Thí sinh xét tuyển thẳng thuộc huyện nghèo phải tốt nghiệp THPT loại giỏi
Trưa 16.4, tiếp tục có nhiều trường ĐH công bố thông tin tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển thẳng năm 2014.
Sinh viên Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM trong giờ thực hành – Ảnh: Hà Ánh
Trường ĐH Kinh tế TP.HCM thông báo tuyển không hạn chế chỉ tiêu các đối tượng này. Trong đó, trường ưu tiên xét tuyển các thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia các môn: toán, lý, hóa và tiếng Anh. Tuy nhiên các thí sinh này phải dự thi vào Trường ĐH Kinh tế TP.HCM năm 2014 và có kết quả thi đạt yêu cầu quy định đầu vào của Bộ GD-ĐT.
Riêng đối tượng xét tuyển thẳng thí sinh huyện nghèo, bên cạnh việc có hộ khẩu thường trú và tốt nghiệp THPT theo quy định, thí sinh còn phải có học lực ba năm THPT và kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt loại giỏi trở lên.
Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM tuyển thẳng vào tất cả các ngành thí sinh tham gia tập huấn đội tuyển dự thi Olympic khu vực và quốc tế; trong đội tuyển tham dự hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật quốc tế các môn: toán, lý, hóa, tin học (riêng môn tin học chỉ được tuyển thẳng vào ngành công nghệ thông tin, truyền thông và mạng máy tính).
Video đang HOT
Trong khi đó, với thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, trường chỉ tuyển thẳng thí sinh đoạt giải môn tin học vào ngành công nghệ thông tin, tuyền thông và mạng máy tính; thí sinh đoạt giải khuyến khích môn này được tuyển thẳng vào bậc CĐ ngành công nghệ thông tin. Các thí sinh diện này không dùng quyền tuyển thẳng mà dự thi, có kết quả thi đạt quy định của Bộ sẽ được ưu tiên xét tuyển vào các ngành trên bậc ĐH và CĐ của trường.
Theo TNO
Đỗ tốt nghiệp THPT 100%: Bộ GD-ĐT lên tiếng
Bộ GD-ĐT yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm quản lý điểm và đánh giá học sinh bằng phần mềm và sẽ xử lý nghiêm những sai phạm.
Từ ngày 2-4/6 sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014. Trước lo ngại của dư luận về việc xét tốt nghiệp THPT năm nay có thể dẫn đến tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp gần như tuyệt đối là 100%, tại cuộc họp báo chiều 15/4, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) chính thức trả lời về sự hoài nghi này.
Theo Thông tư về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp THPT, việc xét tốt nghiệp còn xét cả điểm học lực ở lớp 12 của mỗi học sinh. Cụ thể: Điểm xét tốt nghiệp = tổng điểm 4 bài thi điểm khuyến khích (nếu có) chia cho 4, rồi cộng điểm trung bình cả năm lớp 12 chia 2.
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục: Sẽ xử lý nghiêm địa phương, trường học để xảy ra sai phạm trong chấm điểm và đánh giá học sinh THPT
Với cách xếp loại tốt nghiệp như vậy thì có thể có đến 100% học sinh đỗ tốt nghiệp THPT. Bởi nếu như cách xét tốt nghiệp như mọi năm thì học sinh phải đạt ít nhất là 5 điểm/môn thì mới đỗ tốt nghiệp. Nếu thi 4 môn mà chỉ đạt 19 điểm thì học sinh đó coi như không đỗ tốt nghiệp.
Còn như quy định mới được công bố từ phía Bộ GD-ĐT, nếu điểm trung bình của 4 môn thi chỉ có 4 điểm, nhưng điểm kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ở lớp 12 là 6 điểm. Tổng cộng lại là 10 điểm/2 thì học sinh đó có điểm trung bình là 5 điểm sẽ vẫn đỗ tốt nghiệp THPT.
Tuy nhiên, từ trước đến nay, việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện lớp 12 thường được các thầy, cô giáo chấm một cách rộng rãi. Nếu học sinh nào kết quả học tập học kỳ I kém thì sang học kỳ II đều được các thầy, cô "thương" cho điểm cao lên để các em có thể đỗ tốt nghiệp THPT. Với những quy định mới trên chắc chắn sẽ xảy ra tiêu cực trong việc "chạy" điểm của phụ huynh để con mình có thể đỗ tốt nghiệp THPT.
Trước sự lo ngại của dư luận xã hội, ông Mai Văn Trinh khẳng định, việc xét tốt nghiệp THPT như Bộ GD-ĐT đưa ra là nhằm mục đích giảm áp lực thi cử cho học sinh, tốn kém cho xã hội nhưng vẫn đảm bảo độ tin cậy khi tổ chức một kỳ thi quốc gia. Kết quả kỳ thi và xét tốt nghiệp THPT sẽ được lấy làm căn cứ để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ và dạy nghề.
Việc xét tốt nghiệp THPT theo hình thức như Bộ GD-ĐT đưa ra đã được nhiều nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới áp dụng.
Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT đã lường trước được những bất cập trong việc xét xếp loại tốt nghiệp như trên có thể dẫn đến tiêu cực nên đã chỉ đạo các Sở GD-ĐT, trường học thực hiện tốt việc chấm điểm và đánh giá học sinh.
Đến nay, nhiều Sở GD-ĐT đã chủ động thực hiện quản lý điểm và đánh giá học sinh bằng phần mềm. Vì vậy, điểm số của học sinh khó có thể thay đổi một cách dễ dàng.
Bên cạnh việc đôn đốc các Sở GD-ĐT, trường học thực hiện nghiêm việc chấm điểm, đánh giá học sinh, Bộ GD-ĐT đã và đang tăng cường công tác thanh, kiểm tra và sẽ xử lý nghiêm những sai phạm trong việc cho điểm và đánh giá học sinh THPT không thực chất để sao cho có được kết quả xét tốt nghiệp THPT trung thực nhất.
Ngoài ra, Bộ cũng tuyên truyền, yêu cầu các cơ quan quản lý giáo dục ở các địa phương, trường học, đội ngũ giáo viên THPT phải nâng cao ý thức nghề nghiệp, lòng tự trọng, tinh thần trách nhiệm của nhà giáo đối với sự nghiệp giáo dục; tính tự giác của nhà trường, giáo viên, học trò đối với việc học tập, giảng dạy và đánh giá một cách thực chất.
"Chúng ta nên tin tưởng vào phẩm chất đạo đức của giáo viên đối với việc chấm điểm và đánh giá học sinh một cách thực chất"- ông Mai Văn Trinh nói./.
Theo VNE
Bộ Giáo dục hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn Ngày 15/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã gửi văn bản hướng dẫn ôn thi môn Ngữ văn dựa theo xu hướng ra đề mới trong kỳ tuyển sinh năm nay. Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, việc thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn trong kì thi tốt nghiệp THPT năm...