Thi THPT quốc gia 2017: Đừng ‘thí nghiệm’ thế hệ trẻ
Hàng loạt đổi mới giáo dục thời gian gần đây khiến các bậc phụ huynh lo ngại rằng con em họ tiếp tục trở thành những “vật thí nghiệm” trong một môi trường giáo dục thiếu ổn định.
Trên một diễn đàn của Báo Lao Động, bài viết “Thưa Bộ trưởng GD&ĐT, chúng tôi không muốn con mình thành ‘chuột bạch’ đã nhận được hàng chục nghìn lời hưởng ứng của bạn đọc.
Bài viết nêu: “Tôi tin chắc rất nhiều phụ huynh không lo áo quần, bút mực, sách vở… và cả học phí bằng chờ xem năm nay giáo dục nước nhà sẽ đổi mới gì? Vừa thở hắt sau những VNEN, Thông tư 30, chúng ta lại bắt đầu nín thở đợi quy chế tuyển sinh 2017 hứa hẹn không ít thay đổi.
Đừng biến học sinh thành… chuột bạch
TS Nguyễn Đức Nghĩa – Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, Phó trưởng ban chỉ đạo kỳ thi THPT quốc gia – chia sẻ: “Lo nhất năm 2017 tuyển sinh kiểu gì”.
TS Nghĩa than thở: “Trong quá khứ chưa bao giờ có tổng kết đàng hoàng về những chuyện bộ đã làm, ví dụ như phân ban hay Đề án Ngoại ngữ 2020… “.
Những dòng này “Cứ ngỡ năm ngoái cải tiến đã xong, năm nay lại thay đổi. Năm học mới đến rồi mà phương án thi chưa có, vừa học vừa lo không biết sẽ thi kiểu gì? Chỉ mong các con không phải làm… chuột bạch”, hình như nhà nào nghe cũng đồng cảm các bạn ạ!
Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga trả lời phỏng vấn báo chí về đổi mới kỳ thi THPT quốc gia. Ảnh: Trần Vương/Lao Động.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trấn an, phương án năm 2017 không phải đổi mới mà là tiếp tục thực hiện và hoàn thiện phương án năm 2016. Những lời tương tự, cả phụ huynh lẫn học sinh nghe đến phát chán từ các đời Bộ trưởng trước. Giờ chỉ còn biết cầu mong Bộ trưởng mới giữ lời chứ không phải là “tại, do, vì, sẽ…”.
Nhưng đó là chuyện của năm sau. Tôi tin hàng triệu phụ huynh khác cũng vậy, họ đã vật vã với loay hoay đổi mới mấy chục năm nay rồi. Đã đến lúc chúng tôi phải lên tiếng để thay đổi triệt để và chấm dứt. Tôi cũng mong có thật nhiều những ý kiến đồng thuận hay trái chiều để cùng xem giáo dục sẽ bớt luẩn quẩn như thế nào?”
Video đang HOT
Đổi mới kỳ thi: Học sinh chưa hết hoang mang!
Sáng 8/9, tại cuộc tọa đàm trực tuyến “Phương án tuyển sinh năm 2017″, Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết Bộ GDĐT lên phương án giao kỳ thi chung về cho các sở GD&ĐT chủ trì. Cả nước sẽ chỉ còn một cụm thi ở các tỉnh, không có 2 cụm thi tốt nghiệp và ĐH như năm 2016. Các trường ĐH, CĐ cử người về hỗ trợ coi thi và có trách nhiệm giám sát.
Đáng chú ý nhất là bài thi được điều chỉnh theo phương án 5 bài thi: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên (tổng hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (tổng hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân).
