Thi THPT quốc gia 2019: Coi thi xong, tình người nhớ mãi!
Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 đã khép lại, các thầy cô coi thi của các trường ĐH hầu như đã về đến nhà, mang theo rất nhiều kỷ niệm vui.
Giảng viên Nguyễn Thị Thuỳ Linh, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM chụp ảnh với trẻ em Côn Đảo – NVCC
Canh cho thí sinh… đi vệ sinh!
Một cán bộ của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã về đến nhà và cho biết đã hoàn thành nhiệm vụ coi thi THPT quốc gia ở tỉnh Long An và phải sống ảo… cho đỡ ghiền bằng cách lên Facebook cá nhân kể lại những kỷ niệm ở nơi mình coi thi. Anh kể lại là nơi mình coi thi có sân “khủng” (phải chạy xe qua lại giữa các khu), loa “khủng” (làm giám sát ở gần khu vực có loa, loa kêu là phải bịt tai lại) và trống “khủng” (dùi to, trống bự, tiếng vang giật mình) nên tình người cũng lớn.
Cán bộ coi thi này cũng kể có 7 bữa cơm mà quá trời món, từ rau tươi, thịt ngon, cá tôm cũng ngọt. Các thầy cô ở trường không đi gác thi tụ lại chuẩn bị cơm nước cho hội đồng thi.
Video đang HOT
Đặc biệt, ngày 27.6, anh gặp một chuyện nhớ đời vì làm giám sát điểm thi. Anh kể: “Sáng nay lần đầu tiên trong đời gặp trường hợp thí sinh … khẩn cấp vào nhà vệ sinh. Em chạy vội vào, mình gọi với theo: “Khăn giấy nè em”. Em chạy ra lấy, lễ phép cúi đầu: “Em cảm ơn Thầy”. Mình rất xúc động, nhưng phải bảo em: “Nhanh đi kẻo vỡ oà!”.Lát ra mình rót ly nước cho em uống thuốc, em lại cúi đầu cảm ơn. Em bảo sáng có uống một liều rồi nhưng bụng chưa ổn. Nhìn qua thuốc em uống, mình ân cần dặn dò: “Làm liều này thôi nha, thêm liều nữa là cả tuần tắc tị à”. Em ngạc nhiên, mình lại ôn tồn giải thích: “Thầy uống rồi, bị hoài, nói thiệt mà”.
Cho thầy cô “vặt” chôm chôm vì sợ… buồn!
Năm nay, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM nhận nhiệm vụ coi thi tại một nơi rất đặc biệt là Côn Đảo. Sau khi coi thi về ai cũng vương vấn vì tình cảm của người dân nơi đây.
Vườn chôm chôm của người dân Côn Đảo cho thầy cô “vặt” để đỡ buồn – NVCC
Các thầy cô cho biết rất ấn tượng về trẻ em ở đây. Trẻ em Côn Đảo rất mến thầy cô ở đất liền, chiều nào cũng tụ họp nhau lại đi biển chung các thầy cô. Lý do là để được… chụp hình. Hình ảnh của các thầy cô chụp tại Côn Đảo có rất nhiều hình chụp chung với trẻ ở đây.
Một kỷ niệm vui khác đầy tình người mà các giảng viên nhớ mãi. Đó là… tàn sát vườn chôm chôm của người dân. Lý do là vào giờ nghỉ trưa, người dân ở Côn Đảo sợ thầy cô buồn. Vì vậy, người dân mời thấy cô… vào vườn hái chôm chôm thư giãn.
Đoàn Phong, cán bộ coi thi của Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM thì nhớ mãi một câu chuyện rất vui khi làm nhiệm vụ tại tỉnh Bình Thuận. Đó là giám thị của trường bị nhắc nhở vì… mặc váy ngắn ngang gối. Lý do được đưa ra là tránh cho thí sinh mất tập trung! Ở buổi thi sau, giám thị này đã không còn mặc váy nữa. Học sinh rất dễ thương và ghi lại ấn tượng trong lòng thầy cô. Sáng đi coi thi, tối thầy cô phải liên tục đồng ý kết bạn trên Facebook cá nhân vì học sinh kết bạn nhiều quá.
