Thí sinh thi THPT Quốc gia: “Nếu trở thành nhà báo, bài đầu tiên em xin viết về cô”!
“Em ước mơ trở thành nhà báo nhưng có lẽ sẽ còn dang dở…”. Đó là tâm sự của em Nguyễn Thị Thùy Dương – trường THPT Lý Thường Kiệt, (TP.HCM), thí sinh có hoàn cảnh khó khăn tham gia kỳ thi THPT Quốc gia năm nay.
L
Lớp 12 A3 – THPT Lý Thường Kiệt, lớp của Nguyễn Thị Thùy Dương.
Học giỏi và ngoan là những lời lẽ mà cô giáo chủ nhiệm lớp 12A3 Nguyễn Thị Hiền đã dành cho Thùy Dương.
Bố bỏ đi từ lâu không có liên lạc cũng chẳng có chu cấp, hiện Dương ở với mẹ và đồng thu nhập ít ỏi kiếm được từ buôn bán quần áo.
Chị của Dương đã phải bỏ học để đi làm phụ mẹ nhưng thu nhập thấp, không ổn định. Đi buôn chẳng khác nào đi “câu”, nhiều ngày liền không kiếm được tiền là chuyện bình thường. Bà ngoại đang bị bệnh tim cũng cần chạy chữa nên cuộc sống gia đình hết sức khó khăn.
Việc ăn học của Dương và các em trong gia đình đều một tay mẹ lo và sự giúp đỡ phần nào của thầy cô, bạn bè.
Năm học lớp 10, không biết bao nhiêu lần, cô gái ấy định nghỉ học để xin việc làm, kiếm tiền trang trải cuộc sống cũng như phụ mẹ. Thế nhưng, ước mơ vào giảng đường Đại học quá lớn, em lại gồng mình lên, gạt mồ hôi và nước mắt để vừa học vừa làm thêm. May mắn, bên cạnh Dương luôn có sự đồng hành của cô giáo chủ nhiệm và các bạn.
Khó khăn chồng chất khó khăn, thế nhưng năm nào, Dương cũng là học sinh giỏi. Em từng đạt giải Nhất môn Văn cấp thành phố; Huy chương Đồng cuộc thi Olympic môn Văn khu vực phía Nam. Thích học Văn và ước mơ được trở thành nhà báo cứ lớn dần, nhưng nó cũng tỷ lệ nghịch với cơm áo gạo tiền.
Video đang HOT
Dương tâm sự: “Mỗi khi nghĩ đến tương lai, em đều thấy mình vác balo, cầm máy ảnh đi khắp nơi để viết bài. Em ước mơ được trở thành nhà báo, dùng ngòi bút của mình phản ánh đúng thực tế mọi sự việc trong cuộc sống.
Nhưng, nhà em nghèo lắm, nếu thi đỗ em cũng không có tiền để đi học tiếp. Hàng tháng, cả gia đình đều trông chờ vào tiền bán hàng của mẹ, bà ngoại cũng già yếu lại bệnh nên có lẽ, em sẽ gác lại giấc mơ để đi làm kiếm tiền”
Nhìn cô gái ngoan ngoãn, lễ phép vì hoàn cảnh gia đình phải gạt nỗi niềm riêng, thật xót xa. Những giấy khen, bảng thành tích của em, có lẽ ước mơ thành nhà báo cũng không xa, cổng trường Đại học cũng không quá khó để em có thể chắp cánh cho ước mơ của mình.
Cô giáo Nguyễn Thị Hiền – Giáo viên chủ nhiệm lớp 12A3 của Dương chia sẻ: “Dương là học sinh ngoan, chăm chỉ học tập. Ngoài giờ học trên lớp, em phải phụ mẹ bán hàng nhưng năm nào cũng là học sinh giỏi.
Dương học tốt môn Văn nên thường xuyên mang về những thành tích trong môn học này, chỉ mong em sẽ tiếp tục được đi học, sau này trở thành người có ích cho gia đình và xã hội”.
