Thí sinh nộp giấy chứng nhận kết quả thi khi trúng tuyển
Thí sinh không được rút hồ sơ trong tất cả các nguyện vọng và chỉ nộp giấy chứng nhận kết quả thi khi trúng tuyển. Đó là những điểm mới trong tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2016.
Chiều 15/3, Bộ GD&ĐT gửi hướng dẫn tuyển sinh đến các trường đại học, học viện, cao đẳng, Sở GD&ĐT.
Không được rút hồ sơ
Trong đợt xét tuyển cao đẳng (CĐ), đại học (ĐH) đầu tiên, từ 1/8 đến 12/8, mỗi thí sinh được đăng ký tối đa 2 trường, mỗi trường đăng ký tối đa 2 ngành.
Các đợt xét tuyển bổ sung, thí sinh đăng ký tối đa vào 3 trường, mỗi trường được đăng ký tối đa 2 ngành xếp theo thứ tự ưu tiên. Trong suốt thời gian xét tuyển, thí sinh không được rút hồ sơ, thay đổi nguyện vọng.
Thí sinh dự thi đại học. Ảnh: Lê Hiếu.
Đối với xét tuyển theo nhóm, thí sinh có thể sử dụng tối đa số ngành được phép của từng đợt xét tuyển (4 ngành trong đợt một và 6 ngành trong các đợt xét tuyển bổ sung) để đăng ký xét tuyển vào nhiều trường trong nhóm, sắp xếp các ngành đã đăng ký theo thứ tự ưu tiên.
Bộ GD&ĐT lưu ý thí sinh đã đăng ký xét tuyển vào 2 trường trở lên trong nhóm ở đợt một hoặc 3 trường trở lên trong nhóm ở đợt xét tuyển bổ sung thì không được đăng ký xét tuyển vào các trường ngoài nhóm.
Các nhóm trường được phép quy định mẫu phiếu đăng ký phù hợp quy định của Bộ GD&ĐT, và công khai cách thức xét tuyển giữa các ngành theo thứ tự ưu tiên trong phiếu đăng ký xét tuyển.
Thí sinh nộp phiếu đăng ký xét tuyển, phí dự tuyển qua đường bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh, chuyển phát ưu tiên hoặc trực tuyến.
Nộp giấy chứng nhận kết quả thi khi trúng tuyển
Đây là điểm mới trong quy chế thi ĐH, CĐ năm 2016. Theo đó, thí sinh trúng tuyển phải nộp bản chính giấy chứng nhận kết quả thi cho trường nhập học qua đường bưu điện hoặc phương thức khác do trường quy định.
Video đang HOT
Cụ thể, đợt một trước 17h ngày 17/8, đợt bổ sung một trước 17h ngày 7/9, đợt bổ sung hai trước 7h ngày 26/ 9. Quá thời hạn này (tính ngày theo dấu bưu điện) những thí sinh không nộp giấy chứng nhận kết quả thi cho trường được xem như từ chối nhập học.
Thí sinh thuộc diện ưu tiên xét tuyển, ngoài giấy chứng nhận kết quả, còn phải nộp thêm giấy tờ khác phiếu đăng ký ưu tiên xét tuyển (theo mẫu của Bộ GD&ĐT), bản chính của một trong các giấy chứng nhận sau: Giấy chứng nhận đoạt giải Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT; Giấy chứng nhận đoạt giải Cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia; Giấy chứng nhận đoạt giải quốc tế về thể dục thể thao, năng khiếu nghệ thuật.
Khi thí sinh đến nhập học, Hội đồng tuyển sinh trường tổ chức kiểm tra hồ sơ đã nộp, đặc biệt là giấy tờ để được hưởng chế độ ưu tiên của thí sinh. Trường hợp phát hiện sai sót, thí sinh phải báo cáo kịp thời cho Hội đồng tuyển sinh để xử lý.
Trong quá trình sinh viên đang theo học, trường tổ chức thanh, kiểm tra hồ sơ và kết quả thi của thí sinh.
Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015, mỗi thí sinh được cấp 4 giấy chứng nhận kết quả thi. Thí sinh chỉ được sử dụng Giấy chứng nhận kết quả thi để xét tuyển nguyện vọng 1, đăng ký vào một trường đại học hoặc cao đẳng trong đợt xét tuyển đầu tiên. Mỗi trường, thí sinh được đăng ký tối đa 4 nguyện vọng vào các ngành xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4.
Trong 20 ngày xét tuyển nguyện vọng 1, thí sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng đã đăng ký ở trường hoặc rút hồ sơ để đăng ký sang trường khác.
Theo Zing
Học sinh Phần Lan đi làm vài năm mới thi đại học
Phần lớn học sinh ở Phần Lan quyết định đi làm rồi mới thi đại học vì kỳ thi tuyển sinh rất khó và một số ngành nghề yêu cầu kinh nghiệm thực tế cao.
Người Phần Lan rất coi trọng giáo dục, xem đây là chìa khóa dẫn tới thành công trong việc phát triển kinh tế và xã hội.
Nguyễn Thị Lan Hà, cựu học sinh trường Trung học Laanila, thành phố Northern Ostrobothnia, cho hay: "Ở bậc tiểu học và trung học, Phần Lan không coi trọng việc đánh giá và thi cử. Trường nào tổ chức thi và chấm điểm cho học sinh là phạm pháp. Không có trường chuyên, lớp chọn, trường đặc biệt, không phân biệt nông thôn, thành phố, tất cả học sinh đến trường đều được đối xử công bằng".
Thi vào đại học tại Phần Lan rất khó. Ảnh: Minh Dương.
Trung học dễ, đại học khó
Học cấp ba ở Phần Lan không khó, nhưng để thi và học một trường đại học là vấn đề lớn.
Theo hệ thống giáo dục nước này, trường cấp ba chia thành 2 loại: Trường học nghề và học để thi đại học. Sau khi hết cấp ba, học sinh có thể lựa chọn giữa trường nghề (Vocational school), trường đại học ứng dụng (Polytechnic - University of Applied Sciences), trường đại học (University).
Theo thông kê của tạp chí Business Insider, phần lớn trường học tại Phần Lan là công lập, số trường tư nhân rất ít.
Năm 2015, 43% học sinh của quốc gia này chọn học trường nghề.
Học sinh sẽ trải qua kỳ thi đầu vào, được tổ chức vào tháng 4 hàng năm. Đây là cuộc thi rất cạnh tranh và căng thẳng. Phần lớn học sinh đều quyết định đi làm một đến vài năm rồi mới thi đại học.
Đặng Hoàng Minh Dương, cựu học sinh trường Trung học Nokian Iukio, thành phố Pirkanmaa, giải thích thi đại học năm đầu thường rất khó: "Học hết cấp ba, mình đi làm một năm tại xưởng sửa chữa xe, rồi mới thi vào khoa Cơ khí tại Đại học Humak. Trong năm đó, mình vừa học vừa ôn thi rất vất vả".
Lan Hà nói thêm một phần do nhiều ngành, trường yêu cầu học sinh có kinh nghiệm làm việc, như khoa Quản trị Nhà hàng, Khách sạn mà nữ sinh đang học.
Các môn thi tùy thuộc ngành học. Học sinh được phép chọn 2 nguyện vọng. Khi kỳ thi kết thúc, các khoa sẽ công bố điểm chuẩn. Mỗi trường có một điểm chuẩn khác nhau.
Lan Hà cho hay có rất nhiều các mẫu đề, bộ đề để học sinh luyện thi. Việc trượt đại học tại Hà Lan là bình thường, nhiều người thi lại 2-3 lần.
