Thí sinh từ đỗ thành trượt ĐH Sư phạm T.PHCM không được xem xét
Dù thí sinh vẫn chờ phương án giải quyết tốt hơn, ĐH Sư phạm TP.HCM cho biết không thể xét tuyển thêm bất cứ trường hợp nào dẫn đến sai quy chế.
Sau khi phản ánh với Zing.vn rằng mình từ “đỗ thành trượt” do ĐH Sư phạm TP.HCM thay đổi cách tính điểm chuẩn ở những tổ hợp xét tuyển có môn chính, thí sinh P.V.T. mong chờ được trường xem xét giải quyết.
Chiều 7/8, TS Nguyễn Thị Minh Hồng, Phó hiệu trưởng ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết nhà trường không xét tuyển thêm bất cứ trường hợp nào vì không thể làm trái quy định của Bộ GD&ĐT.
Bà Hồng cho rằng trường làm đúng đề án tuyển sinh đã công bố, không tính sai điểm chuẩn, cũng như không điều chỉnh điểm chuẩn và hoàn toàn không có sự thay đổi phương thức xét tuyển.
“Thay mặt lãnh đạo nhà trường, tôi xin lỗi và nhận khuyết điểm với thí sinh và phụ huynh vì đã thông tin không rõ ràng, đầy đủ về đề án tuyển sinh, gây ra hiểu nhầm và tạo sự hoang mang cho thí sinh. Nhà trường chia sẻ với thí sinh và phụ huynh. Tuy nhiên, chúng tôi không thể giải quyết thêm cho bất cứ trường hợp nào dẫn đến sai quy chế tuyển sinh được”, bà Hồng nói.
Phó hiệu trưởng ĐH Sư phạm TP.HCM khuyên thí sinh nếu đã trượt nguyện vọng vào trường thì nên xem xét nộp hồ sơ vào các trường còn xét tuyển nguyện vọng bổ sung để không bỏ lỡ cơ hội.
Thí sinh thi THPT quốc gia 2017. Ảnh: Anh Tuấn.
Liên quan vụ việc, ngày 3/8, TS Dương Thị Hồng Hiếu, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Sư phạm TP.HCM, giải thích đề án tuyển sinh đề cập rõ điểm xét tuyển là tổng điểm của các môn (các bài) thi theo tổ hợp môn đăng ký xét tuyển có hoặc không nhân hệ số. Nhà trường khi đó vẫn chưa quyết định có nhân hệ số các môn chính như những năm trước hay không, vì nhận thấy rằng nhân điểm hệ số môn chính không đảm bảo chất lượng thí sinh đầu vào.
Hơn nữa, năm nay, quá nhiều tổ hợp xét tuyển mới, việc chọn môn nào là chính để nhân hệ số cũng gây tranh cãi. Hội đồng tuyển sinh của trường đã họp và đi đến quyết định điểm xét tuyển là tổng điểm các môn (bài) thi theo tổ hợp xét tuyển và không nhân hệ số các môn chính.
Bà Hiếu khẳng định: “Mọi khâu tuyển sinh năm nay, các trường đều phải thông qua Bộ GD&ĐT. Nhà trường chỉ nhận kết quả từ bộ trả về và không thể can thiệp ở bất cứ công đoạn nào”.
Về việc bảng điểm chuẩn theo cách tính cũ được công bố tối 30/7 là do sự nhầm lẫn của một nhân viên trong nhóm phục vụ tuyển sinh. Nhà trường đã gỡ bảng điểm chuẩn này và thay bằng bảng điểm chính xác hơn.
Video đang HOT
Trước đó, thí sinh P.V.T. cho biết trong kỳ thi THPT quốc gia 2017, em đăng ký nguyện vọng 1 vào ngành Sư phạm Tiếng Anh của ĐH Sư phạm TP.HCM, với điểm thi: Toán 8,2; Ngữ văn 6,75; Tiếng Anh 10. Theo đề án công bố rộng rãi trước đó, ngành này có môn Tiếng Anh là môn chính.
Thí sinh này bức xúc vì nhà trường đột ngột thay đổi công thức tính điểm chuẩn mà không thông báo nên T. từ đỗ (theo cách tính điểm cũ) thành trượt nguyện vọng 1.
P.V.T cho biết bản thân không hài lòng với cách làm việc của trường: “Mình và các bạn khác đã hy vọng vào phương án giải quyết tốt hơn từ trường, nhưng đến hôm nay, ngoài lời xin lỗi khiến mình thất vọng, không có phương án giải quyết nào. Thí sinh chỉ biết chấp nhận chịu thiệt”.
Ngày 7/8, thí sinh này đã làm thủ tục nhập học ngành Báo chí (nguyện vọng 2), ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM).
Trao đổi về câu chuyện trên, đại diện Bộ GD&ĐT cho biết việc này không phải vấn đề quy chế. Đây là trách nhiệm của ĐH Sư phạm TP.HCM, do đó trường phải giải trình với thí sinh và công luận. Nếu trường giải quyết không thỏa đáng, thí sinh có thể ý kiến với Bộ GD&ĐT.
Theo Zing
Thí sinh từ đỗ thành trượt ĐH Sư phạm TP.HCM
Việc thay đổi cách tính điểm chuẩn ở những tổ hợp xét tuyển có môn chính của ĐH Sư phạm TP.HCM khiến thí sinh từ đỗ thành trượt.
Sau khi ĐH Sư phạm TP.HCM công bố điểm chuẩn chính thức hệ đại học chính quy năm 2017 và danh sách trúng tuyển, nhiều người cho rằng cách tính điểm trúng tuyển mới của trường khiến thí sinh thiệt thòi.
Từ đỗ thành trượt
Phản ánh với Zing.vn, thí sinh P.V.T. cho biết trong kỳ thi THPT quốc gia 2017, em đăng ký nguyện vọng 1 vào ngành Sư phạm Tiếng Anh của ĐH Sư phạm TP.HCM, điểm thi như sau: Toán 8,2; Ngữ văn 6,75; Tiếng Anh 10. Theo đề án của trường công bố rộng rãi trước kỳ thi, Sư phạm Tiếng Anh là ngành có môn chính là Tiếng Anh.
Thí sinh này cho biết mọi năm, điểm chuẩn ngành Sư phạm Tiếng Anh vẫn nhân hệ số môn ngoại ngữ, do đó áp dụng công thức tính điểm chuẩn ở những tổ hợp có môn chính như sau: Điểm xét tuyển = (điểm môn chính * 2 điểm 2 môn còn lại) * 3/4 ( điểm ưu tiên nếu có * 3/4).
Như vậy, điểm xét tuyển của T. là (10*2 8,2 6,75) * 3/4 = 26,2. Theo điểm chuẩn ngành Sư phạm Tiếng Anh được nhà trường công bố là 26, T. cho biết em đã trúng tuyển.
Theo T., công thức này đã được phổ biến rộng rãi trên Facebook của Phòng đào tạo ĐH Sư phạm TP.HCM, cũng như trang web chính thức của trường.
Tuy nhiên, danh sách trúng tuyển hiện tại của ĐH Sư phạm TP.HCM lại sử dụng cách tính mới: Điểm trúng tuyển = điểm môn 1 môn 2 môn 3 điểm ưu tiên (nếu có).
Thí sinh T. từ 26,2 điểm theo cách tính cũ chỉ còn 24,95 điểm nên rớt nguyện vọng 1.
P.V.T. bức xúc: "Điều kỳ lạ ở đây là đến ngày 31/7, cách tính điểm xét tuyển cũ (có nhân 3/4) vẫn được xem là chính thức. Ngày 1/8, bài đăng về cách tính đó đã bị xóa trên tất cả trang web và Facebook của ĐH Sư phạm TP.HCM. Trang web chính thức của phòng đào tạo cập nhật cách tính mới phù hợp danh sách trúng tuyển được đưa lên tối 30/7".
Trước đó, tối 30/7, ĐH Sư phạm TP.HCM công bố điểm chuẩn 2017 trên website trường vẫn còn để cột môn chính nhân hệ số 2.
Cụ thể, điểm chuẩn do trường công bố tối 30/7 xem tại đây.
Điều này khiến P.V.T. và nhiều thí sinh khác đặt nghi vấn: Phải chăng vì trường nhập sai công thức, dẫn tới việc sàng lọc thí sinh chung với cụm đại học miền Nam và cả nước bị sai?
Nhà trường nhận trách nhiệm
Chiều 3/8, trao đổi với Zing.vn, TS Dương Thị Hồng Hiếu, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết nhà trường xin lỗi và nhận trách nhiệm vì đã thông tin không đầy đủ đến thí sinh và phụ huynh trong mùa tuyển sinh 2017.