Kỳ thi THPT quốc gia 2019 đã khép đi. Nhưng cái tình ấy với các thầy cô sẽ còn lại mãi.
Theo Thanh niên
Kỳ thi THPT quốc gia: Làm giám thị, cực mà... vui!
Nếu có ai hỏi cảm nghĩ của giám thị coi thi như thế nào, thì rất dễ gặp câu trả lời này: Cực lắm, nhưng mà... vui!
Giám thị làm công tác coi thi tại tỉnh Đồng Tháp - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Làm giám thị coi thi đúng là rất cực, vì bao giờ cũng phải đến điểm thi sớm và về rất muộn. Trách nhiệm nặng nề. Nội quy coi thi nặng chình chịch như "vòng kim cô". Giám thị chỉ được phép làm đúng, không được làm sai. Làm đúng là nghĩa vụ, không khen không thưởng; làm sai, sẽ bị kỷ luật! Có thắc mắc thì hỏi để làm theo đúng quy trình, tuyệt đối không được "sáng tạo" để làm lấy nhanh.
Thấy thí sinh cắn bút vì đề khó, "ngứa ngáy" vì "bệnh nghề nghiệp" nhưng buộc phải... kiềm chế. Mắt thấy bài thí sinh làm sai mà buộc làm ngơ như không thấy. Không đứng gần, không chăm chăm nhìn thí sinh. Không gật, không lắc đầu như biểu hiện tán đồng, phật ý. Không cười ra tiếng. Đi nhẹ, nói khẽ. Kiềm chế mọi cảm xúc. Phát xong đề là lẳng lặng như người máy để theo đúng khuyến cáo của đề: "Giám thị không được giải thích gì thêm". Đang ký giấy thi mà nghĩ về... thời tiết là nhầm từ ô giám thị sang ô giám khảo như chơi. Thời gian 120 phút (trước đây có môn thi 150, 180 phút) mà dài như cả thế kỷ. Ngồi nghĩ trăm thứ trên đời nhưng không dám lơ là, vì chỉ cần quay lưng là thí sinh có thể liếc bài, quay cóp...
Làm giám thị cực lắm, nhưng mà vui. Vui vì lâu lâu mới được làm "cán bộ" (coi thi) nên ra vẻ oai lắm, thí sinh nào cũng nhìn với vẻ lấm lét, kiêng nể. Vậy nên trước đây mới có mấy câu thơ vui: "Giám thị nhìn em giám thị cười/Em nhìn giám thị lệ em rơi!". Coi thi là dịp để giáo viên các trường phổ thông giao lưu, là cơ hội để giáo viên phổ thông và giảng viên đại học kết bạn. Nhớ kỳ thi năm ngoái, có giám thị một trường đại học đã chở đến hội đồng một bao sách do chính thầy này viết để tặng cho các thầy cô.
Dạy học mà không làm công việc coi thi và chấm thi thì... chưa phải giáo viên. Có đi coi thi, chấm thi căng thẳng mới cảm nhận được hết ý vị của kỳ nghỉ hè. Hơn nữa, đi theo các thí sinh trong mùa thi, lo cùng cái lo của các em, vui buồn cùng cái vui buồn của các em là thiên chức, trách nhiệm của người dạy học. Nặng nề thật đấy nhưng rất hạnh phúc. Vì được cùng chung sức đem đến sự công bằng cho thí sinh, được trực tiếp chứng kiến thành quả giáo dục của mình, được thấy các em thật sự trưởng thành... Đó là một niềm vui lớn!
Theo Thanh niên
Thi THPT 2019: Trường hợp đặc biệt thí sinh được ra ngoài 10 phút Trong thời gian làm bài thi tổ hợp, nếu có nhu cầu đặc biệt và hợp lý thì thí sinh có thể được ra khỏi phòng thi 10 phút dưới sự quản lý của cán bộ giám sát kì thi THPT quốc gia 2019. Trong công văn Hướng dẫn coi thi THPT quốc gia 2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà...