Thí sinh trúng tuyển phương thức SAT của ĐH Quốc tế Hồng Bàng có điểm cao
Ngày 5-7, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) chính thức công bố điểm trúng tuyển theo phương thức điểm thi SAT (Scholastic Assessment Test, Mỹ).
Theo đó, điểm trúng tuyển đợt 1 là 800 điểm và ngành có mức điểm trúng tuyển cao nhất là ngành Tài chính Ngân hàng và Kinh tế với 1.430 điểm.
Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng đang tiếp tục nhận hồ sơ xét tuyển theo Phương thức xét học bạ đợt 2 đến hết ngày 31-7-2019
Cùng ngày, Hội đồng Tuyển sinh Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng chính thức công bố điểm trúng tuyển (có điều kiện) hệ đại học chính quy theo phương thức xét học bạ THPT đợt 1 năm 2019. Theo đó, ngành có điểm trúng tuyển cao nhất trong đợt 1 là ngành Dược với 29,95 điểm.
Theo Hội đồng Tuyển sinh Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, điểm trúng tuyển (có điều kiện) dao động từ 18-20 điểm tùy ngành.
Điểm xét trúng tuyển gồm điểm trung bình năm lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển cộng với điểm ưu tiên khu vực, đối tượng.
Video đang HOT
Theo Hội đồng Tuyển sinh Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, để được công nhận trúng tuyển đợt 1, thí sinh phải đảm bảo điều kiện tốt nghiệp THPT và đủ điểm xét trúng tuyển theo mức điểm trúng tuyển công bố.
Riêng các thí sinh đăng ký xét tuyển hai ngành Dược và Giáo dục mầm non phải đạt học lực giỏi lớp 12; Và phải đủ điều kiện học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên đối với các ngành Giáo dục thể chất, Điều dưỡng, Kỹ thuật Xét nghiệm y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng.
Năm 2019, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng tuyển sinh theo 5 phương thức bao gồm: thi tuyển sinh do nhà trường tổ chức kết hợp xét kết quả học tập; xét tuyển học bạ THPT; xét kết quả kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia. Trường xét tuyển đối với học sinh có quốc tịch nước ngoài hoặc học sinh Việt Nam học chương trình THPT nước ngoài và xét kết quả kỳ thi SAT (Scholastic Assessment Test).
Phương thức xét tuyển bằng bảng học bạ THPT 2019, chiếm 10% chỉ tiêu và được chia làm 5 đợt xét tuyển:
- Đợt 1: từ 16-4 đến 28-6
- Đợt 2: từ 1-7 đến 31-7
- Đợt 3: từ 5-8 đến 23-8
- Đợt 4: từ 26-8 đến 6-9
- Đợt 5: từ 10-9 đến 20-9
Theo SGGP
Thạc sỹ Chuyên ngành - Lời giải cho bài toán nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế
Ngày nay, khi Việt Nam đang thu hút một lượng khổng lồ các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp cần nhiều chuyên gia hơn và các kỹ năng tinh nhuệ, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường trong nước lẫn quốc tế.
Năm 1992, CFVG là tổ chức đầu tiên giới thiệu chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (MBA) tại Việt Nam, vào thời điểm mà nền kinh tế đang vào buổi giao thời và các doanh nghiệp cần các kỹ năng quản lý chung để phát triển. Ngày nay, khi Việt Nam đang thu hút một lượng khổng lồ các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp cần nhiều chuyên gia hơn và các kỹ năng tinh nhuệ, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường trong nước lẫn quốc tế. Đó là lý do lần lượt vào các năm 2003, 2005 và 2017 CFVG lần lượt mang đến Việt Nam 03 chương trình Thạc sỹ chuyên ngành đầu tiên: Tài chính Ngân hàng (finance and banking), Tiếp thị - Bán hàng (marketing and sales), Quản lý chuỗi cung ứng (supply chain).
Sự khác biệt giữa MBA và Thạc sỹ chuyên ngành
Thạc sỹ chuyên ngành (Mastère Spécialisé) là một nhánh đào tạo sau đại học được thiết kế bởi Hiệp hội các Trường kinh doanh tinh hoa tại Pháp (Conférence des Grandes Écoles). Các chương trình thạc sỹ chuyên ngành có mục tiêu đào tạo các chuyên gia trong việc mở rộng kiến thức chuyên môn mà các doanh nghiệp thực sự đang thiếu hụt.
Khóa học MBA truyền thống vốn đem lại cho người học chương trình học đa dạng và truyền đạt tư duy về quản lý cũng như sự nghiệp trong lĩnh vực này. Ngược lại, Thạc sỹ chuyên ngành sẽ đem đến cho người học sự tinh thông rõ rệt và phương thức chuyên nghiệp mà không gián đoạn công việc quản lý. Vào thời điểm mà MBA dường như đang trở nên quá thông dụng tại Việt Nam, rất nhiều nhà quản lý đã tìm thấy sự khác biệt và hướng đến tấm bằng thạc sỹ chuyên ngành. Và do nền kinh tế phát triển, doanh nghiệp sẽ cần ngày càng nhiều hơn nữa những nhà quản lý đó.
Sự pha trộn hài hòa giữa kiến thức tiên tiến - trải nghiệm quốc tế và tính thực tiễn áp dụng
Để đảm bảo tính nguyên bản của các chương trình Thạc sỹ chuyên ngành, CFVG đã mang 100% giảng viên quốc tế từ 03 Trường Kinh doanh, Đại học hàng đầu tại Pháp tới 2 campus tại Hà Nội & TP. HCM đó là: Trường Quản lý ESCP Europe, Trường Kinh doanh Sorbonne (Thuộc Viện Đào tạo doanh nghiệp IAE), Trường Đại học Paris Dauphine. Mỗi học viên khi theo học Thạc sỹ chuyên ngành sẽ trải qua 24 giờ học chuyên sâu, theo sau bởi 6 giờ focus hour là những buổi chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn của các chuyên gia cấp cao đang trực tiếp làm việc liên quan đến môn học của chương trình. Đó là những giờ học mang tính thực tiễn cao khi kiến thức lý thuyết được thảo luận đa chiều, thông qua những case study, bài học thất bại và thành công.
Những chuyên gia Việt Nam thường xuyên cộng tác giảng dạy tại CFVG phải kể đến bà Đặng Thúy Hà - Giám đốc Nielsen Hà Nội, ông Tiền Gia Trí - Cựu Giám đốc tiếp thị chuỗi Vinamilk/Unilever, bà Đào Khánh Vân - Giám đốc marketing Vingroup, bà Trần Lê Hồng Vân - Giám đốc chuỗi cung ứng Golden Gate Group, ông Douglas Kuo - Tổng giám đốc Abbott, ông Nguyễn Đức Sơn - Giám đốc Richard Moor Associates Việt Nam... mạng lưới chuyên gia được CFVG liên tục mở rộng để mang đến chương trình học những đặc thù (insights) của nhiều lĩnh vực khác nhau.
Bà Đặng Thúy Hà - Giám đốc Nielsen Hà Nội tham gia giảng dạy chương trình Thạc sỹ Marketing & Bán hàng tại CFVG
Study trip tại Pháp - Một trải nghiệm khác biệt
Một điều khác biệt của các chương trình Thạc sỹ chuyên ngành CFVG đó là các học viên sẽ được trải nghiệm 2 tuần ở Pháp. Tại Paris, các học viên sẽ tham gia học tập như các học viên quốc tế khác tại ESCP Europe, IAE Paris Sorbonne và Trường Đại học Paris Dauphine. Bên cạnh việc học tập là một trải nghiệm tuyệt vời khi tất cả sẽ có dịp làm việc và nghiên cứu cùng các thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới tại Paris như hãng thời trang Christian Dior, thương hiệu bánh danh tiếng Le Cordon Bleu (Tiếp thị & bán hàng), Ngân hàng Societe Generale, PNB Paribas (Tài chính - ngân hàng), hay hãng hàng không Air France (Chuỗi cung ứng).
Học viên Thạc sỹ Tài chính Ngân hàng tham quan thực tế tại NH Societe Generale
Theo Dân trí
3.700 thí sinh dự thi đánh giá năng lực vào Trường ĐH Quốc tế Trong 2 ngày 25 và 26-5, Trường ĐH Quốc tế (thành viên ĐHQG TP HCM) tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực. Khoảng 3.700 thí sinh tham dự kỳ thi này. Thí sinh được gọi vào phòng thi Thông tin từ Trường ĐH Quốc tế cho biết Quản trị Kinh doanh, Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng, Tài chính Ngân hàng...