Thí sinh thi tổ hợp KHXH, bài thi cuối cùng của kỳ thi
Sáng nay 27-6, thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2019 trên cả nước sẽ tiếp tục với bài thi khoa học xã hội, tổng thời gian làm bài 150 phút.
Thí sinh tại điểm thi THPT Đào Sơn Tây tự tin trước giờ thi tổ hợp môn cuối cùng của kì thi THPT Quốc gia. Ảnh: THỦY TRÚC
Bài thi khoa học xã hội là bài thi tổ hợp với ba môn thành phần Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân. Thí sinh làm bài thi theo hình thức trắc nghiệm.
Theo thống kê của Bộ, trong việc chọn bài thi, năm nay, số thí sinh đăng ký chọn bài tổ hợp Khoa học xã hội (Sử, Địa, Giáo dục công dân) chiếm tỉ lệ cao, tức hơn 468.000 em, chiếm gần 53% tổng số thí sinh đăng ký dự thi.
Đúng 7 giờ 30, cán bộ coi thi sẽ phát đề thi môn thành phần đầu tiên là môn Lịch sử cho thí sinh và thời gian bắt đầu làm bài là 7 giờ 35.
Thí sinh làm bài môn Lịch sử trong thời gian 50 phút, sau đó sẽ tiếp tục được nhận đề thi môn Địa lý và bắt đầu làm bài từ 8 giờ 35.
Kết thúc 50 phút làm bài môn Địa lý, đến 9 giờ 30 cán bộ coi thi tiếp tục phát đề thi môn Giáo dục công dân và bắt đầu làm bài từ 9 giờ 35. Thời gian làm bài môn thành phần này cũng là 50 phút.
Bộ GD-ĐT lưu ý thí sinh được chọn đăng ký cả hai bài thi tổ hợp, điểm bài thi tổ hợp nào cao hơn sẽ được chọn để tính điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, đối với thí sinh đã đăng ký dự thi cả hai bài thi tổ hợp thì bắt buộc phải thi cả hai bài này. Nếu bỏ một trong hai bài thi sẽ bị coi là dự thi không đủ số bài thi và không được xét công nhận tốt nghiệp.
Video đang HOT
Ghi nhận của PLO tại các điểm thi trong sáng nay:
Tại điểm thi THCS Bạch Đằng, TP.HCM, từ 6 giờ sáng, các thí sinh đã có mặt. TS Khánh Nguyên chia sẻ: “Em đăng ký vào Trường ĐH KHXH & NV TP.HCM nên em khá lo lắng, hôm nay là ngày thi cuối cũng là ngày quan trọng nhất với em. Em tự tin nhất vào môn GDCD, và môn Địa. Còn Lịch sử em khá lo lắng về những mốc sự kiện quan trọng và ý nghĩa lịch sử của các sự kiện. Do ôn thi nội dung nhiều, em cũng lo về sự nhầm lẫn giữa các mốc sự kiện.
Theo em môn Địa là môn dễ kiếm điểm nhất trong ba môn. Thí sinh có thể xử lý nhanh yêu cầu đề địa, thuận lợi cho việc đánh trắc nghiệm”.
Theo mặt bằng những môn thi vừa rồi, em nghĩ đề hôm nay sẽ vừa sức với các thí sinh thi.
Thí sinh Như Ý (THPT Hiệp Binh) chia sẻ: Em nghĩ môn Sử sẽ cho thời gian và đáp án là những sự kiện sẽ nhiều hơn. Môn Địa lý em nghĩ sẽ tập trung vào Atlat, GDCD em nghĩ sẽ đánh vào những tình huống. Em hy vọng đậu vào chuyên ngành Sư phạm điện của Đại học Sài Gòn, hôm trước em làm Văn không như mong muốn.
Như Ý (bìa trái) cùng với bạn đang ôn lại bài trước khi vào phòng thi tại điểm thi THPT Hiệp Bình, Thủ Đức.
Giám thị đang ghi sơ đồ chỗ ngồi phòng thi tại điểm thi THPT Hiệp Bình.
Gọi thí sinh vào phòng thi tại điểm thi THPT Hiệp Bình.
