Thi theo Luật Giáo dục
Đồng tình với quan điểm này, ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cho rằng tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2020 là đang đi đúng hướng.
Liên quan đến tên gọi cũng như mục đích của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, TS. Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục -Thanh niên -Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng mặc dù năm nay không có chữ quốc gia trong tên gọi của kỳ thi nhưng rõ ràng, đây vẫn là một kỳ thi mang tính chất quốc gia, bởi vì nó được tổ chức trên phạm vi toàn quốc, ở cùng một thời điểm do Bộ GDĐT ra đề, chỉ đạo chung việc tổ chức và chấm thi ở các địa phương.
Ảnh minh họa
Kỳ thi này có một tính chất rất quan trọng, dù có kèm thêm mục tiêu xét tuyển đại học (ĐH) nữa hay không thì sau 12 năm học phổ thông, đặc biệt là sau 3 năm học THPT thì đây là một kỳ thi đánh giá lại chất lượng dạy và học. Vì vậy, TS. Thắng bày tỏ quan điểm ủng hộ phương án thi này của Bộ GDĐT bởi đây là kỳ thi bắt buộc đã được quy định trong Luật Giáo dục hiện hành và Luật Giáo dục sửa đổi 2019 có hiệu lực từ 1/7/2020 nên phải tổ chức thi. Còn hình thức thi như thế nào thì phải do Bộ GDĐT đề xuất với Chính phủ và được quy định trong Luật. Việc tổ chức kỳ thi này là cần thiết để đánh giá lại chất lượng học sinh phổ thông, xem học sinh đã hoàn thành chương trình phổ thông hay chưa, trên cơ sở đó điều chỉnh chương trình giáo dục phổ thông.
Đồng tình với quan điểm này, ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cho rằng tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2020 là đang đi đúng hướng. Trong đó tổ chức thi tốt nghiệp THPT là thực hiện đúng theo Luật Giáo dục 2019, để công nhận hoàn thành trình độ phổ thông, được cấp bằng tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, việc này không làm nhẹ đi đánh giá của THPT mà còn làm “chuẩn” để học sinh có thể học tiếp ở bậc cao hơn ở trong và ngoài nước.
Xung quanh việc thay đổi mục đích của kỳ thi và những ảnh hưởng tới tuyển sinh của các trường ĐH, nhất là nhóm trường top trên trong bối cảnh chỉ còn khoảng 3 tháng nữa là thực hiện tuyển sinh, TS. Phạm Tất Thắng cũng cho rằng việc tổ chức một kỳ thi riêng với một số trường ĐH là không dễ dàng, nhất là những trường không có sẵn các môn cơ bản, sẵn đội ngũ giáo viên dạy các môn cơ bản. Tuy nhiên, việc chúng ta hướng tới tổ chức 2 kỳ thi độc lập không phải bây giờ mới bàn mà những năm trước đây, xã hội đã nêu vấn đề này và nhận được sự quan tâm rất lớn. Mục đích xét tốt nghiệp vẫn đảm bảo và một số trường dựa vào kết quả này để tuyển sinh, một số trường tổ chức thi riêng… là quyền tự chủ của mỗi trường.
Đến thời điểm này, nhiều trường ĐH cũng có xu hướng kết khối lại, tuyển sinh theo cụm. Bên cạnh đó, các trường cũng có thể sử dụng kết quả học bạ, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh.Tuy nhiên, theo ông Phan Thanh Bình, xu hướng tương lai là các trung tâm đánh giá chất lượng phổ thông, có thể thực hiện đánh giá nhiều đợt trong năm. Đồng thời, một số trường ĐH đã công nhận một số đánh giá của nước ngoài để xét tuyển.
Thu Hương
'Thay đổi thi tốt nghiệp THPT trong thời điểm đã chín muồi'
Theo ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD&ĐT, đây là thời điểm đã chín muồi để quy hoạch lại kỳ thi, giảm bớt yêu cầu, độ khó, sát với mục đích.
Video đang HOT
Dự kiến, thí sinh trên cả nước thi tốt nghiệp THPT vào giữa tháng 8, sau 3 tháng gián đoạn việc học vì dịch Covid-19. Điều này khiến không ít em lo ngại không kịp ôn thi. Thậm chí, một số ý kiến cho rằng nên bỏ hẳn kỳ thi nếu chỉ phục vụ xét tốt nghiệp THPT.
Kỳ thi có nhiều thay đổi song thí sinh chỉ cần ôn tập theo định hướng ban đầu. Ảnh: Việt Hùng.
Thi phù hợp điều kiện dạy học trong dịch Covid-19
"Nếu muốn học sinh học tốt, giỏi toàn diện, thầy cô phải công bố từ đầu năm. Thí sinh không thể ôn tập kịp" - câu hỏi của học sinh trên chương trình đối thoại trực tuyến Kỳ thi tốt nghiệp THPT và Tuyển sinh Đại học 2020 của VTV.
Thắc mắc này được đặt ra khi trong kỳ thi sắp tới, bài thi tổ hợp chỉ quy về một đầu điểm, không còn điểm môn thành phần như các năm trước. Nhiều em lo thiệt thòi khi trước đây chỉ chú trọng học một hoặc hai trong số 3 môn của bài thi.
