Thí sinh thi THPT 2021 “vượt ải” thế nào để vào ĐH Quốc gia Hà Nội?
Để các sĩ từ chuẩn bị tốt nhất cho mùa tuyển sinh 2021, đại học Quốc gia Hà Nội vừa công bố đề tham khảo kỳ thi đánh giá năng lực.
Cụ thể, trung tâm Khảo thí (đại học Quốc gia Hà Nội) vừa công bố đề tham khảo kỳ thi đánh giá năng lực học sinh THPT năm 2021. Theo đó, đề thi gồm 150 câu hỏi trắc nghiệm, trong đó có 18 câu hỏi dạng điền đáp án, được thực hiện trong vòng 195 phút.
Đề thi gồm 3 phần: Tư duy định lượng (50 câu hỏi, 75 phút); Tư duy định tính (50 câu hỏi , 60 phút); Khoa học (50 câu hỏi, 60 phút).
Bài thi đánh giá năng lực của trung tâm Khảo thí đại học Quốc gia Hà Nội hướng tới đánh giá toàn diện năng lực học sinh THPT.
Nội dung, hình thức, dạng thức, câu hỏi, kết quả của bài thi là tài sản và bản quyền thuộc về trung tâm Khảo thí đại học Quốc gia Hà Nội. Bất kỳ mọi hình thức sao chép đều không được phép. Thí sinh đăng ký tham gia và chấp nhận đồng ý với các thoả thuận của trung tâm Khảo thí, phải tuân thủ đúng các điều khoản quy định và Quy chế thi đánh giá năng lực học sinh THPT của đại học Quốc gia Hà Nội.
Thí sinh trong kỳ thi đánh giá năng lực của đại học Quốc gia Hà Nội năm 2016.
Bài thi đánh giá năng lực học sinh THPT gồm 03 phần. Các câu hỏi của bài thi được đánh số lần lượt từ 1 đến 150 gồm 132 câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn từ các đáp án A, B, C hoặc D và 18 câu hỏi điền đáp án. Trường hợp bài thi có thêm câu hỏi thử nghiệm thì số câu hỏi không vượt quá 155 câu. Mỗi câu hỏi trắc nghiệm có một đáp án duy nhất được lựa chọn từ các đáp án A, B, C hoặc D cho trước. Thí sinh chọn đáp án và thực hiện trên máy tính.
Cấu trúc đề cụ thể:
Phần 1: Tư duy định lượng (50 câu hỏi, 75 phút)
Thí sinh làm lần lượt các câu hỏi. Nếu bạn kết thúc phần 1 trước thời gian quy định, thí sinh có thể chuyển sang phần thi thứ 2. Khi hết thời gian phần 1, máy tính sẽ tự động chuyển sang phần thi thứ 2.
Nếu phần thi có thêm câu hỏi thử nghiệm, máy tính sẽ cộng thời gian tương ứng
để hoàn thành tất cả các câu hỏi.
Phần 2: Tư duy định tính (50 câu hỏi, 60 phút)
Câu hỏi được đánh thứ tự tiếp nối theo thứ tự câu hỏi của phần thi 1. Nếu kết thúc phần 2 trước thời gian quy định, thí sinh có thể chuyển sang phần thi thứ 2. Khi hết thời gian quy định, máy tính sẽ tự động chuyển sang phần thi thứ 3.
Phần 3: Khoa học (50 câu hỏi, 60 phút)
Câu hỏi được đánh thứ tự tiếp nối theo thứ tự câu hỏi của phần thi thứ 2 cho đến câu hỏi cuối cùng. Nếu bạn kết thúc phần 3 trước thời gian quy định, bạn có thể bấm “NỘP BÀI” để hoàn thành bài thi sớm. Khi hết thời gian theo quy định, máy tính sẽ tự động “NỘP BÀI”.
Dưới đây là toàn bộ mẫu đề thi tham khảo và phiếu trả lời:
Đề thi:
Video đang HOT
Phiếu trả lời:
Công bố cấu trúc bài thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà nội
Năm 2021, thí sinh sẽ biết kết quả ngay sau khi hoàn thành bài thi Đánh giá năng lực. Câu trả lời đúng được 1 điểm, câu trả lời sai không tính điểm.
Năm nay, ĐH Quốc gia Hà Nội bắt đầu tổ chức lại kỳ thi Đánh giá năng lực học sinh THPT sau một thời gian tạm ngừng.
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội - cho biết bài thi sẽ tiếp cập theo hướng phi truyền thống nhằm đánh giá toàn diện năng lực học sinh chứ không đơn thuần phục vụ cho tuyển sinh đại học.
Cấu trúc bài thi Đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Hà Nội gồm 3 phần; trong đó, phần 1 kiểm tra về Tư duy định lượng gồm 50 câu hỏi thực hiện trong 75 phút; phần 2 kiểm tra về Tư duy định tính có 50 câu hỏi thực hiện trong 60 phút; phần 3 kiểm tra về Khoa học gồm 50 câu hỏi thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, công nghệ và khoa học xã hội thực hiện trong 60 phút.
Thí sinh làm bài thi trên máy tính, gồm câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câu hỏi điền đáp án; thời gian làm bài là 195 phút với thang 150 điểm.
Thí sinh sẽ biết điểm thi từng phần và tổng điểm ngay sau khi hoàn thành bài thi, trên cổng www.khaothi.vnu.edu.vn . Giấy chứng nhận kết quả thi được gửi tới thí sinh sau 14 ngày dự thi.
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội
Theo GS Thảo, đến nay nhà trường đã xây dựng kịch bản chi tiết cho các đợt thi của năm 2021. Đề thi được rà soát từ hơn 12.000 câu hỏi của ngân hàng đề thi Đánh giá năng lực năm 2016 để lựa chọn những nhóm câu hỏi phù hợp, kết hợp với hơn 3.500 câu hỏi được xây dựng trong giai đoạn 2017 - 2020.
"Với số lượng câu hỏi phong phú sẽ đảm bảo tính toàn diện của kỳ thi, đáp ứng sự cân bằng độ khó của từng đề thi cho mỗi học sinh tham dự nhiều đợt trong năm", GS Thảo nói.
Bài thi mẫu đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ được công bố trước ngày 15/3/2021.
Các thí sinh dự kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2020
Năm nay, Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ tổ chức nhiều đợt thi, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Thí sinh đăng ký trực tuyến đợt thi đầu tiên từ ngày 1/4/202.
- Đợt 1: 08 - 09/5/2021
- Đợt 2: 22 - 23/5/2021
- Đợt 3: 05 - 06/6/2021
- Đợt 4: 12 - 13/6/2021
- Đợt 5: 10 - 11/7/2021
- Đợt 6: 24 - 25/7/2021
Thí sinh được lựa chọn ngày thi, ca thi, đợt thi phù hợp với kế hoạch cá nhân; được thay đổi thời gian thi trước 14 ngày dự thi. ĐH Quốc gia Hà Nội ứng dụng tối đa công nghệ thông tin để tăng tính chủ động cho thí sinh và tiết kiệm chi phí xã hội.
Căn cứ vào tình hình thực tế, đơn vị tổ chức thi sẽ xác định quy mô phù hợp cho từng đợt thi, điểm thi. Theo báo cáo của Trung tâm Khảo thí, năm 2021, quy mô dự kiến khoảng 10.000 thí sinh đăng ký dự thi, chủ yếu ở địa bàn Hà Nội.
GS Thảo cho biết, ĐH Quốc gia Hà Nội cũng sẵn sàng chia sẻ nguồn lực, kết quả bài thi Đánh giá năng lực này với các cơ sở giáo dục đào tạo khác để đạt mục tiêu đề ra.
"Riêng đối với hoạt động tuyển sinh đại học, việc giảm tỉ lệ ảo là điều luôn được quan tâm. Do đó, nếu các trường đại học cùng phối hợp tuyển sinh thì sẽ hạn chế được lượng thí sinh ảo từ nhiều nguồn xét tuyển khác nhau. ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ tạo mọi điều kiện để công tác xét tuyển và lọc ảo diễn ra thuận lợi", ông Hải nói.
Trên cơ sở ứng dụng khoa học đo lường chất lượng giáo dục đã áp dụng cho bài thi đánh giá năng lực các năm 2015 và 2016, ĐH Quốc gia Hà Nội đã giao cho Trung tâm Khảo thí là đơn vị chuyên môn xây dựng bài thi Đánh giá năng lực học sinh THPT.
Khác với những năm trước, bài thi Đánh giá năng lực trong giai đoạn tới đây tiếp cận theo hướng đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông một cách toàn diện hơn, phù hợp khoa học khảo thí hiện đại.
Ba nhóm năng lực chính cần đánh giá gồm: Sáng tạo và giải quyết vấn đề; Năng lực Toán, tiếng Việt, tư duy ngôn ngữ, lập luận, logic, tính toán và xử lý số liệu; Tự khám phá và ứng dụng công nghệ/khoa học (tự nhiên - xã hội).
Tất cả các chương trình đào tạo đại học ở ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ dành chỉ tiêu, tiêu chí phù hợp để xét tuyển đối với các thí sinh sử dụng kết quả bài thi Đánh giá năng lực học sinh THPT (mã bài thi Q00) bên cạnh các phương thức xét tuyển đã áp dụng năm 2020.
Thi tuyển sinh ĐHQGHN năm 2021: Tránh ôn luyện tại bất kỳ trung tâm ôn thi nào Theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức - Trưởng Ban Đào tạo, Phó Trưởng ban chỉ đạo tuyển sinh ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) năm 2021, thí sinh tránh học tủ, học lệch hay ôn luyện tại bất kỳ trung tâm ôn thi nào. Ảnh minh họa/internet * GS có thể thông tin rõ hơn về kỳ thì đánh giá năng lực năm nay...