Thí sinh tự ý “dịch chuyển” Ấn Độ sang Châu Phi: Phụ huynh nhận mình “mù quáng” khi còng lưng nuôi con ăn học!
Hôm nay nhiều thí sinh đã bật khóc tiếc nuối vì lỗi sai sơ đẳng khi chọn Ấn Độ là 1 quốc gia ở Châu Phi.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT đã kết thúc nhưng dư âm của nó có nhiều nụ cười, giọt nước mắt và cả những nụ cười méo xệch của chủ nhân khi gặp “tai nạn” do tự tay mình gây ra.
Người ngoài thì cảm thấy hài hước, nhưng người trong cuộc thì cảm thấy “vô cùng ngốc nghếch”. Còn cha mẹ chắc có lẽ sẽ “phẫn nộ” với những lỗi sai có vẻ không đáng được tha thứ này.
Một thí sinh đã tự cho là mình “mù quáng” khi khoanh đáp án Ấn Độ cho câu hỏi: “Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai, một trong những quốc gia ở Châu Phi được độc lập là…”.
Và đến khi ra khỏi phòng thi thí sinh này mới biết Ấn Độ nằm ở Châu Á. Lỗi sai ngớ ngẩn này tưởng là chuyện hiếm nhưng hóa ra không ít các bạn khác cũng sai như mình.
Sau khi gọi Xuân Quỳnh là ông trong bài Ngữ Văn kỳ thi THPT 2021 ra, thì việc dịch chuyển Ấn Độ sang Châu Á là 1 đòn đánh khác đau vào các bậc cha mẹ.
Nhiều người đã nói vui nhưng có khi cũng là nói thật rằng: “Tôi thấy mình đã mù quáng khi còng lưng nuôi con ăn học bao nhiêu năm qua”.
Ngoài chuyện lỗi do chính thí sinh ra thì nhiều chi tiết khác cũng khiến cả phụ huynh và học sinh phải cười ra nước mắt. Lỗi này thì có lẽ không thuộc về các thí sinh.
Đề Giáo dục công dân với toàn chữ là chữ và các nhân vật được điền tên bằng những chữ cái hỗn loạn khiến thí sinh phải căng mắt để đọc hiểu và nắm rõ các mối quan hệ.
Nhiều thí sinh phải thốt lên: “Không đọc thấy mình còn có tí trí khôn, đọc xong cái trí khôn chạy mất tiêu luôn”.
Đề Sinh học nhìn qua lại thấy giống đề Giáo dục công dân.
Khối tự nhiên cũng trầm cảm không kém khi đề Sinh học mà có số chữ xoắn não ngang bằng môn Giáo dục công dân. Thí sinh đi thi lại tiếp tục rối não với mối quan hệ có vẻ khá chồng chéo của T, H và các nhóm máu.
Đề Sinh Học quá dài dòng và phức tạp.
Trong kỳ thi THPT quốc gia năm trước, có người đã từng để nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm “đi xa” rồi giật mình khi thấy ông xuất hiện trên tivi và đang trả lời phỏng vấn.
Thì kỳ thi năm nay cũng có nhiều “tại nạn” cười ra nước mắt như thế. Có lẽ do áp lực tâm lý của học trò hay do học trò ôn Đông, ôn Tây, ôn tủ, nhưng lại quên lấp đầy những lỗ hổng sơ đẳng trong kiến thức của mình chăng?
Bóng dáng bí ẩn xuất hiện giữa đêm khuya trèo cột ngay trong bệnh viện được chia sẻ khiến dân mạng run rẩy nhưng sự thật là gì?
Đoạn clip này từng được lan truyền khắp các trang mạng xã hội.
Đoạn clip này từng được lan truyền khắp các trang mạng xã hội và cả YouTube khoảng gần giữa năm 2018. Trong đó, một nhân vật có hình thù quái dị bỗng dưng xuất hiện giữa đêm khuya và đu cột leo lên tầng trên. Cảnh tượng ban đêm thanh vắng cộng với diện mạo đáng sợ của nhân vật chính trong clip nên nó đã được chia sẻ lại rất nhiều lần với dòng caption đa dạng, hầu hết là liên quan đến hiện tượng kỳ bí, dưới đây là một vài ví dụ:
- Một bóng ma leo trèo xuất hiện tại một bệnh viện ở Ấn Độ.
