Thi THPT quốc gia 2018: Bộ trưởng Giáo dục: Tuyệt đối không để lọt đề thi THPT quốc gia 2018
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đề nghị, kỳ thi THPT quốc gia năm nay cần khắc phục những bất cập để thực hiện tổ chức thi tốt hơn nữa. Đặc biệt, công tác chuẩn bị để kỳ thi diễn ra an toàn, hiệu quả, tuyệt đối không được sơ sót, không để lọt đề thi như kỳ tuyển sinh lớp 10 mới đây tại Hà Nội.
Chiều nay 15/6, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị về công tác thi THPT quốc gia và tuyển sinh năm 2018. Tham dự chỉ đạo hội nghị có Phó thủ tướng Vũ Đức Đam. Hội nghị được tổ chức trực tuyến qua 5 đầu cầu truyền hình: Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, TP.HCM và Cần Thơ. Tham dự có đại diện các cơ sở giáo dục ĐH, CĐ và TC đào tạo giáo viên trong toàn quốc.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nhấn mạnh hạn chế sai sót nhỏ nhất có thể xảy ra trong kỳ thi THPT Quốc gia
Tại đầu cầu TPHCM, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM bày tỏ băn khoăn về công tác coi thi THPT quốc gia phải thực hiện nghiêm để đảm bảo cho việc vừa xét tốt nghiệp THPT vừa xét tuyển vào ĐH. “Cần có quy định chung đảm bảo công tác coi thi nghiêm túc. Một số năm xảy ra một số tiêu cực, thí sinh nộp giấy trắng nhưng sau đó lại được rút ra viết bài vào đo đó, phải yêu cầu thí sinh gạch chéo ngay trước mặt giám thị. Đặc biệt, phải đưa thêm một số điều kiện để phòng tình huống tiêu cực xảy ra”.
Trả lời việc này ông Nam Nhật Minh, Phó phòng Quản lý thi và tuyển sinh, Cục quản lý chất lượng Bộ GD-ĐT khẳng định rằng không thể có chuyện bài thi lấy ra để tô lại hoặc bổ sung bài làm được. “Thùng đựng bài thi phải có khóa niêm phong và có công an bảo vệ 24/24. Chúng ta nghi ngờ việc đánh tráo bài thi nhưng nếu làm chặt thì sẽ rất khó. Chẳng hạn, thi trắc nghiệm chỉ duy nhất 1 tờ giấy làm bài thì không thể tuồng ra ngoài. Năm nay thanh tra Bộ GD-ĐT và thanh tra Sở giám sát việc chấm thi trắc nghiệm, đảm bảo theo đúng quy định chặt chẽ”.
Phát biểu đầu hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh cho biết mục đích tổ chức hội nghị là bàn về công tác thi THPT quốc gia và tuyển sinh năm 2018, nhằm hạn chế sai sót nhỏ nhất có thể xảy ra.
Bộ trưởng Nhạ nhìn nhận, ba năm nay chúng ta thực hiện kỳ thi “2 trong 1″, vừa xét tốt nghiệp vừa phục vụ tuyển sinh. Năm đầu có nhiều thành công nhưng cũng bộc lộ không ít vấn đề. Năm 2016 và 2017 kỳ thi đã tốt lên nhiều, trong đó năm ngoái việc tuyển sinh được đánh giá thành công nhưng vẫn còn một số hạn chế, bất cập.
Bộ trưởng Nhạ cũng lưu ý, năm nay cần khắc phục những bất cập để thực hiện kỳ thi tốt hơn nữa. Đặc biệt từ công tác chuẩn bị để kỳ thi diễn ra an toàn, hiệu quả, tuyệt đối không sơ sót, không lọt lạc đề thi. Ví dụ việc lọt đề thi vừa rồi ở kỳ thi lớp 10 tại Hà Nội, một giáo viên nhưng làm ảnh hưởng đến cả kỳ thi.
“Việc tổ chức xét công nhận tốt nghiệp và tuyển sinh cũng phải bài bản, đúng theo quy chế. Kinh nghiệm cho thấy nguyên nhân gốc rễ của những sai sót là giám thị không nắm rõ quy chế, không đọc, đọc tắt quy chế” – Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói thêm, công tác xét tuyển năm trước cơ bản thành công nhưng còn một số hạn chế. Ví dụ nguyện vọng xét, điểm đầu vào, chỉ tiêu… các trường được phép tự chủ nhưng phải chịu trách nhiệm, trước hết là chất lượng đầu vào và sinh viên đầu ra.
Video đang HOT
Lưu ý về công tác tuyển sinh năm nay, Bộ trưởng đề nghị các trường ĐH, dù khó khăn nhất cũng không thể “vơ” bằng mọi cách. Thương hiệu trường được xây dựng từ điểm đầu vào, điểm đầu vào thấp quá vừa không đào tạo được vừa ảnh hưởng chất lượng đào tạo.