Thầy Lê Đình Bắc, cán bộ giám sát điểm thi THPT Hiệp Bình chia sẻ: Thầy nghĩ tổ hợp môn KHXH sẽ dễ hơn KHTN. Môn KHXH thì chỉ khó môn có mốc thời gian còn môn Địa nhận xét và vẽ sơ đồ. Riêng môn GDCD năm nào thí sinh làm điểm cũng cao nên thầy nghĩ năm nay cũng không ngoại lệ.
Thí sinh tại điểm thi THPT Đào Sơn Tây.
Tại điểm thi THPT Đào Sơn Tây, em Hoàng Nhi cho biết hiện tại không lo lắng trước khi bước vào ba môn xã hội vì em thi chỉ để xét tốt nghiệp. Nhi chỉ hơi lo về môn Sử khi học không vào và đến giờ em vẫn chưa dò đáp án các môn để có thể tập trung hoàn thành xonh kì thi mà không bị ảnh hưởng tâm lý quá nhiều.
Ngọc Huyền, thí sinh tại điểm thi Đào Sơn Tây chia sẻ: Vì chiều qua em làm không tốt môn Tiếng Anh nên tâm trạng hiện tại khá hồi hộp khi hôm nay là cơ hội cuối cùng để có thể gỡ điểm, xét tuyển đại học nên giờ chỉ biết ngồi đọc lại kiến thức giáo viên đã cho ôn. Hai môn Sử và GDCD em khá tự tin nhưng Địa lý thì hơi sợ những công thức tính cũng như biểu đồ trong môn này. Huyền dự định thi vào Trường ĐH KHXH & NV TP.HCM.
Atlat là phao cứu sinh môn Địa lý cho các thí sinh, tại điểm thi THPT Hiệp Bình, Thủ Đức.
Theo PLO
Gần 600.000 thí sinh làm bài thi tổ hợp Khoa học xã hội THPT Quốc gia 2019
Trong bài thi cuối cùng của kỳ thi THPT Quốc gia, nhiều thí sinh lo lắng với môn Lịch sử.
Sáng 27/6, gần 600.000 thí sinh bước vào phần thi tổ hợp khoa học xã hội gồ các môn Lịch sử, Địa lý và giáo dục công dân.
Thời lượng làm bài là 50 phút, đề được soạn dưới dạng trắc nghiệm. Thí sinh sẽ làm bài liên tục từ môn thi đầu tiên đến môn thi cuối cùng.
Theo quy chế của Bộ GD&ĐT, kết thúc môn thi thành phần thứ nhất, thí sinh nộp lại đề thi và giấy nháp. Nếu thí sinh muốn ra khỏi phòng thi sớm, phải đợi đến khi hết 2/3 giờ làm bài thi cuối cùng của tổ hợp.
Ngày 27/6, các thí sinh làm bài thi tổ hợp Khoa học xã hội. (Ảnh: Đăng Khoa)
Kết quả bài thi tổ hợp là yếu tố bắt buộc để xét tốt nghiệp THPT. Do đó, chỉ một sai sót nhỏ có thể khiến kết quả của cả 3 môn thi thành phần không được công nhận.
Thí sinh cần lưu ý các môn thi thành phần trong mỗi bài thi tổ hợp có cùng một mã đề; thí sinh ghi mã đề thi này trên phiếu trả lời trắc nghiệm để theo dõi.
Khi giám thị thu bài, các thí sinh phải điền vào phiếu thu bài thi tổng số tờ giấy thi của mình và ký xác nhận; đảm bảo không xảy ra nhầm lẫn, thiếu sót.
Lưu ý bắt buộc với thí sinh trong tất cả các ngày thi là phải có mặt tại phòng thi trước giờ phát đề thi ít nhất 15 phút.
Lịch thi chính thức Bộ GD&ĐT.
Theo VTC
Hà Nội có học sinh đăng ký thi THPT quốc gia 2019 nhiều nhất nước Cả nước có hơn 886.000 thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019, trong đó Hà Nội có số thí sinh đăng ký dự thi nhiều nhất với hơn 74.000 thí sinh. Trong số hơn 886.000 thí sinh đăng ký dự thi có hơn 653.000 thí sinh đăng ký lấy kết quả để xét tuyển đại học. Hà Nội có số...