Thí sinh vùng dịch lo ít cơ hội vào đại học
Nhiều thí sinh ở Đà Nẵng, Quảng Nam ủng hộ việc thi tốt nghiệp THPT đợt hai, nhưng lo ngại giảm cơ hội vào đại học tốp đầu.
Bùi Hoàng Yến, học sinh trường Phan Châu Chinh, TP Đà Nẵng, cho rằng việc chia kỳ thi tốt nghiệp THPT làm hai đợt là hợp lý trong bối cảnh Covid-19 bùng phát. “Kỳ thi quan trọng, nhưng việc bảo đảm sức khỏe còn cấp thiết hơn. Nếu đi thi ngày 8-10/8, em không an tâm vì có thể nhiễm bệnh”, nữ sinh nói.
Yến nói lùi lịch thi cũng tạo điều kiện để thí sinh Đà Nẵng có thời gian ôn luyện thêm kiến thức. Tuy nhiên, em lo sẽ mất cơ hội vào đại học yêu thích, vì các trường sẽ tuyển hết thí sinh đợt đầu. “Em nghe Bộ Giáo dục và Đào tạo nói sẽ yêu cầu các trường đại học dành chỉ tiêu cho thí sinh thi đợt hai, nhưng chưa biết cụ thể thế nào. Mong rằng các trường sẽ có phương án hợp lý để những thí sinh vùng dịch như em không quá thiệt thòi”, Yến nói.
Tại Quảng Nam, kỳ thi tốt nghiệp THPT chia làm hai đợt. Đợt một thi vào ngày 8-10/8 gồm thành phố Tam Kỳ và 11 huyện Núi Thành, Phú Ninh, Tiên Phước, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Phước Sơn, Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang, Nông Sơn. Đợt hai thi khi dịch được kiểm soát, gồm thành phố Hội An, thị xã Điện Bàn và bốn huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Quế Sơn và Thăng Bình.
Nguyễn Quốc Lộc, học sinh trường THPT chuyên Lê Thánh Tông, TP Hội An, cho rằng thi đợt hai sẽ tránh được nguy cơ lây lan dịch bệnh và có nhiều thời gian ôn bài. Sau đợt một, em sẽ biết cấu trúc đề và đoán được mức độ khó dễ lần hai thế nào. Qua đó, em tự tin hơn khi bước vào phòng thi.
Lộc đăng ký vào Đại học Y dược Huế, một trong những trường có tỷ lệ cạnh tranh cao, nên lo lắng lùi kỳ thi sẽ không còn nhiều cơ hội cho mình. “Khi em thi tốt nghiệp thì học sinh tỉnh thành khác đã biết kết quả, nộp hồ sơ vào đại học. Trường theo nguyên tắc sẽ lấy từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu, đâu còn cơ hội cho thí sinh Quảng Nam như em”, Lộc nói.
Học sinh Quảng Nam được đo thân nhiệt khi vào trường trong mùa dịch. Ảnh: Đắc Thành.
Ở huyện Quế Sơn, thí sinh Đăng Hoàng vừa lo phòng dịch cho bản thân và gia đình, vừa lo cơ hội vào đại học dành cho mình không nhiều. Hoàng đăng ký một trường kinh tế ở TP HCM, vốn có điểm chuẩn đầu vào khá cao.
Video đang HOT
“Nếu các trường dành ít chỉ tiêu cho học sinh vùng dịch thì em không thể vào đại học. Vì rất có thể 20 điểm đợt một đã đậu đại học, nhưng đợt hai chỉ tiêu không nhiều trong khi nhiều người đăng ký thì 24 điểm mới đậu”, Hoàng phân tích.
Do Covid-19 bùng phát, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 được tổ chức thành hai đợt. Đợt một ngày 8-10/8 theo đúng kế hoạch. Đợt hai dành cho các thí sinh ở Đà Nẵng (gần 11.000), một số nơi đang giãn cách xã hội ở Quảng Nam và thí sinh diện F1, F2. Thời gian thi do các địa phương đề xuất, khi đã kiểm soát được Covid-19.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT sẽ phải làm ba bài bắt buộc gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một bài tự chọn là Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội. Trừ Ngữ văn, các bài thi còn lại đều được ra dưới hình thức trắc nghiệm. Kết quả thi được dùng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và là cơ sở để xét tuyển đại học.
Dịch Covid-19 và những ảnh hưởng trực tiếp đến giáo dục
Thông tin về tỷ lệ học sinh đăng ký vào ĐH năm 2020; Thời gian tựu trường của học sinh khối tư thục; Du học sinh "tiến thoái lưỡng nan" khi Mỹ không tiếp nhận sinh viên quốc tế do Covid-19,... là những thông tin GD thu hút sự quan tâm dư luận.
Ảnh minh hoạ (nguồn: INT)
Tỷ lệ học sinh vào đại học năm 2020 giảm mạnh
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, năm 2020 có 900.152 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT nhưng chỉ có 643.122 thí sinh đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ, chiếm 71,45%, giảm 9.878 thí sinh so với năm 2019.