Lê Phương
Theo Dân trí
Kỳ thi THPT quốc gia 2018: Thanh tra lưu động cả ban đêm
Kỳ thi THPT quốc gia năm nay diễn ra từ ngày 25 - 27/6 với nhiều điểm mới so với các năm trước, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức thi và giảm áp lực cho học sinh. Hiện nay, các tỉnh, thành trên cả nước đang "ráo riết" chuẩn bị công tác thi để đảm bảo một kỳ thi an toàn, nghiêm túc.
Học sinh đang căng mình - chuẩn bị một kỳ thi vượt vũ môn
Công tác chuẩn bị cơ bản hoàn thành
Tại Thái Bình, năm nay, có 21.557 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó 6.210 thí sinh thi chỉ để lấy kết quả xét tốt nghiệp THPT, 695 thí sinh tự do thi để lấy kết quả xét tuyển cao đẳng, đại học và 2.425 thí sinh hệ giáo dục thường xuyên.
Theo kế hoạch tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, toàn tỉnh Thái Bình có 48 điểm thi với 919 phòng thi được đặt tại các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên và Trường Đại học Thái Bình; khoảng 2.600 cán bộ làm thi.
Kỳ thi THPT quốc gia tại Thái Bình năm nay do Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Trường Đại học Đại Nam, Trường Đại học Y Dược Thái Bình, Trường Đại học Thái Bình và Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình tổ chức.
Theo ông Đặng Phương Bắc, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, đến thời điểm này, Sở đã xây dựng xong kế hoạch tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 đồng thời lên phương án để kịp thời giải quyết các tình huống xảy ra trước, trong và sau kỳ thi.
Năm nay, ngoài lực lượng thanh tra cắm chốt, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ thành lập 4 đoàn thanh tra lưu động thường xuyên thanh tra các khâu tổ chức kỳ thi, kể cả vào thời điểm ban đêm.
Bên cạnh đó, thành lập thêm lực lượng cán bộ coi thi dự phòng bao gồm cả cán bộ từ các trường đại học và các trường THPT trong tỉnh.
Sở chỉ đạo các trường THPT làm tốt công tác ôn tập cho học sinh nhưng tuyệt đối không cắt xén chương trình, thu đúng kinh phí ôn tập 12.000 đồng/buổi.
Ngoài ra, các trường THPT được đặt điểm thi phải chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, đặc biệt là điện, nước phục vụ thí sinh và cán bộ coi thi trong điều kiện thời tiết nắng nóng. Đồng thời, cung cấp công khai hai số điện thoại đường dây nóng để kịp thời tiếp nhận các ý kiến phản ánh về kỳ thi.
Đại tá Phạm Đình Tâm, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình cho biết: Đến thời điểm này, Công an tỉnh đã xây dựng xong kế hoạch chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia; tổ chức bố trí lực lượng, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn tại địa điểm in sao đề thi, địa điểm thi, khu vực chấm thi, tham gia vận chuyển đề thi, bài thi bảo đảm an toàn tuyệt đối và đúng quy chế.
Bên cạnh đó, có phương án và kịp thời xử lý các hiện tượng tiêu cực như tung tin thất thiệt, bán đề giả, đưa tài liệu vào phòng thi, đe dọa cán bộ coi thi... Tăng cường lực lượng cảnh sát giao thông tại các bến xe, bến phà, các nút giao thông, kịp thời giải tỏa ùn tắc tại các tuyến đường thí sinh đi thi và tại các điểm tổ chức thi. ( Theo Đặng Anh - Báo Thái Bình)
Còn tại t ỉnh Hòa Bình, năm nay, có 8.991 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó có 514 thí sinh tự do với 1.190 cán bộ coi thi.
Để chuẩn bị cho kỳ thi, Sở GD &ĐT Hòa Bình đã tăng cường thanh tra, kiểm tra trước kỳ thi, điều động các đơn vị thực hiện kiểm tra chéo về công tác chuẩn bị trước kỳ thi.
Sau khi các đơn vị thực hiện kiểm tra chéo, Sở GD &ĐT đã thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra từ ngày 30/5 - 12/6 sẽ thanh tra tất cả các trường THPT, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên... để tập trung khắc phục các tồn tại mà đoàn kiểm tra chéo phát hiện. Tập trung vào nội dung: hồ sơ thí sinh, công tác ôn tập, chuẩn bị nhân sự tham gia làm thi, chuẩn bị cơ sở vật chất, phương án tổ chức coi thi...