Về việc đổi mới thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH, em Trần Thị Hoa (Trường THPT Nghèn, Hà Tĩnh) cho biết: “Hai năm gần đây những đổi mới đó đã khiến chúng em hoang mang, nhìn những anh chị điểm cao vẫn không vào đúng nguyện vọng của mình. Rồi đến ngày thi vẫn chưa rõ quy chế và nhiều anh chị bối rối, nên giờ em lại sợ những thay đổi đó. Hôm nay đi học, em cũng có nghe thầy cô và các bạn nói phương án dự kiến, khiến cả lớp đứng ngồi không yên, cả buổi không học được”.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, về bản chất kỳ thi THPT quốc gia 2017 không có sự xáo trộn quá nhiều, chủ yếu là thay đổi về mặt kỹ thuật để giảm áp lực thi cử, tốn kém và những bất cập của các năm trước:
“Nội dung thi nằm trong chương trình sách giáo khoa lớp 12, cách học vẫn không có gì thay đổi so với những năm trước. Về xét tuyển ĐH, các em vẫn sử dụng kết quả của kỳ thi này để xét tuyển.
Điểm của các bài thi Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội vẫn có điểm từng phần các môn nên học sinh có thể sử dụng điểm từng phần đó kết hợp với các môn thi khác làm tổ hợp để đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ. Như vậy, việc đang học theo khối thi của các em cũng sẽ không có ảnh hưởng gì. Các em học sinh không nên quá lo lắng”.
Phải đảm bảo quyền lợi cho học sinh
TS Phái Công Hồng – Giám đốc Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội – cho rằng: “Những điều chỉnh từ môn thi về bài thi là phù hợp quy luật và xu thế giáo dục của các nước trên thế giới và trong khu vực. Việc điều chỉnh này sẽ giúp học sinh tránh tình trạng học tủ, học lệch… mà nâng cao được kỹ năng, kiến thức tổng hợp. Kỳ thi sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn, ngoài ra mặt ứng dụng công nghệ thông tin vào chấm thi cũng sẽ hạn chế được tiêu cực, đảm bảo khách quan hơn”.
Tuy nhiên, với kinh nghiệm 3 năm tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực tại ĐH Quốc gia Hà Nội, TS Hồng cũng cho rằng để kỳ thi thành công cần phải có lộ trình chuẩn bị kỹ lưỡng, quá trình giám sát, kiểm tra tất cả các khâu…
Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, mô hình đề thi cuộc thi đánh giá năng lực được tổ chức ba năm qua tại Đại học Quốc gia Hà Nội được coi là khá toàn diện, có thể được áp dụng cho kỳ thi THPT quốc gia 2017.
Sắp tới, Bộ sẽ có quy chế cụ thể quy định chi tiết việc đăng ký thi THPT quốc gia và đăng ký xét tuyển ĐH. Khoảng đầu tháng 10/2016, Bộ sẽ công bố bộ đề thi minh họa để học sinh và giáo viên có thể biết được phương thức, dạng đề thi.
Để đảm bảo cho ngân hàng đề thi đủ lớn, mỗi thí sinh trong phòng có một đề khác nhau, tránh sự trùng lặp câu hỏi và không thể quay cóp được, ngân hàng đề thi THPT quốc gia 2017 dự kiến sẽ có khoảng 15.000-17.000 câu hỏi.
Năm nay, Bộ GD&ĐT dự kiến sẽ cho phép thí sinh đăng ký nhiều trường, nhiều nguyện vọng hơn, chứ không chỉ giới hạn 2-3 trường/đợt như năm 2016 để đảm bảo quyền lợi thí sinh. Với cách xét tuyển này, tỷ lệ “ảo” sẽ tăng cao, nhưng Bộ đã có phần mềm lọc thí sinh ảo để hỗ trợ các trường trong quá trình xét tuyển.
Theo Vương Trần/Lao Động
Sẽ không chọn được người giỏi vào đại học
GS Nguyễn Vũ Lương, Chủ tịch hội đồng khoa học, nguyên Hiệu trưởng THPT chuyên Khoa học tự nhiên, ĐH Khoa học tự nhiên, bày tỏ lo ngại về phương án thi THPT, tuyển sinh 2017.
Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo phương án thi, xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH 2017. Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết Bộ đã chuẩn bị cho dự thảo này 3 năm nay và thí sinh cũng đã được làm quen?
