Thí sinh nói gì về đề thi năng khiếu vào Học viện Báo chí Tuyên truyền năm 2017
Đề trắc nghiệm chứa lượng kiến thức rộng, thú vụ, còn đề tự luận về trách nhiệm của giới trẻ có nội dung hay thiết thực là nhận xét của hàng trăm thí sinh về đề thi năng khiếu vào Học viện báo chí và Tuyên truyền năm nay.
Chiều ngày 8/7/2017, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức kỳ thi Năng khiếu Báo chí. Đây là kì thi bắt buộc đối với các thí sinh đăng kí chuyên ngành Báo chí tại học viện. Bài thi gồm 2 phần : Tự luận & trắc nghiệm.
Phần thi trắc nghiệm đối với tất cả thí sinh, gồm 30 câu hỏi trong thời gian làm bài 30 phút nhằm kiểm tra kiến thức hiểu biết chung về các môn học Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân chủ yếu của chương trình lớp 12.
Thi năng khiếu là bắt buộc đối với những thí sinh dự thi vào học viện báo chí và tuyên truyền.
Đối với phần thi tự luận, thí sinh đăng kí dự tuyển các chuyên ngành Báo in, Báo phát thanh, Báo truyền hình và Báo mạng điện tử đề thi gồm 2 câu hỏi trong thời gian 150 phút.
Câu 1 (3 điểm): Đánh giá năng lực xử lý, biểu đạt thông tin và sử dụng ngôn ngữ trong xây dựng, hoàn thiện văn bản. Năm nay, đề thi đề cập tới thực trạng của Hà Nội hiện nay về chặt cây xanh ảnh hưởng tới môi trường sống, gia tăng dân số, các sản phâm công nghệ của “ Thế giới phẳng”.
Câu 2 (4 điểm): Đánh giá năng lực phát hiện vấn đề và thể hiện quan điểm cá nhân. Dạng thức đề thi có thể là: Cung cấp thông tin về một vấn đề, một sự kiện, yêu cầu thí sinh viết một bài luận tối đa là 500 từ. Đề thi năm 2017 là “Nhận thức của anh/chị về mối quan hệ giữa quyền và trách nhiệm của giới trẻ Việt Nam hiện nay. Theo anh/chị , báo chí nên làm gì để góp phần giúp giới trẻ nhận thức đúng đắn về quyền và trách nhiệm của mình”.
Video đang HOT
Thí sinh trao đổi bài làm sau khhi kỳ thi kết thúc.
Sau khi kì thi Năng khiếu báo chí kết thúc, đa số các thí sinh ra khỏi phòng thi với tâm trạng khá thoải mái. Bạn Vũ Ngọc Ánh ( THPT Đào Duy Từ, Thanh Hóa ) chia sẻ: “Em nghĩ bài thi của mình đạt khoảng 70 %. Em rất thích làm nhà báo, đó là ước mơ từ nhỏ của em. Vì vậy dù thi khối D, em vẫn ôn thêm Lịch sử và Địa lí để tham gia kì thi Năng khiếu Báo chí, và chủ yếu là em tự ôn ở nhà. Em rất kì vọng vào kì thi này”.
Nhiều thí sinh rời khỏi phòng thi trong tâm trạng thoải mái tự tin.
Thí sinh Nguyễn Mai Hạnh – THPT Ngô Sĩ Liên ( Bắc Giang ) tự tin cho hay: “Thực ra em cũng đã được đọc đề thi của 2 năm trước, còn với cá nhân em thì em thấy đề thi năm nay cũng không quá khó nhưng vì là lần đầu tiên đi thi nên e hơi mất bình tĩnh một chút. Trong đề thi trắc nghiệm, em thấy không có câu nào khiến mình phải lăn tăn quá nhiều về đáp án”.