Việc chuẩn bị công tác in sao đề thi đã được thực hiện đúng quy chế. Sở phối hợp với Công an tỉnh tiến hành khảo sát, chọn địa điểm in đề thi đảm bảo các yêu cầu đề ra của Bộ GD &ĐT. Việc tổng hợp dữ liệu, chuẩn hóa dữ liệu thi, sắp xếp phòng thi đã hoàn thành; tiến hành công tác in ấn các loại bảng biểu, danh sách thí sinh trong phòng thi theo môn thi và điểm thi, danh sách ảnh của thí sinh, thẻ dự thi...
Tỉnh Nam Định, năm nay, có 19.786 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó số thí sinh đang học lớp 12 và thí sinh tự do chưa tốt nghiệp các năm trước hệ THPT là 17.447 thí sinh, hệ GDTX là 1.740 thí sinh; số thí sinh tự do dự thi chỉ để xét tuyển đại học, cao đẳng là 599; số thí sinh dự thi chỉ xét tốt nghiệp THPT là 4.126 thí sinh; số thí sinh dự thi vừa để xét tốt nghiệp vừa để xét tuyển đại học, cao đẳng là 15.061 thí sinh.
Trên cơ sở số lượng thí sinh, Sở GD và ĐT đã bố trí 859 phòng thi tại 34 điểm thi tại 10 huyện, thành phố trong tỉnh. 5 trường đại học, cao đẳng phối hợp cùng tỉnh tổ chức kỳ thi trên địa bàn, gồm: Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, Đại học Y tế cộng đồng, Đại học Kinh tế - kỹ thuật - Công nghiệp, Đại học Điều dưỡng Nam Định, Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định. Theo đó, có 961 cán bộ, giáo viên, nhân viên của 5 trường đại học, cao đẳng trên về tham gia tổ chức thi tại tỉnh.
Sở GD và ĐT đã chỉ đạo các trường THPT, Trung tâm GDTX, Giáo dục nghề nghiệp - GDTX hướng dẫn cho học sinh đăng ký dự thi; rà soát cho học sinh ký xác nhận, phân công kiểm tra chéo, sửa chữa tất cả sai sót thông tin về hồ sơ thí sinh.
Sở GĐ và ĐT cũng đã hoàn thành việc tập huấn nghiệp vụ về công tác thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, sắp xếp các điểm thi thuận lợi nhất cho thí sinh và cán bộ làm công tác thi.
Hải Phòng: Theo Sở Giáo dục-Đào tạo, kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 toàn thành phố có 20.101 thí sinh đăng ký dự thi, gồm 17.914 thí sinh THPT, 776 thí sinh tự do và 1.411 thí sinh Giáo dục thường xuyên.
Hải Phòng có 42 điểm thi, với 857 phòng thi; số cán bộ giảng viên điều động của 5 trường đại học gồm: Nội vụ, Hàng hải Việt Nam, Hải Phòng, Dân lập Hải Phòng, Y Dược Hải Phòng, với tổng số 1.025 người và 1.090 cán bộ, giáo viên các trường THPT. Mỗi phòng thi có 1 cán bộ coi thi là người của trường đại học và 1 cán bộ coi thi là giáo viên THPT; mỗi điểm thi huy động 9 nhân viên gồm: công an, bảo vệ, lao công, nhân viên văn phòng, y tế.
Đề thi THPT quốc gia 2018: 40% kiến thức nâng cao
Thông tin từ Bộ GD-ĐT, nội dung thi năm 2018 nằm trong chương trình lớp 12 và lớp 11.
Theo ông Sái Công Hồng, Phó Cục trưởng Cục quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), năm 2018, tỷ lệ câu hỏi khó, dễ trong đề thi tham khảo THPT Quốc gia không có sự thay đổi so với năm 2017.
Theo đó, đề thi có khoảng 60% kiến thức cơ bản, 40% nâng cao, nội dung câu hỏi chủ yếu trong chương trình lớp 12 và có một phần kiến thức lớp 11. Cấu tạo đề thi từ câu hỏi dễ đến khó, thí sinh có thể làm lần lượt các câu hỏi.
Ông Hồng cho biết, với kinh nghiệm của chúng tôi, các em học sinh học trong chương trình sách giáo khoa điểm sẽ cao và ít sai sót. Còn những học sinh muốn điểm cao ở những câu hỏi phân hoá, các em cần phải đào sâu kiến thức trong sách giáo khoa và nâng cao.
Nhật Hồng ( tổng hợp)
Theo Dân trí
Cho sinh viên học sư phạm vay vốn: Lo thành con nợ trong cảnh thất nghiệp! Việc chuyển đổi ngành nghề hoặc thất nghiệp là điều không cử nhân sư phạm nào mong muốn, trong trường hợp này các em chỉ là nạn nhân của vô vàn những bất cập. Bộ GD&ĐT vừa giới thiệu một số nội dung sửa đổi của Luật Giáo dục đối với chính sách miễn học phí cho học sinh, sinh viên sư phạm...