Thí sinh phải mang bản photo giấy CMND có công chứng
Ông Lê Quang Hưởng, Phó Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay bên cạnh thẻ dự thi có dán ảnh thì khi vào phòng thi yêu cầu thí sinh phải có kèm thêm bản photo giấy chứng minh nhân dân có công chứng.
Dự thi tốt nghiệp THPT năm nay thí sinh phải mang thêm bản photo chứng minh nhân dân có công chứng.
Trao đổi với báo chí ngày 14/4 tại hội nghị thi tốt nghiệp THPT 2010, ông Lê Quang Hưởng, Phó Chánh Thanh tra Bộ khẳng định: Đây chính là biện pháp để đối chiếu tránh thi hộ, thi kèm. Những trường hợp chưa được cấp hoặc mất giấy chứng minh nhân dân phải có xác nhận của UBND cấp xã hoặc cơ quan Công an có thẩm quyền; nếu gia đình thí sinh không có sổ hộ khẩu riêng, có thể sử dụng Giấy xác nhận của UBND cấp xã với đầy đủ thông tin như trong sổ hộ khẩu.
Nếu trường hợp quá gấp thí sinh không làm kịp các thủ tục trên thì các hội đồng thi vẫn phải tạo điều kiện để thí sinh đó dự thi với điều kiện thí sinh đó phải viết cam đoan, có ít nhất hai thí sinh khác ký xác nhận làm chứng. Sau khi thi xong, thí sinh phải bổ sung những giấy tờ còn thiếu tới hội đồng coi thi.
Trong kỳ thi tốt nghiệp năm trước, các địa phương phản ánh có quá nhiều thanh tra Bộ “cắm chốt” tại hội đồng thi, nhiều khi không có tác dụng và làm phiền hà. Vậy năm nay, Bộ có thay đổi gì về bố trí lực lượng thanh tra tại các địa phương?
Năm nay, không còn lực lượng thanh tra ủy quyền của Bộ GD-ĐT cắm chốt tại các địa phương như những năm trước. Thay vào đó, Bộ thành lập mỗi tỉnh, thành phố 2 đoàn thanh tra lưu động để kiểm tra đột xuất Hội đồng coi thi.
Bộ chỉ ra quyết định điều động cán bộ, giảng viên các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng tham gia thanh tra, giám sát công tác in sao đề thi, coi thi. Mỗi tỉnh, thành có 1 đoàn thanh tra gồm trưởng đoàn và từ 5-10 thành viên.
Video đang HOT
Do lực lượng thanh tra ủy quyền của Bộ giảm, không cắm chốt tại các hội đồng thi nên trách nhiệm thanh tra của Sở GD-ĐT sẽ cao hơn, nếu năm ngoái 15 phòng thi mới có 1 cán bộ thanh tra của Sở GD-ĐT thì năm nay tỷ lệ này là 10 phòng thi có 1 thanh tra.
Việc giảm thanh tra ủy quyền có dẫn tới tình trạng “nới lỏng” giám sát việc thực hiện một kỳ thi nghiêm túc?
Quan điểm của Bộ không làm thay cấp dưới. Vấn đề cốt lõi là làm sao quán triệt từ học sinh, giáo viên thực hiện tốt quy chế trong thi cử. Do vậy, không nên quan niệm thanh tra là người giám sát và quyết định tính nghiêm túc của kỳ thi, điều này phụ thuộc phần lớn vào cấp cơ sở và muốn như vậy phải tăng trách nhiệm của địa phương. Nếu giám thị, hội đồng coi thi không nghiêm túc thì có bao nhiêu thanh tra cũng không kiểm tra được.
Qua 3 năm thực hiện cuộc vận động “hai không” thì công tác thi cử đã dần đi vào ổn định nên lực lượng thanh tra ủy quyền của Bộ cắm chốt tại các hội đồng coi thi là không thực sự cần thiết nữa và gây lãng phí. Cần phải đổi mới công tác thanh tra trong thi cử và tăng trách nhiệm ở địa phương.
Nhưng trong quá trình thanh tra đột xuất, nếu phát hiện thí sinh, giám thị, nhân viên… tại hội đồng thi vi phạm quy chế thì cán bộ thanh tra phải kiên quyết xử lý hoặc yêu cầu xử lý theo quy định.
Trong kỳ thi sắp tới, ông có lời khuyên nào đối với thí sinh?
Đối với thí sinh, tôi đặc biệt lưu ý các em là tuyệt đối không được mang theo và sử dụng các phương tiện thu, phát thông tin cá nhân trong khu vực thi khi các buổi thi đang diễn ra.
Mang điện thoại di động vào phòng thi, dù không sử dụng hoặc để ở chế độ tắt nguồn thì vẫn bị coi là vi phạm quy chế thi và bị đình chỉ thi. Chúng tôi cũng yêu cầu các hội đồng coi thi phải có nơi để thí sinh gửi điện thoại di động trước khi vào phòng thi.
Còn về tài liệu, thí sinh cần biết rằng, cách ra đề hiện nay đã không còn cơ hội cho thí sinh có thể giở tài liệu ra chép vì không phải là đề học thuộc. Các em mà cứ trông cậy vào tài liệu thì không làm được bài và dễ bị xử lý.