Trong khi đó, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD&ĐT, cho rằng các bài thi vẫn tương tự như kỳ thi năm ngoái. Trước nay, các em học, ôn theo hướng này. Thí sinh chỉ cần ôn tập như bình thường sẽ đạt điểm cao.
Để thí sinh yên tâm hơn, ông khẳng định bài thi, môn thi không thay đổi so với năm ngoái nhưng cấu trúc gọn gàng, đơn giản hơn.
Cụ thể, số lượng câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu tăng. Câu ở mức độ vận dụng và vận dụng cao giảm cả về số lượng lẫn độ khó.
Theo ông Trinh, kỳ thi được điều chỉnh do hoàn cảnh, tác động từ dịch Covid-19. Nếu duy trì kỳ thi như năm trước, việc học của thí sinh sẽ rất nặng.
Trong khi đó, do dịch bệnh, việc học của học sinh trên cả nước bị xáo trộn nhiều. Các địa phương triển khai dạy học trực tuyến, qua truyền hình nhưng rõ ràng, không có sự đồng đẳng giữa các vùng miền. Các em vùng sâu vùng xa thiệt thòi hơn.
Vì thế, việc giảm bớt áp lực của kỳ thi chính là hướng tới đại đa số học sinh, đặc biệt các em có điều kiện khó khăn.
Ông Trinh khẳng định điều chỉnh này phù hợp trong lộ trình đổi mới thi từ 2015 tới nay. Kỳ thi theo tinh thần hướng tới một kỳ thi đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông, mục đích đầu tiên để xét công nhận tốt nghiệp.
Theo Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, thời điểm này đã chín muồi, cộng thêm dịch bệnh, Chính phủ và Bộ GD&ĐT quy hoạch lại kỳ thi, giảm bớt yêu cầu, độ khó cho sát với mục đích.
"Tôi cho rằng như thế phù hợp điều kiện dạy học trong thời gian vừa qua", ông Mai văn Trinh nói.
Cục trưởng Mai Văn Trinh lo ngại nếu không có kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhiều học sinh không chăm lo học tập. Ảnh: Bá Chiêm.
Không thi, sợ học sinh không học
Kỳ thi tốt nghiệp THPT chủ yếu phục vụ mục đích xét tốt nghiệp. Một số câu hỏi đặt ra vấn đề tại sao không bỏ hẳn kỳ thi này.
"Tôi nghĩ nên cho các cháu tốt nghiệp hết. Cháu nào có nguyện vọng vào đại học nên đăng ký nguyện vọng phù hợp, còn lại đi học nghề", ông Nguyễn Minh, một phụ huynh, nêu ý kiến.
Ông Mai Văn Trinh cho biết đề xuất này đã xuất hiện từ lâu. Tuy nhiên, Luật Giáo dục quy định để tốt nghiệp, học sinh phải trải qua kỳ thi.
Hệ thống giáo dục phổ thông không có kỳ thi đánh giá chất lượng khi học sinh học xong bậc tiểu học và THCS. Trong khi đó, với tâm lý của đa số học sinh và người Việt Nam, nếu không tổ chức kỳ thi cuối cùng, động lực học tập của học sinh sẽ giảm rất nhiều, thậm chí không thi, không học.
Vì thế, Luật Giáo dục quy định rõ học sinh học xong lớp 12 đủ điều kiện để tham gia kỳ thi, đạt yêu cầu thì được công nhận tốt nghiệp THPT.
Theo ông Mai Văn Trinh, kỳ thi tốt nghiệp THPT rất cần thiết, là kỳ thi cuối cùng để đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông theo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo hiện hành.
Kết quả thi được sử dụng vào nhiều mục đích, trước hết là xét tốt nghiệp, làm căn cứ mà điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học trong các nhà trường.
Nếu kỳ thi tổ chức một cách nghiêm túc, công bằng khách qua, điểm thi còn dùng cho nhiều mục đích khác nữa, bao gồm công tác tuyển sinh ĐH, CĐ.
Ông nói thêm việc tổ chức một kỳ thi quốc gia, bằng tốt nghiệp được cấp còn mang ý nghĩa hội nhập quốc tế.
"Trong xu thế hội nhập hiện nay, việc tấm bằng được đóng dấu xác nhận chất lượng quốc gia rất quan trọng. Như vậy, các em hội nhập, du học sẽ thuận lợi", cục trưởng nhấn mạnh.
Ông nói thêm những học sinh học xong THPT nhưng không muốn thi tốt nghiệp hoặc thi không đỗ được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT. Các em có thể trực tiếp tham gia vào lực lượng lao động hay học nghề.
Nguyễn Sương - Minh Nhật
Bộ Giáo dục sắp công bố đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT năm 2020 Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, đề thi tham khảo lần này sẽ phù hợp với phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2020, có nội dung chủ yếu ở lớp 12. Học sinh khối 12 năm nay sẽ phải đối mặt với nhiều kỳ thi trước khi bước vào cánh cửa đại học. Ảnh: Bảo Trọng Ngày 23/4, ông Mai Văn Trinh -...