Thí sinh thấp thỏm ôn thi: “Thay đổi lần này đã phải lần cuối chưa?”
“Em vừa học, vừa ôn thi và vừa lo lắng. Trong chưa đầy 2 tháng mà liên tục có sự thay đổi đột ngột trong phương án tuyển sinh trong khi kỳ thi THPT đang đến gần, không biết thay đổi lần này đã phải lần cuối chưa?”
Dịch bệnh đã ảnh hưởng rất nhiều tới kế hoạch học hành, thi cử của học sinh lớp 12. (Ảnh minh họa)
Sau khi Bộ GD-ĐT thông báo sẽ tổ chức kỳ thi THPT 2020 với mục đích xét tốt nghiệp, một số trường như ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Ngoại thương và ĐH Bách khoa Hà Nội… đã công bố tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng. Thế nhưng, trong mấy ngày qua các trường này đều bất ngờ thay đổi phương án tuyển sinh khiến thí sinh hoang mang.
Cụ thể, ngày 4/5, Ban Chỉ đạo tuyển sinh của ĐH Quốc gia Hà Nội đã họp và thảo luận về phương án tuyển sinh đại học năm 2020.
Trên cơ sở phân tích các thông tin mới nhất về kỳ thi THPT, cũng xem xét việc giảm áp lực cho thí sinh do phải tham dự nhiều kì thi trong tình hình dịch kéo dài, ĐH Quốc gia Hà Nội đã quyết định không triển khai kỳ thi đánh giá năng lực phục vụ tuyển sinh riêng nữa mà sử dụng kết quả thi THPT để xét tuyển. Phương án tuyển sinh năm nay của trường về cơ bản ổn định như năm 2019.
Kế đó, trường ĐH Ngoại thương cũng quyết định dừng việc tổ chức kỳ thi phối hợp với ĐH Quốc gia Hà Nội.
Còn Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cũng vừa chính thức chốt phương án thi bổ sung dưới hình thức một bài kiểm tra tư duy theo yêu cầu đặc thù của khối ngành kỹ thuật thay vì tổ chức kỳ thi riêng như công bố trước đó. Điểm bài thi được sử dụng kết hợp với điểm 2 m ôn thi tốt nghiệp THPT (Toán-Lý hoặc Toán-Hóa) để xét tuyển.
Thời gian thi được ấn định vào ngày 15/8 vì 25/7 như dự kiến ban đầu. Thí sinh được đăng ký dự thi tại một trong ba địa điểm: Hà Nội, Thanh Hóa hoặc Sơn La.
Video đang HOT
Trước thông tin các trường “hot” khu vực miền Bắc “bất ngờ bẻ lái” trong phương án tuyển sinh, em Nguyễn Hà Anh Phương (học sinh lớp 12 trường THPT Lương Thế Vinh) cho hay: “Với tâm thế của một thí sinh dự thi, tất nhiên ai cũng mong đỗ, nhất là đỗ đại học. Việc em quan tâm nhất là thi như thế nào thì liên tục có thông tin thay đổi, cho nên em luôn phải theo dõi thông tin mới”.
“Từ đầu em chỉ mong vẫn giữ phương án thi như năm ngoái, giảm tải nội dung đề thi như đề minh họa công bố trước đó để chúng em yên tâm ôn thi. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT chuyển sang tổ chức thi tốt nghiệp, các trường lớn thì công bố phương án tổ chức kỳ thi riêng.
Năm nay em dự thi vào ĐH Ngoại thương nên rất qua tâm phương án tuyển sinh của nhà trường. Cách đây 1 tháng trường công bố sẽ cùng ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức thi đánh giá năng lực.
Em đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu kỳ thi này, thậm chí tìm thầy giỏi luyện thi đánh giá năng lực để hi vọng có một kết quả tốt nhất. Bây giờ, đột nhiên công bố dừng thi đánh giá năng lực, chắc em sẽ lại tìm cách ôn luyện khác”.
Còn em Đặng Nguyễn Nhật Anh – học sinh trường THPT Xuân Phương (Hà Nội) chia sẻ: “Nói thật là em vừa học, vừa ôn thi và vừa lo sợ. Trong chưa đầy 2 tháng mà liên tục có sự thay đổi đột ngột trong phương án tuyển sinh trong khi kỳ thi THPT đang đến gần, không biết thay đổi lần này đã phải lần cuối chưa?
Chúng em bất ngờ hết lần này đến lần khác, thay đổi phương pháp và cách học liên tục. Thay đổi để tốt lên nhưng hãy cho chúng em có thời gian để thích nghi”.
Bày cách ôn thi THPT lúc nghỉ học
Bộ GD&ĐT vừa điều chỉnh lùi thời gian thi THPT quốc gia năm 2020. Theo các thầy cô, do học sinh đang phải nghỉ học, các em cần gấp rút tận dụng để ôn tập nhưng tránh giải các bộ đề quá khó trên mạng, dễ hoang mang tâm lý.
Thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia Ảnh: Như Ý
Thở phào vì lùi thi THPT quốc gia
Trên diễn đàn mạng, giáo viên, học sinh thở phào khi thời gian thi THPT được điều chỉnh lùi.
Cô Nguyễn Thị Hằng Nga, Tổ trưởng Ngữ văn, Trường THPT Hoài Đức B, huyện Hoài Đức (Hà Nội) khuyến cáo, học sinh cần bám sát tài liệu SGK để ôn tập. Trong đó, tiếp tục chú ý dạng đề so sánh văn học vì năm trước đề minh họa có dạng này nhưng đề thi chính thức không ra.
