lớp 11 và một số phần có liên quan ở lớp 10 để gia tăng cơ hội tối đa điểm số, đặc biệt với các câu hỏi ở mức độ vận dụng cao để xử lí được thì thí sinh cần có sự tổng hợp kiến thức từ lớp dưới.
Theo anninhthudo
Thi THPT quốc gia 2019: Tỷ lệ kiến thức trong đề thi sẽ thế nào?
Sau khi Bộ GD-ĐT công bố phương án thi THPT quốc gia 2019, nhiều giáo viên đã đưa ra ý kiến về tỷ lệ kiến thức các khối lớp trong đề thi như thế nào là phù hợp?
Thí sinh làm thủ tục dự thi THPT quốc gia năm 2018 - BẢO CHÂU
10 - 20 - 70 hay 10 - 10 - 80?
Thạc sĩ Phạm Phương Bình, Hiệu phó Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (Q.Thủ Đức, TP.HCM), nói rằng thời điểm này sắp kết thúc học kỳ 1, học sinh chuẩn bị bước vào giai đoạn nước rút. Vì vậy Bộ GD-ĐT cần sớm công bố đề minh họa để giáo viên và học sinh nhanh chóng tiếp cận với cấu trúc đề thi. Từ đó có phương án ôn tập tập trung hơn.
Còn ông Hoàng Hoài Sơn, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Q.Tân Bình, TP.HCM) đưa ra nhận định rằng: "Trong phương án xây dựng đề thi THPT quốc gia năm 2019, Bộ GD-ĐT vẫn sẽ xây dựng theo hướng từ dễ đến khó; trong đó khoảng 60% phục vụ xét tốt nghiệp, 40% còn lại phân hóa cho mục đích xét tuyển ĐH. Dự đoán tỷ lệ kiến thức năm nay khoảng 60% nội dung nằm trong chương trình lớp 12; 25% chương trình lớp 11 và 15% chương trình lớp 10".
Hay ông Nguyễn Hoàng Khương, Hiệu phó Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM), nói rằng thực ra để giải quyết các yêu cầu của đề thi thì cần sự tổng hợp và liên thông kiến thức từ lớp 10 đến lớp 12. Vì vậy, nếu có đòi hỏi thể hiện kiến thức độc lập, theo tôi có thể sử dụng tỷ lệ kiến thức 10 - 11 - 12 lần lượt là 10% - 20% - 70%.
Còn giáo viên Nguyễn Viết Đăng Du, Tổ trưởng tổ lịch sử Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM) thì cho rằng nếu như năm trước, tỷ lệ kiến thức lớp 11 và lớp 12 là 20% - 80% thì năm nay có thể giữ nguyên nội dung lớp 12 là 80%, phần còn lại chia đều cho kiến thức của lớp 10 và 11.
Riêng ông Trần Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường THPT Đào Duy Anh (Q.6, TP.HCM), cho rằng kiến thức của lớp 12 cũng đã hàm chứa kiến thức lớp 10 và 11. Và kiến thức lớp 12 cũng đủ sức để đánh giá học sinh nên sử dụng các kiến thức có liên quan trong toàn bậc học mà không cần thiết phải đưa các nội dung cụ thể riêng biệt của từng khối lớp.
Tăng tỷ lệ điểm thi xét tốt nghiệp, hạn chế tiêu cực?
Với việc Bộ GD-ĐT dự kiến tăng tỷ lệ trong đánh giá xét tốt nghiệp lên thành 70 - 30 thay cho 50 - 50, ông Phạm Phương Bình thể hiện sự đồng tình và cho rằng sẽ giảm tiêu cực trong trường hợp có trường, có giáo viên cố tình nâng điểm, tác động đến kết quả xét tốt nghiệp, xét tuyển ĐH, CĐ.
Tương tự, thầy Hoàng Hoài Sơn, khẳng định việc thay đổi tỷ lệ 50 - 50 thành 70 - 30 chắc chắn tác động khá lớn đến tỷ lệ tốt nghiệp. Chẳng hạn, học sinh năm 2018 có điểm học bạ 7,0 điểm thi THPT 3,0 (không bị điểm liệt) sẽ được công nhận đậu tốt nghiệp. Nhưng nếu vào năm nay, học sinh có điểm thi như trên sẽ rớt tốt nghiệp (3 x 7 7 x 3)/10 = 4,2 điểm. Tuy nhiên ông Sơn đánh giá, việc thay đổi tỷ lệ này nhằm giảm thiểu sự bất cập khi điểm trung bình lớp 12 chiếm 50% kết quả xét khiến kết quả không thực chất.
Còn ông Trần Trung Kiên phân tích rằng, đứng về góc độ lý luận, tỷ lệ 50 - 50 là hợp lý vì việc đánh giá học sinh cần nhìn nhận một quá trình học tập. Nhưng thực tế quy định này lại bị "lợi dụng, biến tướng" bằng cách đánh gái năng lực học sinh trên lớp thật cao để việc thi không còn là yếu tố quan trọng khi xét tốt nghiệp. Thế nên việc thay đổi tỷ lệ 70 - 30 để giải quyết cái "đuôi" và là "chốt chặn" thực sự cần thiết.
Theo thanhnien
Thêm chương trình lớp 10, đề thi môn văn nên thế nào? Theo lộ trình, đề thi của kỳ thi THPT quốc gia năm nay có thêm nội dung chương trình lớp 10. Cùng với chủ trương của Bộ GD-ĐT thay đổi mục đích kỳ thi từ '2 trong 1' hướng đến chú trọng để xét tốt nghiệp và đang chuẩn bị công bố đề thi minh họa, chúng tôi đề xuất đề thi môn...