Bà Dương Thị Hồng Hiếu, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Sư phạm TP.HCM. Ảnh: Minh Nhật.
Theo đó, trong đề án tuyển sinh của trường do Bộ GD&ĐT thông qua, được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, hình thức xét tuyển của trường như sau:
Dựa vào kết quả điểm thi THPT quốc gia năm 2017 (không bảo lưu kết quả trước năm 2017). Điểm xét tuyển là tổng điểm thi THPT quốc gia năm 2017 của các môn (các bài) thi theo tổ hợp môn đăng ký xét tuyển (có/không nhân hệ số) cộng điểm ưu tiên (có/không nhân hệ số, theo quy định của Bộ GD&ĐT). Xét tuyển từ cao đến thấp.
Điều kiện phụ sử dụng trong xét tuyển: Môn chính, điểm trung bình chung lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển, nếu vẫn còn vượt chỉ tiêu thì ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn.
Bà Hiếu giải thích trong đề án đề cập rõ điểm xét tuyển là tổng điểm của các môn (các bài) thi theo tổ hợp môn đăng ký xét tuyển có hoặc không nhân hệ số. Nhà trường khi đó vẫn chưa quyết định có nhân hệ số các môn chính như các năm trước hay không vì nhận thấy rằng nhân điểm hệ số môn chính không đảm bảo chất lượng thí sinh đầu vào.
Hơn nữa, năm nay có quá nhiều tổ hợp xét tuyển mới, việc chọn môn nào là chính để nhân hệ số cũng gây tranh cãi. Hội đồng tuyển sinh của trường đã họp và đi đến quyết định điểm xét tuyển là tổng điểm các môn (bài) thi theo tổ hợp xét tuyển và không nhân hệ số các môn chính.
"Nhà trường rất lấy làm tiếc vì bộ phận tư vấn tuyển sinh đã không thông tin kịp thời đến thí sinh và phụ huynh, dẫn đến những hiểu lầm về cách tính điểm chuẩn và nhiều thí sinh thiệt thòi vì cách tính điểm mới. Cá nhân tôi cũng có phần trách nhiệm khi chưa sâu sát trong công tác quản lý các đơn vị phục vụ công tác tuyển sinh của trường", bà Hiếu nói.
ĐH Sư phạm TP.HCM đã báo cáo vấn đề này với Bộ GD&ĐT và hội đồng tuyển sinh trường cũng đang xem xét để tìm giải pháp thấu đáo cho sự việc.
Bà Hiếu cũng cho biết ngay sau khi nhà trường công bố điểm chuẩn chính thức và danh sách trúng tuyển (ngày 1/8), nhiều thí sinh, phụ huynh bày tỏ bức xúc vì không được thông tin cách tính điểm trúng tuyển mới trong năm nay. Nhà trường đã rà soát tất cả kênh thông tin của nhà trường và nhận thấy trường chưa cập nhật thông tin chính xác.
Bà Hiếu cũng cho biết nhiều thông tin trên Facebook không phải kênh chính thống của nhà trường nhưng vẫn đăng những thông tin không chính xác, gây hiểu nhầm cho thí sinh.
Bà Hiếu cũng phủ nhận những ý kiến cho rằng nhà trường có điều khuất tất trong công tác tuyển sinh: "Mọi khâu tuyển sinh năm nay, các trường đều phải thông qua Bộ GD&ĐT. Nhà trường chỉ nhận kết quả từ bộ trả về và không thể can thiệp ở bất cứ công đoạn nào".
Về việc bảng điểm chuẩn theo cách tính cũ và danh sách được công bố tối 30/7 là do sự nhầm lẫn của một nhân viên trong nhóm phục vụ tuyển sinh. Nhà trường đã gỡ bảng điểm chuẩn này và thay bằng bảng điểm chính xác hơn.
Theo Zing
Thứ trưởng GD&ĐT nói gì về điểm chuẩn lên tới 30,5? Theo Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga, ngành có điểm chuẩn lên mức trên 30 điểm chỉ chiếm 1% của tổng số 4.000 ngành. Sau thời gian các trường công bố điểm chuẩn, Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga đã có những giải đáp xung quanh các vấn đề gây tranh cãi. Thí sinh không gặp rủi ro khi xét tuyển? - Năm...