Đặc biệt học sinh cần chú ý phần viết đoạn văn nghị luận 200 từ đầy đủ ý nghĩa. Qua thực tế chấm thi năm trước, phần viết đoạn văn học sinh chưa thể hiện đầy đủ ý. Số lượng chữ ít nên cần làm rõ các nội dung gồm: giải thích vấn đề, phân tích và minh họa các khía cạnh của vấn đề, rút ra bài học kinh nghiệm, nêu ý kiến đánh giá của bản thân. Các em cũng chú ý thêm dạng bài nghị luận về tư tưởng đạo lý và dạng bài về nghị luận xã hội có trong SGK lớp 11 và lớp 12.
Về tài liệu ôn tập, cô Nga cho rằng, cần bám sát SGK lớp 12 và tài liệu hướng dẫn ôn tập Bộ GD&ĐT sắp phát hành. Ngoài ra, giáo viên các trường cũng nên soạn những tài liệu phù hợp với trình độ học sinh của mình sẽ thiết thực hơn.
Trong thời gian nghỉ học, nhiều em chia sẻ có những đề ôn tập trên mạng quá khó dẫn đến hoang mang. Cô Nga lý giải: "Có thể những đề này do các trung tâm đưa ra để hù dọa, "làm màu" nhằm hút học sinh đi luyện thi. Trong khi đề thi những năm gần đây đều có nội dung nằm trong SGK, chỉ có một số phần có ngữ liệu, vấn đề xã hội ngoài sách còn phương pháp đều trong SGK".
ề thi thử có giá trị
Cô Phan Hà Thanh, giáo viên Trường THPT Lê Qúy Đôn, Hà Đông (Hà Nội) cùng đồng ý kiến với cô Nguyễn Thị Hằng Nga về nội dung ôn tập.
Cô Hà Thanh lưu ý trong quá trình chấm thi, đa số học sinh mất điểm ở phần đọc hiểu (môn Ngữ văn) vì trả lời không hết ý, không rõ ràng. Hoặc ở phần nghị luận văn học trình bày quá lan man, không trúng vấn đề. Vì thế, việc học kỹ nội dung kiến thức rất quan trọng, sau đó mới có liên hệ thực tiễn. Ngoài ra, việc thường xuyên giải đề, luyện đề cũng sẽ giúp học sinh có kỹ năng, kiến thức.
Thầy Đào Nguyên Sử, giáo viên dạy Toán, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) cho hay, năm trước, đề minh họa Bộ GD&ĐT ra khó, sau đó dư luận phản ánh nên đề thi chính thức khá phù hợp với học sinh. Vì thế, nếu lấy đề thi THPT quốc gia năm ngoái làm chuẩn thì hiện nay thực tế đề trên mạng có mức độ khó hơn.
Theo thầy Sử, trong thời gian được nghỉ, học sinh nên tận dụng ôn tập bằng hình thức tự tìm kiếm các đề thi thử của các trường. Đó là những đề chất lượng vì nhà trường giao cho một số giáo viên nghiên cứu chuẩn kiến thức, cấu trúc, độ khó tương đồng với đề thi THPT quốc gia. Đến thời điểm này, nhiều trường đã thi thử 2 lần, vì thế các bộ đề này rất có giá trị để tham khảo.
Ngoài ra, học sinh nên lập nhóm để cùng trao đổi để vừa học kỹ và sâu kiến thức. Ở môn Toán, kiến thức trọng tâm nằm rải ở 7 chương, mỗi chương có những nội dung, có thể tách ra nhiều chuyên đề để học.
Trên diễn đàn giáo viên THPT, các thầy cô cũng chia sẻ kinh nghiệm, các dạng đề của trường mình để gửi cho học sinh ôn tập. Thời điểm này, học sinh được khuyến khích giải những bộ đề của kỳ thi thử, thi thật năm trước để cũng cố kiến thức cũng như rèn kỹ năng, tư duy cũng như phương thức sử dụng máy tính.
Ông Sái Công Hồng, Phó vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) khuyên, thời điểm này, các thí sinh nên tự rà soát, hệ thống hóa kiến thức cơ bản của chương trình THPT, tập trung chủ yếu vào nội dung chương trình lớp 12 và những nội dung kiến thức có tính kế thừa từ lớp 10, 11.
Về phía thầy cô, cũng nên phân tích định dạng và cấu trúc đề thi chính thức và tham khảo của kỳ thi THPT năm 2019 theo các nhóm cấp độ câu hỏi (nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao) và theo các chủ đề của nội dung kiến thức.
Từ đó dựng kế hoạch ôn tập với các chuỗi kiến thức được theo chủ đề hoặc theo nhóm các vấn đề. Đặc biệt, tổ chức ôn tập, củng cố những nội dung kiến thức có tính kế thừa của lớp 10, 11 nhằm trợ giúp để các em trong quá trình hình thành kiến thức mới và ôn tập để nắm thật vững kiến thức cơ bản lớp 12.
Theo Tiền phong
Thí sinh ôn tập ra sao để đạt điểm cao trong kỳ thi THPT quốc gia? Đại diện Bộ GD&ĐT chia sẻ những lưu ý giúp thí sinh ôn thi thật tốt và dễ dàng giành điểm cao trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2020. Chủ yếu kiến thức lớp 12 Theo TS Sái Công Hồng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT), kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 được giữ ổn định như...