Cô Hiền là giáo viên chủ nhiệm của Dương 3 năm liền. Nhiều lần Dương có ý định bỏ học, chính cô Hiền vất vả ngược xuôi gặp gỡ gia đình động viên em đến lớp.
Cô Hiền cũng không ngại “mặt dày” đi xin các học bổng cho Dương và cùng các giáo viên khác trong trường gom góp tiền phần nào giúp đỡ em. Cũng nhờ có sự động viên đó mà Dương được học hết 3 năm THPT để bước vào kỳ thi THPT Quốc gia này.
Cách đây một tuần, cô Hiền đã gom góp tiền lương của mình cùng các đồng nghiệp, các hội, quỹ được 5 triệu đồng dúi vội vào tay cô học trò: “Tiền này không được tiêu nhé, cất đi để nếu thi đỗ Đại học thì đóng tiền 1 kỳ trước. Sau đó, em vừa học vừa làm, cô sẽ lại tính tiếp”.
Xúc động vì tình cảm của người giáo viên như mẹ hiền, Dương nói: Em sẽ cố gắng hết sức mình. Sau này thành đạt, em không quên ơn cô! Nếu trở thành nhà báo, bài báo đầu tiên, em xin viết về cô – người mẹ thứ 2 của em!
Ngọc Trang
Theo GDTĐ
Báo chí cần phải làm tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội trong giáo dục
Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 đang bước vào giai đoạn cao điểm. Nhà báo và Công luận đã có cuộc trao đổi với Nhà báo Đào Ngọc Tước - Phó Tổng Biên tập Báo Giáo dục Việt Nam về trách nhiệm của báo chí trong cuộc chiến chống gian lận thi cử.
Năm 2018, cả nền giáo dục nước nhà chấn động bởi sự việc gian lận, tiêu cực trong thi cử, vụ việc đã dần được điều tra làm rõ, tuy nhiên nhiều cơ hội vào đại học đã bị tước bỏ, nhiều cánh cửa bước vào tương lai theo đó mà bị khép lại. Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 đang bước vào giai đoạn cao điểm rất cần sự chung tay vào cuộc của các Bộ, Ban, ngành để sự việc trước kia không còn bị lặp lại, trong đó có sự tham gia của báo chí và truyền thông. Nhà báo và Công luận đã có cuộc trao đổi với Nhà báo Đào Ngọc Tước - Phó Tổng Biên tập Báo Giáo dục Việt Nam về trách nhiệm của báo chí trong cuộc chiến chống gian lận thi cử.
Câu chuyện gian lận thi cử quy mô lớn lần này đã thực sự gây sốc cho toàn xã hội. Ai cũng biết gian lận thi cử sẽ để lại những hậu quả rất nặng nề, trước hết là làm tổn thương các thầy cô giáo chân chính và phụ huynh tử tế, mất uy tín nền giáo dục và ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân, là một nhà báo công tác trong lĩnh vực giáo dục, anh có những trăn trở gì?
- Tất cả chúng ta, những ai tâm huyết và quan tâm tới sự nghiệp giáo dục đều có những trăn trở với ngành, làm sao để ngành giáo dục chuyển biến mạnh hơn nữa.
Theo quan điểm của tôi, các hoạt động mang tính chính sách không có cái gì có thể hoàn hảo được, một kỳ thi Quốc gia cũng vậy thôi bởi nó cũng là một chính sách. Nó sẽ tồn tại những kẽ hở và những người cần câm nảy mực, những người thực hiện chính sách nếu cố tình hoặc tìm mọi cách để lợi dụng kẽ hở đó nhằm phục vụ lợi ích riêng thì kiểu gì cũng sẽ có tiêu cực xảy ra. Điều này chúng ta có thể thấy rất rõ. Tuy nhiên, sự lợi dụng để phục vụ lợi ích riêng của họ ở đây đã, gây ra một ảnh hưởng xã hội cực kỳ lớn và rất trầm trọng. Niềm tin không phải chỉ của nhà báo đâu, mà là của cả nhân dân vào kỳ thi THPT Quốc gia bị giảm sút rất lớn. Người ta lo lắng chứ, sợ rằng sẽ mất công bằng đối với những con em, thí sinh đã miệt mài học thật, thi thật. Các kỳ thi được tổ chức để tuyển nhân tài thì lại được đưa vào những thí sinh không đảm bảo chất lượng nếu không muốn nói là rất kém. Cũng may là kỳ thi mới được phát hiện ở 3 tỉnh thành chứ chưa lan rộng.