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc, năm 2020, tổng chỉ tiêu xét tuyển đại học sẽ tăng thêm khoảng 10% so với năm 2019, khoảng trên 500.000 chỉ tiêu. Các trường ở top trên có mức độ cạnh tranh cao thì số chỉ tiêu tuyển sinh chiếm chưa đến 10%. Vì vậy nếu có kết quả thi tốt thì cơ hội vào đại học của các thí sinh rất rộng mở.
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT cho biết, việc tỷ lệ thí sinh đăng ký xét tuyển vào ĐH, CĐ giảm (năm 2019, tỷ lệ này là 74,01%; năm 2018 là 74,37%) là xu hướng tích cực, thể hiện việc phân luồng chúng ta làm ngày càng tốt hơn.
Thống kê của Bộ GD&ĐT cho thấy, năm 2019, số thí sinh đăng kí dự thi (ĐKDT) 887.104; Số thí sinh thi chỉ xét tốt nghiệp THPT 223.976. Số thí sinh đăng ký xét tuyển vào Đại học, CĐSP, TCSP (tỷ lệ 73,62% số ĐKDT) là 653.128.
Toàn hệ thống giáo dục đại học năm 2019 có 529.754 chỉ tiêu, tỷ lệ nhập học là 411.603 đạt 77,70%. Tuy nhiên, chỉ có 49,86% số trường đạt chỉ tiêu tuyển sinh trên 70%; 66,20% số trường đạt trên 50% chỉ tiêu.
Ảnh minh hoạ (nguồn: INT)
Du học sinh tiến thoái lưỡng nan vì Covid - 19
Ngày 6/7, Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) thông báo về việc trục xuất và không tiếp nhận sinh viên quốc tế. Điều này khiến du học sinh Mỹ về Việt Nam tránh Covid-19 lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan khi Mỹ không tiếp nhận sinh viên quốc tế nếu học kỳ mùa thu chuyển sang online 100%.
Đón làn sóng du học sinh về nước, nhiều trường đại học tại Việt Nam đã bổ sung các chương trình liên kết, du học bán phần hoặc mở rộng mạng lưới đối tác để giúp du học sinh không dang dở giấc mơ du học.
Theo thông báo của ICE, sinh viên quốc tế đang giữ visa F-1 và M-1 sẽ phải về nước nếu chương trình đang theo học chuyển sang dạy online 100% vào mùa thu tới. Nhiều tổ chức, cá nhân lên tiếng phản đối chính sách này, cho là "sai lầm". Đại học Harvard và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) thậm chí còn kiện chính quyền Trump về chính sách này. Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định sẽ gây áp lực để các thống đốc bang mở lại trường vào mùa thu.
Ảnh minh hoạ (nguồn: INT)
Trường tư thục tựu trường sớm hơn trường công 4 tuần
Bộ GD&ĐT vừa có thông tin chính thức về lịch tựu trường năm học 2020-2021 của khối tư thục. Theo đó, khối trường này vẫn có thể học sớm 4 tuần so với trường công lập.
Theo Bộ GD&ĐT, tại họp báo thường kỳ quý II năm 2020 (ngày 30/6), Bộ GD&ĐT đã thông tin việc Bộ đang xây dựng Dự thảo Quyết định ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, thay thế cho Quyết định số 2071/QĐ-BGDĐT đã áp dụng từ năm học 2017-2018.
Theo đó, tiếp tục quy định thống nhất trong cả nước thời gian khai giảng năm học 2020-2021 là ngày 5/9/2020.
Quy định không tổ chức dạy học trước ngày khai giảng. Thời gian tập trung học sinh để chuẩn bị cho khai giảng năm học mới sớm nhất là ngày 1/9/2020.
Riêng đối với trường tư thục, năm học 2020-2021 vẫn thực hiện quy định theo Thông tư số 13/2011/TT-BGDĐT.
Đồng thời, Bộ GD&ĐT cũng sẽ xem xét việc sửa đổi Thông tư số 13/2011/TT-BGDĐT theo hướng phù hợp hơn về thời gian học tập, rèn luyện ở trường và thời gian nghỉ hè của học sinh.
Các trường tư thục cần báo cáo với Sở GD&ĐT về thời gian tập trung học sinh đến trường nhưng cần lưu ý dành thời gian cho học sinh được nghỉ hè trong bối cảnh kết thúc năm học 2019-2020 muộn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Kỳ thi đại học viết lại số phận của người trẻ Trung Quốc? "Với người bình thường, gaokao là cách dễ nhất và tốt nhất để vươn lên một giai tầng mới". Năm 2020, hơn 10 triệu thí sinh Trung Quốc bước vào kỳ thi gaokao - kỳ thi đại học khắc nghiệt nhất thế giới. Chỉ 44% trong số này có cơ hội vào đại học. Nhiều người xem gaokao Trung Quốc là cơ hội,...