- Bắt gặp ma nữ tại bệnh viện Sanjivani, Ấn Độ.
- Một bóng dáng kì bí xuất hiện tại bệnh viện Sanjivani, Mumbai, được camera an ninh ghi lại.
- Bóng ma đáng sợ ở bệnh viện trung tâm Ulhasnagar.
- Một người phụ nữ kỳ lạ được bắt gặp ở Bathinda.
Đoạn clip ghi lại một bóng dáng kì lạ leo cột lên tầng 1 từng gây xôn xao MXH.
Đoạn clip được chia sẻ rộng rãi trên ứng dụng WhatsApp, YouTube và các diễn đàn mạng xã hội. Vì đa số những dòng caption của đoạn clip đều nhắc đến Ấn Độ nên trang tin của nước này, ABP News, đã vào cuộc điều tra và làm rõ sự việc. Họ tìm đến các bệnh viện được "réo tên" nhưng nhân viên tại đó đều khẳng định không hề có chuyện kinh dị như vậy xảy ra. Thêm nữa, các cơ quan truyền thông của Ấn Độ cũng không hề đưa tin về sự việc thế này.
Thì ra trước đó một thời gian, đoạn clip này đã xuất hiện trên mạng với những câu chuyện đi kèm nói rằng nó xảy ra ở nhiều nơi nằm ngoài Ấn Độ. Một phiên bản được kể lại có nội dung nói về Jinn (tên của hồn ma) leo lên cây cột tại một ngôi nhà ở Pakistan. Một câu chuyện khác nói rằng một nhóm đàn ông đã quay được cảnh tượng rùng rợn này giữa đêm khi họ ra ngoài đi vệ sinh. Họ cho rằng người phụ nữ xuất hiện trong clip đang bị mộng du.
Thế nhưng, khi xem kỹ đoạn clip, mọi người hẳn sẽ thấy camera bị lắc một chút, cho thấy nó không phải trích xuất từ camera an ninh gắn cố định một vị trí. Thêm nữa, đoạn clip này có vẻ cũng đã được chỉnh sửa bởi bàn tay con người, một vài đoạn cho thấy động tác vươn tay nhanh bất thường và đôi chân cũng dài ra một cách khó hiểu.
Trang Hoax or Fact sau đó cũng vào cuộc điều tra. Họ tìm được đoạn clip gốc được đăng trên trang Facebook của Denaihati Network vào cuối tháng 4/2018. Bài đăng đi kèm dòng caption được viết bằng tiếng Malaysia, nội dung cho biết đây là một cảnh được dàn dựng cho một bộ phim điện ảnh truyền hình (telemovie). Nhân vật chính trong đó là Nidal Haiqal, một diễn viên đóng thế làm việc tại Movie Animation Park Studios, Malaysia, và đồng thời cũng là một nhà làm phim, theo thông tin từ trang Facebook cá nhân của anh.
Những thông tin này đã bác bỏ tất cả những lời đồn đại của dân mạng có trí tưởng tượng bay cao, bay xa. Vậy nên dành cho những "thần dân" trung thành của mạng xã hội, hãy là một người dùng thông minh, tinh ý, đừng để bị đánh lừa dễ dàng bởi các chiêu trò "câu like" thế này.
Nhận được tin về 1 con chó hoang, đội cứu trợ đến nơi thì hoang mang không biết nó là con gì Đằng sau con vật trông rất kỳ lạ, nửa giống con chó, nửa giống con lợn này là 1 câu chuyện rất thương tâm. Vào cuối năm 2017, các nhân viên của tổ chức cứu trợ động vật Animal Aid Unlimited (AAU) ở Ấn Độ đã được thông báo về trường hợp của 1 chú chó hoang đi lạc ở 1 vùng nông...