"Chính vì khó như vậy nên học sinh Phần Lan thường có 2 lựa chọn. Nghỉ học đi làm và ôn thi đại học; hoặc học vài năm tại trường nghề, rồi thi đại học", Minh Dương nói và cho biết thêm 23-24 tuổi mới vào đại học ở đây là bình thường. Những người học đại học rất được coi trọng, dù ở tuổi nào.
Sinh viên Đại học ở Phần Lan. Ảnh: Minh Dương.
Quan trọng việc chọn ngành, nghề
Học sinh Phần Lan lựa chọn nghề nghiệp theo sở thích và khả năng của mình. Người dân ở đây quan niệm, nghề nghiệp phù hợp còn quan trọng hơn cả tiền bạc.
Theo tạp chí Business Insider, ngành "hot" hiện nay tại Phần Lan là Chính trị. Để thi đỗ vào trường, học sinh phải nắm vững kiến thức về lịch sử thế giới, lịch sử trong nước, viết bài luận hoàn hảo, có kiến thức cơ bản về logic học, triết học... Mỗi năm, ngành này nhận khoảng 3.000 hồ sơ, nhưng chỉ lựa chọn 13 sinh viên.
Trần Huyền Trang, sinh viên Đại học Porin Lyseo, thành phố Sata Kunta kể hầu hết học sinh thông minh nhất lớp đều đăng ký nguyện vọng 1 ngành Chính trị. Các bạn sẽ phải đọc những cuốn sách rất dày và phải dành từ 1-2 năm để ôn thi.
Nghề Y cũng được rất nhiều sinh viên lựa chọn, vì vừa có thu nhập cao, ổn định. Nhưng điểm thi vào ngành này không hề dễ. Ví dụ môn Toán, ứng viên phải đạt ít nhất 12/20 điểm. Bài luận 8 điểm là thấp nhất.
Huyền Trang khẳng định, giành được một suất học ngành Y tế là rất cạnh tranh. Thông thường, cứ 100 thí sinh, 4 người được chọn.
Ngành Kinh doanh quốc tế có thí sinh nộp đơn ứng tuyển đông nhất. Để chắc chắn đỗ được vào một trường có đào tạo nghành học này, học sinh phải đảm bảo thi được trên 28 điểm cho 4 môn.
"Thí sinh phải nắm chắc kiến thức về chiến lược kinh doanh, tâm lý khách hàng, hoạt động kinh tế, lao động, xã hội và tài chính", Huyền Trang nói.
Theo công bố của Bộ Giáo dục Hà Lan, năm 2014, điểm chuẩn ngành Kinh doanh Công nghệ tại Đại học Ứng dụng Haaga - Helia là 61, trong khi trường Oulu là 60.3.
Để vào được ngành Kinh doanh quốc tế trường Đại học Arcada, thí sinh phải đạt 70 điểm, còn trường Savonia, thí sinh cần 68 điểm.
Các môn thi của một số ngành tại Phần Lan:
Ngành Kinh doanh, quản trị và khoa học xã hội (Business and Administration, Social Sciences): Toán, Tiếng Anh, Viết bài luận, Thảo luận nhóm.
Ngành Du lịch - quản trị nhà hàng, khách sạn (Hospitality and tourism management): Tiếng Anh, Viết bài luận, Toán, Phỏng vấn cá nhân, Kinh nghiệm làm việc.
Khối các ngành kỹ thuật, công nghệ thông tin (Engineering and Information Technology): Toán, Vật lý, Hóa học, Tiếng Anh.
Ngành Y tá và điều dưỡng (Nursing): Toán, Tiếng Anh, Phỏng vấn cá nhân
Theo Zing
Tiếng Việt là môn thi ngoại ngữ vào đại học ở Hàn Quốc Bên cạnh các môn thi bắt buộc, mới đây, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã đưa thêm môn tiếng Việt vào kỳ thi đại học của nước này. Xứ sở kim chi nổi tiếng có nền giáo dục cùng những kỳ thi căng thẳng nhất trên thế giới. Cũng như nhiều nước châu Á, người dân Hàn Quốc coi việc đỗ đại học...