Hạnh nói thêm, “câu hỏi tự luận về Quyền và nghĩa vụ của giới trẻ khá hay và thiết thực. Trong đầu em chỉ nghĩ là mình cần lấy nhiều dẫn chứng về các hoạt động của giới trẻ hiện nay khi đất nước đang biến động, và đó cũng là lý do em lấy khá nhiều dẫn chứng trong bài làm của mình ạ. “
Cũng như Hạnh, thí sinh Trần Quốc Hiếu – THPT Trần Hưng Đạo ( Nam Định ) : ” Phần thi trắc nghiệm em làm khá tốt, vừa sức, kiến thức phù hợp. Một vài câu Địa lý vì không được mang Atlat vào phòng thi nên em cũng hơi khó khăn hơn chút. Riêng phần thi tự luận, với câu hỏi Quyền và nghĩa vụ của giới trẻ thì em viết theo cảm nghĩ của mình, cũng khá ổn ạ”.
Nụ cười rạng rỡ khi rời phòng thi của một thí sinh.
Thí sinh Diệp- THPT chuyên Hà Tĩnh ( Hà Tĩnh ) :”Em thấy đề thi trắc nghiệm năm nay tương đối dễ, còn đề thi tự luận khá là hay khi bàn tới vấn đề nghĩa vụ và trách nhiệm của giới trẻ hiện nay cũng như liên hệ với trách nhiệm của báo chí , em thấy rất tâm đắc với đề nghị luận này. “
Sáng 9/7, kì thi năng khiếu báo chí vẫn tiếp tục diễn ra khá suôn sẻ dành cho chuyên ngành Ảnh báo chí. Chiều hôm nay, kỳ thi tiếp tục cho chuyên ngành Quay phim truyền hình.
Theo vtc.vn
Lịch thi năng khiếu vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, vừa công bố kế hoạch thi năng khiếu báo chí năm 2016. Trường tổ chức thi từ 10/8 đến 11/8 và công bố điểm ngày 14/8.
PGS.TS Lưu Văn An - Phó giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết, năm nay, trường vẫn giữ nguyên chỉ tiêu tuyển sinh là 1.550 em với 28 chuyên ngành đào tạo.
Đề thi năng khiếu sẽ chia làm 3 phần (thang điểm 10), thí sinh làm bài trong 150 phút.
Lịch thi của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Phần 1, câu hỏi trắc nghiệm (3 điểm) bao gồm kiến thức của các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân.
Phần 2 (3 điểm): Đề thi sẽ đưa ra một văn bản sai và yêu cầu thí sinh phải phát hiện chỗ sai để sửa thành văn bản hoàn chỉnh. Phần thi này thường sử dụng bài đã đăng trên báo, có trích dẫn đầy đủ, chính xác.
Đề thi nhằm kiểm tra tư duy logic, hệ thống của thí sinh. Những thí sinh có cách làm hay, dù không đúng 100% với đáp án, cũng sẽ được chấm điểm. Nhà trường luôn khuyến khích thí sinh có cách làm sáng tạo nhưng vẫn hợp lý.
Phần 3 (4 điểm): Đề thi sẽ đưa một vấn đề chính trị, kinh tế hoặc xã hội. Thí sinh viết bài ngắn từ 300-400 chữ, để bình luận, đưa ra quan điểm và chính kiến cá nhân.
PGS.TS Lưu Văn An cho rằng, những kiến thức trên là nền tảng của một nhà báo tương lai cần.
Phó giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết, từ việc đánh giá kết quả tuyển sinh năng khiếu báo chí năm 2015, trường có nhiều bài thi đạt chất lượng cao, chất lượng sinh viên báo chí cũng tăng lên rõ rệt.
Theo Zing
Học viện Báo chí và Tuyên truyền sẽ xét tuyển môn Vật lý Năm 2017, Học viện Báo chí và Tuyên truyền dự kiến tuyển 1.550 chỉ tiêu. Học viện đã lên phương án xét tuyển với tổ hợp mới có cả môn Vật lý. Học viện Báo chí và Tuyên truyền vừa công bố dự thảo đề án tuyển sinh đại học chính quy năm 2017. Theo đó, học viện dự kiến xét tuyển theo...