Nhà báo Đào Ngọc Tước.
Trong scandal bất thường trong điểm thi vừa qua, sau khi báo chí vào cuộc, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã tổ chức thanh tra kết quả, từ đó tìm ra "lỗ hổng" gian lận thi. Anh đánh giá thế nào về vai trò của báo chí trong việc này?
- Việc phát hiện các vấn đề tiêu cực bây giờ, đặc biệt là tiêu cực trong thi cử có công rất lớn của báo chí.
Khi có phổ điểm về kỳ thi THPT Quốc gia được công bố, mà phổ điểm này rất quan trọng. Nó đánh giá kết quả học tập của học sinh đạt ở trình độ nào, cái phân bố và khả năng học tập ở từng miền khác nhau như thế nào. Đối với người làm nghiên cứu khoa học thì phổ điểm này còn giúp cho họ hoạch định việc đào tạo trong tương lai. Khi phổ điểm này xuất hiện, nhìn vào một số môn học các chuyên gia nhanh chóng phát hiện ra sự bất thường trong kỳ thi THPT Quốc gia tại các tỉnh Sơn La, Hà Giang rồi sau đó là Hòa Bình như chúng ta đã biết. Báo điện tử Giáo dục Việt Nam thời điểm đó cũng nhận được nhiều phản hồi, email, điện thoại thông báo từ các chuyên gia và ngay lập tức vào cuộc. Sau đó, trên mạng xã hội đã có dư luận thông tin về vụ việc cùng với sự nhanh chóng vào cuộc của báo chí, liên tục điều tra, thông tin về các nghi vấn từ phổ điểm, thí sinh, thậm chí là cả từng môn thi mà sau đó các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an, các ban ngành có trách nhiệm liên quan đã vào cuộc với tinh thần khẩn trương làm rõ những dấu hiệu nghi vấn trên. Có thể nói, báo chí với chức năng của mình đã rất nhanh nhạy, kịp thời góp phần tìm ra lỗ hổng của kỳ thi THPT Quốc gia, phần nào đó cùng chung sức đem lại sự thật và trả lại công bằng cho kỳ thi.
Chúng ta biết rằng kết quả kỳ thi THPT Quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của mỗi thí sinh, tôi đồng ý báo chí cần phải thông tin nhanh chóng nhưng cách thông tin đó phải như thế nào để việc đưa thông tin không theo lối "một chiều", định hướng ý kiến của độc giả theo nhận định chủ quan của người viết cũng có thể dẫn tới những sai lệch, sai lầm?
- Tôi cho rằng việc cung cấp thông tin nhanh chóng là nhiệm vụ của mọi tờ báo. Tuy nhiên, đối với giáo dục, những thông tin sai có thể hủy hoại tương lai hoặc nhân cách của một con người thì cần phải hết sức thận trọng. Thận trọng từ tòa soạn đến phóng viên.
Như ở tòa soạn tôi, khi nhận được thông tin chúng tôi cũng ngay lập tức thành lập một tổ công tác xem xét về vấn đề tiêu cực trong kỳ thi THPT Quốc gia. Tổ công tác phải bao gồm các phóng viên chuyên biệt đã tham gia làm công tác giáo dục nhiều năm, một số phóng viên về Pháp luật, Nội chính, Quốc hội để tham vấn các ý kiến liên quan về pháp luật, một số phóng viên phụ trách ngành giáo dục khác cũng phải tham gia. Việc đầu tiên chúng tôi tổ chức tiếp cận với đầu nguồn tin, tiếp cận với các cơ quan quản lý nhà nước về vụ việc đồng thời lên một kế hoạch dài hơn, tiếp cận với các đối tượng rộng hơn để đảm bảo tiếp cận với thông tin nhiều chiều đảm bảo công bằng cho tất cả thí sinh bởi chúng tôi hiểu, thông tin đúng có thể đem lại công bằng và cơ hội cho các thí sinh khác nhưng nếu nhận định sai có thể sẽ hủy hoại một con người. Trên thực tế đã có trường hợp thí sinh bị oan khi bị đưa vào danh sách được nâng điểm như sau kết luận thì không phải. Cho nên sự thận trọng này rất quan trọng. Các nguồn tin khi về tòa soạn lại được họp và đánh giá một lần nữa nội dung nào đăng hay không.
Nhãn quan của nhà báo nếu là những người thành kiến sẽ rất nguy hiểm. Nguy hiểm ở chỗ họ không nhìn thấy cái tiến bộ mà chỉ nhìn thấy tiêu cực thôi, họ thích cái tiêu cực nên cũng không muốn tìm cách tháo gỡ. Nhà báo mà cứ đi theo suy nghĩ như vậy sẽ dẫn đến nhiều hệ quả nguy hiểm. Chúng ta cần thấy được những cái tiêu cực đó có đáng tồn tại hay không và không để tiêu cực dẫn dắt. Do đó, nhà báo cần phải bình tĩnh tham khảo nhiều nguồn thông tin để khắc phục thành kiến tiêu cực và quan trọng nhất cần phải tôn trọng sự thật.
Để kỳ thi THPT năm 2019 được diễn ra một cách thành công, cần sự chung tay góp sức, đồng hành của cả xã hội, trong đó có vai trò đặc biệt quan trọng của báo chí. Vậy báo chí cần có những đóng góp hay những hoạt động cụ thể như thế nào, thưa anh?
- Trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019, tôi nghĩ báo chí trước hết phải làm tốt công tác tuyên truyền về chủ trương, đường lối, chính sách về kỳ thi. Báo chí sẽ cung cấp một cách chính xác và đầy đủ nhất các thông tin về cuộc thi đến với thí sinh và gia đình từ kiến thức, thông tin về các quy định, yêu cầu đối với các thí sinh tham dự kỳ thi cũng như các thông tin liên quan như lịch thi, địa điểm...
Để tiếp tục chống tiêu cực và gian lận thi cử nói chung và kỳ thi THPT Quốc gia năm nay nói riêng thì báo chí cần phải phát huy cao vai trò giám sát và phản biện của mình. Giám sát một cách cẩn thận, chi tiết để có thể tìm ra được những dấu hiệu nghi vấn hay những sai phạm nếu có, từ đó để các Bộ, ban ngành kịp thời có phương án xử lý. Bên cạnh đó, cần đồng thời phát huy năng lực phản biện của mình nhằm đem lại một môi trường thi cử trong sạch. Và phản biện thì phải đi kèm với đóng góp, nêu ra vấn đề phải kèm theo giải pháp. Báo chí có thể nêu ra những bất cập, tồn tại đồng thời đề ra giải pháp để khắc phục những tồn tại đó cho các nhà chính sách tham khảo và điều chỉnh.
Báo chí cũng cần tìm ra những cá nhân, tập thể, những câu chuyện truyền cảm hứng thi cử để động viên thí sinh và gia đình, từ đó yên tâm hy vọng hơn vào nền giáo dục và phấn đấu cho một kỳ thi đạt được kết quả tốt nhất.
Trân trọng cảm ơn anh!
Nguyệt Hồ
Theo congluan.vn
Cô giáo dạy Văn yêu cầu học trò viết thư cho... chính mình ở thì tương lai "Tôi sẽ cố gắng dần mở lòng hơn, sẽ cố gắng quên đi những tổn thương và đau đớn mà một số người đã mang lại. Tôi không mong cậu tha thứ cho những người đó nhưng đừng thù hận". Đó là đoạn kết trong bức thư của em Hạ Giang, học sinh lớp 10, Trường THPT Trưng Vương, TPHCM gửi cho chính...