Tuy nhiên, GS Nguyễn Vũ Lương, Chủ tịch hội đồng khoa học, nguyên Hiệu trưởng trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên, ĐH Khoa học Tự nhiên, lại bày tỏ nhiều lo ngại về chủ trương này.
GS Lương cho biết: Theo ý kiến chung của mọi người hiện nay khi nói về các kỳ thi thường nhắc đến thành công rực rỡ, ít đi lại, không tốn kém còn chất lượng kỳ thi như thế nào lại ít được quan tâm.
Trong giáo dục Việt Nam, chất lượng của 4 năm, 5 năm sau không ai chịu trách nhiệm. Quyết định thay đổi kỳ thi như thế nào phải có người chịu trách nhiệm kết quả 4, 5 năm sau.
Tôi được biết, nhiều phụ huynh đã rất tinh khi chọn trường ĐH cho con. Ngày xưa, người ta thích vào ĐH vì thi ĐH khó nhưng nay thì không thế. Thi cử là đầu vào của ĐH. Cho nên, tôi nghĩ, việc trao quyền tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho các Sở GD&ĐT là xu thế chung của thế giới. Nhưng thi vào ĐH phải cẩn thận không đầu vào ĐH sẽ yếu. Tôi nhắc lại quyết định về giáo dục 5 năm sau nếu sai, ai là người chịu trách nhiệm?
Thí sinh sau giờ thi THPT quốc gia 2016. Ảnh: Việt Hùng.
- Vậy theo ông, năm tới, có thêm hai bài thi tổ hợp, có vội vàng không?
- Tôi nghĩ, Bộ chọn thi tổ hợp để tiết kiệm đi lại. Quan trọng là thi cái gì, mức độ thế nào, có phân loại được học sinh không. Tôi chỉ băn khoăn nhất là chất lượng của kỳ thi. Quan trọng nhất có chọn được người giỏi vào ĐH không?
- Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết đã chuẩn bị thi trắc nghiệm, bài thi tổ hợp cũng hình thức thi này cách đây đã 3 năm. Ông nghĩ thế nào?
- Việc đó là do Bộ nói, chứ tôi cũng không quan tâm. Còn theo tôi, thi trắc nghiệm đã là không hay rồi. Vì không kiểm tra được năng lực của học sinh. Tôi nghĩ, không phải cái gì được đồng thuận nhiều cũng là tốt. Phải có đột phá thì mới mạnh.
- Nhưng dư luận đặt câu hỏi, thực tế, Bộ GD&ĐT chưa bao giờ công bố lộ trình đến năm 2017, thí sinh sẽ thi trắc nghiệm môn toán, sẽ có thêm hai bài tổ hợp khoa học tự nhiên, khoa học xã hội cũng thi trắc nghiệm?
- Đúng là Bộ không có lộ trình. Nhưng tôi chỉ có một điều cần nói là làm cái gì cũng phải cẩn thận, nhất là trong giáo dục. Giáo dục có cái khó là khi đưa ra chính sách đúng sai bao giờ cũng có tranh cãi.
Thời gian qua, giáo dục Việt Nam có nhiều cái sai nhưng không ai chịu trách nhiệm. Có những bài học trong giáo dục mà các nước tiên tiến đã rút ra như họ dũng cảm bỏ trắc nghiệm còn Việt Nam không ai dám nói nên cũng dở.
Theo tôi, nên có hội nghị để các nhà giáo dục tranh luận và phải nhìn ra nước ngoài trước khi quyết. Tất nhiên, thi trắc nghiệm cũng có cái hay nhưng về lâu dài thì không ổn.
Theo Nghiêm Huê/Tiền Phong
Bộ GD&ĐT công bố dự thảo phương án thi 2017 Theo Bộ GD&ĐT, năm 2017, thí sinh chỉ dự thi trong 2 ngày, được tổ chức sớm trong tháng 6. Đề thi chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12. Bộ GD&ĐT cho biết, phương án thi 2017 sẽ tiếp tục hoàn thiện kỳ thi THPT quốc gia. Kết quả của kỳ thi dùng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm...