Thi THPT chỉ để xét tốt nghiệp, thầy giáo gửi thư tới Thủ tướng
Tối ngày 21/4, thầy Trần Mạnh Tùng, giáo viên dạy Toán, Trường THCS- THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho biết, đã gửi thư tới Thủ tướng sau khi có thông tin, kỳ thi THPT quốc gia năm nay chỉ nhằm mục đích xét tốt nghiệp.
Ông Trần Mạnh Tùng, giáo viên dạy Toán, Trường THCS- THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội).
Theo thầy Tùng, nếu kỳ thi THPT quốc gia chỉ nhằm mục đích xét tốt nghiệp sẽ rất khó khăn, căng thẳng và tốn kém cho nhiều phía.
Thầy Tùng viết: Dịch COVID-19 đã đẩy đất nước ta vào giai đoạn khó khăn, trong đó có ngành giáo dục. Thời gian qua, giáo viên và học sinh đã rất cố gắng, khắc phục khó khăn để việc học và ôn thi được tiếp tục.
Chúng tôi mong muốn, các kỳ thi sẽ được tổ chức tinh gọn, đơn giản và tiết kiệm, trong đó có kỳ thi THPT, cũng phù hợp với thực tế và mong muốn của phụ huynh, học sinh khối 12.
Qua báo chí, tôi được biết, Bộ GD&ĐT đang hoàn thiện phương án để trình Chính phủ: đó là kỳ thi tốt nghiệp THPT, giao cho các địa phương tổ chức, với mục tiêu chính là xét tốt nghiệp THPT. Các cơ sở giáo dục ĐH thực hiện tự chủ tuyển sinh theo Luật Giáo dục Đại học.
Theo cách hiểu của chúng tôi, kỳ thi này sẽ chỉ còn đóng 1 vai: xét tốt nghiệp. Nếu điều này xảy ra trong năm nay thì sẽ rất khó khăn, căng thẳng và tốn kém vì:
Hầu hết các thí sinh có nguyện vọng thi ĐH. Như thế, các em sẽ có thể phải thi thêm nhiều đợt khác.
Video đang HOT
Với các trường ĐH khác nhau, có thể có các phương án thi, tuyển sinh khác nhau. Thời gian còn lại quá ít để các em thích ứng với thay đổi đó. Các nhà trường, giáo viên, và học sinh từ đầu năm học đã chuẩn bị tinh thần theo phương án thi như cũ. Nếu thay đổi theo hướng này sẽ bị động và có nhiều bất lợi.
Ở thời điểm hiện tại, chưa có trường đại học nào đưa ra phương án tuyển sinh cụ thể.
Cuối thư, thầy Tùng cho rằng, thầy ủng hộ việc giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường ĐH. Tuy nhiên, đây là một năm học rất “đặc biệt”. Vì vậy, thầy mong muốn kỳ thi THPTQG vẫn được tổ chức với 2 mục đích là xét tốt nghiệp và làm căn cứ xét tuyển đại học, cao đẳng.
Liên quan đến vấn đề thi THPT quốc gia năm nay, sáng ngày 21/4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có buổi làm việc với Bộ GD&ĐT.
Dự kiến, kỳ thi THPT quốc gia năm nay chỉ nhằm mục đích xét tốt nghiệp, các trường ĐH tự chủphương án tuyển sinh. Địa phương được giao trách nhiệm chủ trì tổ chức thi, chấm thi tự luận, Bộ GD&ĐT tiếp tục ra đề thi trên toàn quốc, áp dụng công nghệ thông tin để bảo mật bài thi; chấm thi trắc nghiệm trên máy tính. Như vậy, mục đích thứ 2 của kỳ thi THPT quốc gia năm nay không được nhắc tới. Các trường ĐH thay vì xét tuyển theo kết quả của kỳ thi này, nay phải có phương án tuyển sinh riêng.
HÀ LINH
Đề tham khảo môn Toán thi THPT "quá dễ": Có thể khiến học sinh chủ quan
Thầy giáo Trần Mạnh Tùng - một giáo viên nổi tiếng dạy Toán phổ thông - chia sẻ rằng: Nhiều đồng nghiệp, học sinh mong các chuyên gia, giáo viên không nhận định đề tham khảo dễ để học sinh có cơ hội đạt điểm cao với đề thi chính thức. Vì thế, khi ông chia sẻ "Đề dễ đến không ngờ", thậm chí sẽ có người bực bội.
Ông Trần Mạnh Tùng nhấn mạnh học sinh không nên chủ quan khi thấy đề tham khảo "dễ thở". Ảnh: NVCC
Phân hoá cao để chọn người tài
Ông Trần Mạnh Tùng - giáo viên Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội), là một trong những thầy giáo đầu tiên đã phát hiện, lên tiếng về những tiêu cực trong thi tốt nghiệp THPT năm 2018 đã có những chia sẻ với Lao Động về đề tham khảo THPT quốc gia được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố mới đây.
Nam giáo viên chia sẻ, đề tham khảo được giáo viên đánh giá là "dễ thở", "dễ dàng đạt điểm 8", "chiều lòng người mùa dịch", riêng đề Toán là dễ đến không ngờ. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhiều lần nhấn mạnh đề sẽ phù hợp với tình hình thực tế năm học 2019-2020, đơn giản hơn năm 2019 và đây là một minh chứng rõ ràng.
Những người ra đề đã lựa chọn những câu hỏi ngắn, trực diện và đặc biệt, tất cả đều rất quen thuộc, hay gặp trong những năm gần đây. Ngay cả những câu phân hóa cuối cùng của đề cũng đã trở thành những dạng bài bình thường mà thầy cô nào khi hướng dẫn học sinh cũng dạy. Qua đề tham khảo này có thể thấy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hiểu và chia sẻ khó khăn với học sinh 12. Điều này rất đáng trân trọng.
Tuy cho rằng đề thi chiều lòng người nhưng ông Tùng băn khoăn khi đề có tính phân hóa yếu. Đề chiếm đến hơn 70% là các câu đơn giản và quen thuộc nên có cảm giác "nhàn nhạt", dễ gây chủ quan cho học sinh trong quá trình học và ôn thi.
"Nếu đề thi thật cũng phân hóa như thế này thì khả năng lại dẫn đến "bội thực" điểm cao như năm 2017 và gây khó khăn cho việc đánh giá và tuyển sinh của các trường đại học. Bởi thế, tôi đồng tình với mức độ 7 điểm nhẹ nhàng của 35 câu đầu tiên. Sau đó, đề cần nâng dần lên theo công thức: 7 1 1 1. Đặc biệt, cần phân hóa mạnh ở 5 cuối cùng (chiếm 1 điểm)", ông Tùng mạnh dạn đề xuất.
Bên cạnh việc nâng cao tính phân hoá, ông Tùng mong muốn đề cũng cần đưa vào 1-2 tình huống thực tế để đề có hơi thở cuộc sống, giúp học sinh vẫn dụng giải quyết các vấn đề đời sống.
"Để chọn được người tài cho các trường đại học, đề cần có các câu có chiều sâu, đòi hỏi sự thông minh, sáng tạo chứ không phải là thợ giải bài tập, chỉ cần thành thạo các dạng quen thuộc là đã có thể rinh 9, 10 điểm", thầy giáo nhấn mạnh.
"Dễ thì dễ chung, khó cũng khó chung"
Qua nhiều năm nhận định đề và thấu hiểu tâm lí của học sinh, ông Tùng nhắn nhủ: "Có thể, nhiều em khi thấy thầy giáo nhận định đề tham khảo dễ sẽ hậm hực, tức tối, thậm chí "căm thù" thầy. Tuy nhiên, với một đề thi như thế này thì rất khó có đánh giá công bằng cho học sinh.
Hơn nữa, nước lên thì thuyền lên. Dễ thì dễ chung, khó cũng khó chung. Khi đề thi THPT quốc gia 2020 có tính phân hóa cao hơn, công sức của các bạn mới được đền đáp rõ ràng và xứng đáng".
Từ đó, thầy giáo căn dặn học sinh nên ổn định tư tưởng bởi tinh thần là đề thi sẽ dễ hơn năm 2019. Khi đó nắm vững kiến thức cơ bản và có kỹ năng tính toán cẩn thận là một lợi thế.
Học sinh hãy nắm chắc các kiến thức nền tảng và chăm chỉ rèn kỹ năng làm bài. Đừng sa đà vào các câu khó và phức tạp. Tập trung nhiều vào các nội dung của học kỳ 1 lớp 12.
Bên cạnh đó, mỗi em cần xây dựng kế hoạch và nghiêm túc làm theo. Nghỉ dịch kéo dài cũng có mặt tích cực là học sinh có rất nhiều thời gian. Nếu không biết tận dụng, sẽ rất lãng phí.
Thời gian này, học sinh cũng cần tích cực làm đề thi thử để tăng tính cọ xát và rèn kỹ năng làm bài nhanh, chính xác, mỗi tuần các em nên làm ít nhất 1 đề/1 môn. Làm xong đề, học sinh nên có chấm, chữa và rút kinh nghiệm cẩn thận.
Nam giáo viên cũng lưu ý về thời tiết: "Đây là khoảng thời gian có giá trị. Các em cũng đã hình dung được về đề thi. Hãy xắn tay lên từng ngày, từng giờ để không bị lãng phí. Đừng đợi đến tháng 6, 7 học sinh sẽ bị cuống và học khó vào do nóng, nực và hay mệt mỏi".
Cuối cùng, ông Trần Mạnh Tùng nhấn mạnh học sinh không được chủ quan vì đề tham khảo dễ bởi năm 2018, đề minh họa của Bộ cũng siêu dễ nhưng sau đó đề thi thật khó như... trên trời.
HUYÊN NGUYỄN
Thi THPT quốc gia 2020: Giáo viên, học sinh chờ đề minh họa Thời điểm này năm ngoái, Bộ GD&ĐT đã công bố đề minh họa kỳ thi THPT quốc gia để học sinh, giáo viên dựa vào đó ôn tập. Tuy nhiên lãnh đạo Bộ GD&ĐT mới đây thông tin, kỳ thi THPT quốc gia năm nay giữ ổn định như năm ngoái nên Bộ sẽ không công bố đề minh họa các môn. Kỳ...