Thi THPT quốc gia 2017: Lo đề trắc nghiệm môn Toán
Nhiêu y kiên cho răng, hoc sinh co qua it thơi gian đê chuân bi cho phương an thi dư kiên cua Bô GD&ĐT. Trong đo, thi trăc nghiêm Toan cung gây tranh luân.
Ngày 8/9, Bộ GD&ĐT công bố dự thảo thi THPT quốc gia 2017. Kỳ thi năm nay có nhiều điểm mới như sử dụng 5 bài thi bao gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Đặc biệt, bài thi môn Toán sẽ thực hiện theo hình thức trắc nghiệm.
20 câu hỏi mỗi môn không thể phân loại học sinh
Theo Bộ GD&ĐT, các bài thi Khoa học Tự nhiên hay Khoa học Xã hội phải được gọi là “bài thi tổ hợp” chứ không phải “tích hợp” hay “tổng hợp”.
Tổ hợp là sự thay đổi về kỹ thuật để ghép 3 môn thi thành chung một bài thi. Ví dụ, ba môn Toán, Hóa học, Sinh học sẽ có 60 câu (mỗi môn 20 câu).
Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2016. Ảnh:Anh Tuấn.
Hoàng Đình Quang, cựu sinh viên ĐH Ngoại thương Hà Nội, tham gia giảng dạy trên mạng xã hội, chia sẻ: Chỉ với 60 câu trong tổ hợp Khoa học Tự nhiên, việc thực hiện các mục tiêu vừa xét tốt nghiệp, vừa xét cao đẳng, đại học rất khó.
20 câu mỗi môn thi quá ít, không thể phân loại được thí sinh học kém, khá hay giỏi. Đó là chưa kể thí sinh khoanh “cầu may” vào đáp án.
Hoàng Đình Quang đề xuất tăng số câu hỏi cho một đề tổ hợp thành 90. Bộ GD&ĐT nên áp dụng theo cách chấm điểm của nhiều nước trên thế giới: Điền đúng thì tính điểm, điền sai trừ điểm, không làm không tính điểm. Chỉ có như vậy, cách thức tuyển sinh 2017 mới có thể hạn chế được việc ăn may, khoanh liều.
Theo bạn trẻ giảng dạy online này, Bộ GD&ĐT cần sớm thông tin về các đề án tự chủ của mỗi trường. Việc tự chủ sẽ ảnh hưởng rất lớn việc ôn luyện thi của học sinh, để các em chủ động trong việc học và thi.
Video đang HOT
Thầy Trịnh Quỳnh, giáo viên dạy Ngữ văn trường THPT Lương Thế Vinh, Nam Định, nhận định: Theo dự thảo của Bộ GD&ĐT, đề thi của năm 2017 giống đề Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội.
Ưu điểm là mỗi thí sinh một đề, đảm bảo hoàn toàn tính khách quan. Tuy nhiên, điều khó khăn và gây tranh cãi là cách ra đề thi trắc nghiệm của môn Toán. Với cách thi này, nhiều học sinh sẽ học theo cách chỉ quan tâm kết quả mà bỏ qua cách thức đi đến đáp án.
“Thí sinh nên bình tĩnh học như trước đây. Bởi các em không thể đối phó và luyện thi với ngân hàng lớn hơn 17.000 câu hỏi được”, thầy Quỳnh chia sẻ.
Cẩn trọng trong khâu ra đề thi
Là người có kinh nghiệm tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội, TS Sái Công Hồng – Giám đốc Trung tâm khảo thí – cho biết: Cách ra đề thi của Bộ GD&ĐT hoàn toàn phân hóa được thí sinh.
Đề thi trắc nghiệm thường có “mẹo” làm bài. Vì vậy, đề thi cần được ra cẩn trọng, các câu hỏi phải được thiết kế để tránh được các thủ thuật này. Đề thi cũng phải tương đương nhau về độ khó, tránh việc không công bằng giữa các thí sinh.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Anh – Hiệu trưởng trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành, ĐH Sư phạm Hà Nội, cách thức thi 2017 ngay lập tức thay đổi việc học và dạy trong nhà trường, không còn phân biệt giữa môn chính và môn phụ. Phương án thi này có lợi cho những thí sinh học khối D vì môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ được tách là 3 môn riêng biệt.