Theo kênh 14
Thi tốt nghiệp THPT 2010: Ngoại ngữ sẽ không bắt buộc
Kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD-ĐT dự kiến từ năm 2010 sẽ quy định thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT phải thi sáu môn.
Ông Nghĩa cho biết, rút kinh nghiệm kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2009, ngày 9/1 tới Bộ GD- ĐT tổ chức Hội nghị thi và tuyển sinh 2010. Theo đó, Bộ đưa ra những điều chỉnh cần thiết để các đại biểu thảo luận, góp ý nhằm nâng cao chất lượng kỳ thi. Cụ thể:
Về môn thi: thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT phải thi 6 môn; trong đó, 2 môn ấn định hằng năm (bắt buộc) là Ngữ văn và Toán; 4 môn còn lại của kỳ thi mỗi năm sẽ được Bộ chọn luân phiên trong số 6 môn Ngoại ngữ, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí và được công bố chính thức vào cuối tháng 3 hằng năm.
Riêng thí sinh học ngoại ngữ không đủ theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và thí sinh tại các vùng khó khăn về điều kiện dạy học có thể được thi môn thay thế cho môn Ngoại ngữ.
Điều chỉnh cấu trúc đề thi và quy định cho thí sinh: Đối với các môn thi mà đề thi có phần bắt buộc và phần tự chọn, thí sinh chỉ được chọn một phần tự chọn thích hợp để làm bài; nếu làm cả hai phần tự chọn thì bài làm cả hai phần tự chọn đều không được chấm.
Về thi cụm: Kỳ thi 2010, vẫn tiếp tục tổ chức thi theo cụm trường như năm 2009; riêng đối với các địa phương vùng sâu, xa, biên giới, hải đảo, địa bàn chia cắt, giao thông không thuận tiện hoặc các tỉnh miền núi, đông học sinh dân tộc, điều kiện kinh tế khó khăn, cơ sở vật chất trường lớp thiếu thốn, có thể báo cáo Bộ cho phép tự chọn phương án tổ chức thi.
Về chấm thi: vẫn tiếp tục tổ chức chấm chéo bài thi tự luận như năm 2009, có điều chỉnh theo hướng: Sở GDĐT có bài thi cử 01 giáo viên của mỗi môn thi tham gia thảo luận, thống nhất hướng dẫn chấm và chấm chung ít nhất 15 bài thi tại các tổ chấm thi của Hội đồng chấm thi ở nơi chấm bài thi cho đơn vị mình; nếu thấy việc chấm thi có xu hướng không đúng đáp án, biểu điểm thì đề nghị Chủ tịch Hội đồng chấm thi chỉ đạo hoặc báo cáo Giám đốc Sở GDĐT tỉnh mình xin ý kiến chỉ đạo.
Rút ngắn thời gian phúc khảo bài thi và hạ mức điểm chênh lệch
Điều chỉnh quy định về việc làm phách tại Hội đồng chấm thi theo hướng: giao các đơn vị chủ động lựa chọn phương án thực hiện trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc bảo mật và an toàn.
Rút ngắn thời hạn nộp đơn xin phúc khảo của thí sinh để đẩy nhanh tiến độ phúc khảo bài thi, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh có đơn xin phúc khảo dự thi kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ; điều chỉnh điều kiện phúc khảo, hạ mức chênh giữa điểm bài thi và điểm tổng kết năm học lớp 12 của môn thi từ thấp hơn 2,0 điểm xuống còn thấp hơn 1,0 điểm để mở rộng diện phúc khảo, tạo điều kiện giải quyết tốt hơn các sai lệch trong chấm thi.
Hạ mức chuẩn chênh lệch để được điều chỉnh điểm sau phúc khảo để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh: điểm của bài thi các môn thi được điều chỉnh khi điểm chấm phúc khảo chênh lệch so với điểm chấm lần trước từ 0,5 điểm trở lên. Riêng điểm của bài thi môn Ngữ văn được điều chỉnh khi điểm chấm phúc khảo chênh lệch so với điểm chấm lần trước từ 1,0 điểm trở lên.
Ông Nghĩa cũng cho biết, Bộ sẽ tổ chức lại các đoàn thanh tra của Bộ, đảm bảo gọn nhẹ, hiệu quả: Bộ GD-ĐT ra quyết định thành lập các đoàn thanh tra của Bộ, mỗi đoàn khoảng từ 5-10 người gồm cán bộ, giảng viên các trường ĐH, CĐ và thanh tra của sở GD- ĐT đến làm nhiệm vụ tại các tỉnh, thành phố tổ chức thi.
Hà Nội: Kiểm tra lực học của học sinh trước thi tốt nghiệp Theo ông Đoàn Hoài Vĩnh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết: Để chuẩn bị tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT 2010, ngoài việc phổ biến cấu trúc đề thi, Sở yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch dạy và học hoàn thành chương trình theo đúng thời gian quy định để học sinh có đủ kiến thức, kỹ...