Thí sinh vào “guồng” ôn thi Sử, Địa
Sau khi Bộ GD-ĐT công bố 6 m ôn thi tốt nghiệp THPT năm nay, nhiều học sinh đã không giấu được sự lo ngại khi có đến 2 môn tự luận “khó nhằn” là Lịch sử và Địa lý. Được biết đây là năm thứ 4 liên tiếp môn Địa lý có mặt trong kỳ thi tốt nghiệp.
“Mục tiêu là 5 điểm”
Nhiều học sinh khi được hỏi đến đều không giấu cái lắc đầu chán nản. Thu Hà (THPT Nguyễn Trãi) cho biết: “Em tưởng năm nay sẽ thi Sinh hoặc Địa, không ngờ lại thi cả Sử và Địa. Từ trước đến giờ, em chỉ tập trung ôn Toán, Văn, Ngoại ngữ để thi khối D, bây giờ đối mặt với 2 môn kia quả thật là căng thẳng”.
Cùng suy nghĩ như Hà, Công Thắng (THPT Lê Quý Đôn) cho biết: “Em sẽ cố gắng nhưng chẳng mong được điểm cao những môn học thuộc này. Em chỉ mong được 5 điểm, nếu không thì cố không bị điểm liệt, còn lại phải trông đợi vào mấy môn kia để kéo điểm lên thôi”.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến học sinh cho biết, môn Địa lý không đáng ngại bằng Lịch sử. Vì dù sao, lý thuyết Địa không quá khó nhớ, thêm vào đó, việc cho phép học sinh mang Atlat Địa lý vào phòng thi cũng giúp các em đỡ căng thẳng hơn. Một giáo viên dạy Địa cho biết, chỉ cần thí sinh sử dụng tốt Atlat Địa lý là đã có thể kiếm được điểm trung bình.
Với môn Lịch sử, đây là nỗi lo ngại không chỉ của riêng học sinh mà của cả giáo viên. Các giáo viên cho biết, Lịch sử là môn có nhiều sự kiện, con số phải ghi nhớ. Nếu không phải học sinh học ban C thì sẽ rất vất vả để ôn luyện trong hai tháng tới. Nhiều học sinh đã tính đến chuyện học “tủ”, làm phương án loại trừ các câu hỏi của những năm gần đây. Thậm chí có em đã nghĩ tới làm “phao” để nếu không mang được vào phòng thi cũng làm dự bị cho yên tâm hơn.
Các giáo viên dạy Lịch sử cho biết, bài thi môn này không cần dài nhưng phải đúng và đủ ý, quan trọng nhất là phải nắm được bản chất của từng sự kiện. Với các sự kiện không nhớ ngày tháng năm em có thể chỉ cần ghi tháng, năm hoặc năm. Các con số của từng sự kiện có thể chỉ cần ghi trong khoảng (hàng ngàn, trăm ngàn hoặc hơn 1/2, gần như toàn bộ) là đã có thể kiếm được điểm.
Video đang HOT
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT. (Ảnh minh họa).
Tăng tiết cho Sử và Địa
Thầy Nguyễn Quốc Thắng, Hiệu trưởng Trường THPT Hai Bà Trưng, Hà Nội, cho biết việc kèm cặp, phụ đạo học sinh yếu kém chỉ tập trung vào các môn chắc chắn thi tốt nghiệp (Toán, Văn, Ngoại ngữ). Thời gian tới, trường sẽ phải tăng tiết cho các môn Lịch sử, Địa lý.
Dù không tăng tiết nhưng Trường THPT Trần Phú – Hoàn Kiếm sẽ hỗ trợ học sinh nếu các môn khác đã hoàn thành chương trình học sớm hơn. Cụ thể, một tuần trường có thể có thêm 1 tiết cho mỗi môn Lịch sử, Địa lý và Hóa học.
Thực tế của nhiều trường cho thấy, học sinh học ban nào thường được tăng cường hơn những môn đó. Như ban A được học tăng cường Toán, Lý, Hóa ban Cơ bản tăng cường Toán, Văn, Ngoại ngữ, ít có trường tập trung tăng cường Sử và Địa.
Chính vì thế, mỗi khi Bộ GDĐT công bố môn thi tốt nghiệp xong, các trường bắt đầu “vào guồng” để “luyện” cho học sinh các môn học thuộc lòng này. Tuy nhiên, việc học dồn trong một thời gian ngắn như vậy không chỉ gây áp lực không nhỏ cho học sinh, trong khi kết quả chưa chắc đã thật sự khả quan.
Theo Nguyên Minh (Lao động)
Ôn thi tốt nghiệp môn Địa lý: Nên tận dụng tối đa Atlat
Để kiếm điểm cao môn Địa không khó, chỉ cần bao quát toàn bộ chương trình, sau đó hệ thống lại nội dung kiến thức từng chuyên đề hoặc từng phần, chương, bài theo một dàn ý rõ ràng, chặt chẽ. Bên cạnh đó, biết cách sử dụng, phân tích dữ liệu từ tập Atlat.
Đó là quan điểm của cô Vũ Thị Mai Huế, giáo viên Địa Lý, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) chia sẻ với các bạn học sinh (HS) cả nước về cách ôn tập bộ môn này ở kì thi tốt nghiệp THPT năm nay.