Bà Thu Anh đề xuất, hiện nay, chương trình sách giáo khoa tương đối nặng về kiến thức, vì vậy Bộ GD&ĐT cần thông báo kỹ hơn về nội dung ôn tập để học sinh hiểu rõ. Thời gian áp dụng kỳ thi năm 2017 tương đối ngắn, yêu cầu của Bộ GD&ĐT không quá cao, các em mới có thể đáp ứng.
“Bộ GD&ĐT không gây sốc”
Trước nhiều băn khoăn của thí sinh về việc sự thay đổi khiến các em không có nhiều thời gian chuẩn bị, Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết: Nội dung thi chủ yếu ở lớp 12 nên chương trình ôn tập như trước đây. Việc trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh là từ nhà trường, kỳ thi chỉ là giải pháp kỹ thuật giúp đánh giá năng lực các em.
Từ kỳ thi Đánh giá năng lực và nhiều kỳ thi ở nước ngoài cho thấy, học sinh vùng nông thôn không cần quá lo lắng vì vẫn có kết quả không kém học sinh thành phố.
Thứ trưởng khẳng định, Bộ GD&ĐT không gây sốc khi những thay đổi của kỳ thi THPT quốc gia đã được đưa ra từ năm 2015, tức là đủ khoảng thời gian 3 năm để lứa học sinh sẽ tốt nghiệp vào năm 2017 nắm thông tin và chuẩn bị.
Cụ thể, từ năm 2015, ĐH Quốc gia Hà Nội bắt đầu tuyển sinh bằng kỳ thi đánh giá năng lực. Kết quả của 2 năm tuyển sinh này là cơ sở để Bộ GD&ĐT phát triển cho kỳ thi THPT quốc gia.
Bên cạnh đó, từ năm 2015, các trường đại học khác đã dành chỉ tiêu để xét tuyển thí sinh bằng những tổ hợp môn thi khác (như khối A1, khối O…) ngoài tổ hợp truyền thống (các khối A, B, C, D).
Theo Zing
Đề thi trắc nghiệm môn Toán năm 2017 gồm 50 câu
Ngay 8/9, Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biêt dự kiến đầu tháng 10, Bộ GD&ĐT sẽ công bố đề thi minh họa ky thi THPT quôc gia 2017.
Tại tọa đàm sáng 8/9 do Cổng thông tin Điện tử Chính phủ tổ chức, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết trong vài ngày tới, Bộ GD&ĐT sẽ công bố toàn văn dự thảo kỳ thi THPT quốc gia 2017, tiếp thu ý kiến của dư luận để thực hiện quy chế thi.
Theo đó, kỳ thi 2017 vẫn được sử dụng cho 2 mục đích là xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Dự kiến học sinh hệ THPT sẽ phải thi 3 môn bắt buộc: Ngữ văn, Toán học, Ngoại ngữ. Hai bài thi tự chọn là bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên và tổ hợp Khoa học xã hội. Học sinh hệ giáo dục thường xuyên sẽ thi 2 môn bắt buộc: Toán và Ngữ văn.
Ngoài bài thi Ngữ văn, các bài thi khác đều theo phương thức trắc nghiệm. Trong đó, đề trắc nghiệm môn Toán sẽ gồm 50 câu, các bài trắc nghiệm còn lại sẽ có 60 câu. Thí sinh làm bài thi trên giấy. Mỗi thí sinh sẽ có một mã đề riêng, hạn chế tối đa không thí sinh nào trùng đề trong cùng một phòng thi.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga tại buổi tọa đàm sáng 8/9 do Cổng thông tin Điện tử Chính phủ tổ chức. Ảnh: Quyên Quyên.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, đề thi 2017 sẽ được chọn lựa, bổ sung từ ngân hàng 17.000 câu hỏi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội. Nếu đề thi của ĐH Quốc gia Hà Nội thi với mục đích tuyển sinh thì đề thi 2017 thi với hai mục đích xét tốt nghiệp và tuyển sinh. Từ thời điểm này đến gần kỳ thi 2017, ban ra đề tiếp tục bổ sung vào ngân hàng đề thi này.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga nhận định: "Trước đây, những người ra đề thi đều bị 'nhốt' cả tháng trời để đảm bảo sự bảo mật, thì hiện nay không cần thiết làm điều đó".
Nếu đề thi Đánh giá năng lực thí sinh làm bài hoàn toàn trên máy, đề thi THPT quốc gia 2017, các em vẫn làm bài trên giấy, do cơ sở vật chất trên toàn quốc chưa đảm bảo. Sau khi làm bài thi, thí sinh sẽ bị thu hồi đề, tuyệt đối không được mang đề thi ra bên ngoài.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định: "Thực tế Bộ GD&ĐT đã giao cho ĐH Quốc gia Hà Nội thực hiện cách đánh giá đề thi Đánh giá năng lực trong 3 năm nay, được kiểm nghiệm thực tế và dư luận đánh giá cao. Những em thi tốt kỳ thi Đánh giá năng lực đều làm tốt đề thi THPT quốc gia. Vì vậy, việc nhân rộng, đại trà cách thi này hoàn toàn có cơ sở".
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT bật mí, mỗi bài thi tổ hợp đều được chấm điểm cấu phần khác nhau. Ví dụ, đề thi tổ hợp có ba môn Vật lý, Hóa học, Sinh học nhưng sẽ chấm điểm riêng cho từng phần. Các trường tuyển sinh sẽ sử dụng điểm của riêng từng môn hoặc điểm tổng hợp.
Hơn nữa, các bài thi Khoa học tự nhiên hay Khoa học xã hội phải được gọi là "bài thi tổ hợp" chứ không phải "tích hợp" hay "tổng hợp". Tổ hợp là sự thay đổi về kỹ thuật để ghép 3 môn thi thành chung một bài thi, nhằm giảm lượng thời gian và ngày thi, tránh gây áp lực lên thí sinh và phụ huynh.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định, Bộ GD&ĐT không thay đổi phương án thi theo kiểu gây sốc. Nội dung thi của học sinh vẫn chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12 của bậc phổ thông, cách thay đổi chỉ nghiêng về phương án kỹ thuật.
Theo dự thảo do Bộ GD&ĐT báo cáo Chính phủ, đề án thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học cao đẳng năm 2017 có 3 điểm khác biệt lớn so với năm nay.
Thứ nhất, kỳ thi THPT quốc gia 2017 dự kiến giao về các Sở GD&ĐT chủ trì, cả nước sẽ chỉ còn một cụm thi ở các tỉnh. Các trường đại học, cao đẳng cử người về hỗ trợ coi thi và có trách nhiệm giám sát. Từ năm 2020 trở đi, vai trò giám sát của các trường đại học, cao đẳng không còn.
Thứ hai, Bộ sẽ tổng hợp một số môn thành bài thi tổng hợp trắc nghiệm. Tất cả chỉ còn 5 bài thi là Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Trừ Ngữ Văn vẫn thi bằng hình thức tự luận, các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan.
Thứ ba, Bộ GD&ĐT dự kiến, từ năm 2017, các trường đại học, cao đẳng xét tuyển theo một phương thức hoặc kết hợp các phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở THPT, kết quả các bài thi THPT quốc gia, sơ tuyển kết hợp thi tuyển bằng các bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt, xét tuyển bằng kết quả đánh giá năng lực chuyên biệt của trường (hoặc nhóm trường) khác.
Theo Zing
Phương án thi 2017: Thầy trò, phụ huynh lo lắng Khi nghe có thay đổi trong phương thức thi, đề thi nhiều học sinh, phụ huynh bày tỏ sự hoang mang trong khi đó, giáo viên, nhà quản lý giáo dục cho rằng, thay đổi cần có lộ trình. Trần Văn Đạt, lớp 12, Trường THPT Cao Bá Quát, huyện Quốc Oai, Hà Nội chia sẻ sự băn khoăn, lo lắng khi mới...