Ôn tập môn Địa lý không quá khó nhưng cần có sự tập trung nhất định.Cũng theo cô Huế, mấu chốt qua trọng khi ôn tập là bám sát vào cấu trúc đề thi của Bộ GD-ĐT. Không cần phải học chuyên sâu mà chỉ cần nắm chắc kiến thức cơ bản để có thế kết hợp với dữ liệu của bảng Atlat được sử dụng là hoàn toàn có thể kiếm được điểm cao.
Điều đặc biệt đối với môn Địa lý, HS ban A có khả năng tiếp thu kiến thức cũng như định hướng cách làm bài rất nhanh. Chính vì thế, nếu có được kĩ năng khai thác được kiến thức từ Atlat tốt thì chỉ cần trong vòng từ 1-1,5 tháng là HS có thể hoàn thành tốt khâu ôn tập.
Tuy nhiên để đạt điểm cao nhất thì điều quan trọng là HS cần phải nắm được kiến thức cơ bản, biết cách lập dàn ý cho từng vấn đề và Atlat là công cụ để các em lấp đầy những dàn ý. Bên cạnh đó các em cần rèn cho mình kĩ năng làm bài thi: tâm lí bình tĩnh, đọc kĩ đề bài, định hướng chính xác yêu cầu đề bài và phân bố thời gian làm bài hợp lý.
Đề thi Địa lý thường rơi vào một trong các hình thức sau: một là dạng đề trình bày nhằm kiểm tra sự ghi nhớ kiến thức của thí sinh. Hai là dạng đề phân tích - chứng minh. Đối với câu hỏi dạng này thí sinh không chỉ nhớ kiến thức mà còn phải biết vận dụng để lý luận, phân tích, chứng minh một vấn đề.
Ba là dạng đề so sánh đòi hỏi thí sinh cần tổng hợp kiến thức để phân biệt sự giống và khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng địa lý. Bốn là dạng đề giải thích nhằm đánh giá khả năng vận dụng kiến thức của HS.
Và tất cả những dạng câu hỏi này đều có thể khai thác được kiến thức từ Atlat và thực tiễn cuộc sống để làm bài.
Đối với phần vẽ biểu đồ thì các dạng thường gặp là biểu đồ cột, biểu đồ đường hay đồ thị, biểu đồ tròn, biểu đồ miền, biểu đồ kết hợp (cột và đường). HS cần nắm vững đặc điểm của từng dạng biểu đồ như dạng biểu đồ so sánh thường là biểu đồ cột, dạng thể hiện cơ cấu hay chuyển dịch cơ cấu thường dùng biểu đồ tròn hay miền... Bên cạnh đó HS cần chú ý kỹ năng tưởng đơn giản nhất nhưng rất quan trọng như phân chia tỷ lệ, chọn độ dài các trục và thể hiện trị số, đơn vị trên đó, vị trí và thứ tự cách vẽ thành phần trong biểu đồ cơ cấu, sử dụng các ký hiệu để thể hiện nội dung khác nhau, ghi chú giải và tên biểu đồ ngay như xử lí số liệu thì tên bảng và đơn vị của bảng số liệu mới cũng cần phải rất chính xác (mà vấn đề này HS không hay để ý, vì thế rất dễ bị mất điểm).
Một trong những vấn đề nhiều HS thường kêu khó đó là phân tích bảng số liệu. Đối với dạng này đòi hỏi kỹ năng tính toán, phân tích bảng số liệu, tìm ra quy luật, mối liên hệ giữa các số liệu, rút ra nhận xét hoặc giải thích. Về tính toán thì HS cần chuyển đổi số liệu, tùy từng yêu cầu của đề bài mà có thể chuyển từ số liệu tuyệt đối sang tương đối (%) tạo đại lượng mới như từ dân số (người) và diện tích (km2) và để tính mật độ dân số (người/km2) từ sản lượng (tấn) và diện tích (ha) để tính năng suất (tấn/ha tạ/ha)... Về nhận xét: Phải nêu được bản chất của vấn đề theo đùng yêu cầu đề bài.
"Nếu biết sử dụng Atlat thì việc học Địa lý sẽ "nhàn" hơn rất nhiều vì không phải ghi nhớ nhiều địa danh và số liệu. HS cần biết đọc và mô tả được các đặc điểm của hiện tượng địa lý trên bản đồ. HS cần nghiên cứu để hiểu nội dung Atlat, nắm chắc ký hiệu, ước hiệu bản đồ, xác định được phạm vi các lãnh thổ" - cô Huế nhấn mạnh.
Mặc dù bảng Atlat được coi như là "phao cứu sinh" dành cho môn Địa lý nhưng cô Huế vẫn cảnh bảo: "Tài liệu này giổng như là kiến thức tổng quát, HS phải biết cách chọn nội dung để khai thác. Chính vì thế để làm được bài tốt cần nắm vững các kiến thức cơ bản".
Theo Dân Trí
Giáo viên trường chuyên bày cách ôn tập môn Sử "Nên dùng sơ đồ tư duy để ôn tập Lịch sử bởi đó là cách nhanh nhất để hệ thống hóa kiến thức và quan trọng hơn, học sinh dễ nhìn được tổng quan bài học. Tuyệt đối không nên học tủ mà cần phải ôn tập đầy đủ và có trọng tâm". Đó là những chia sẻ của thầy Trần Huy Đoàn,...