Thí sinh nên đăng ký xong nguyện vọng trước ngày 10/8
Thời gian thí sinh đăng ký nguyện vọng lên hệ thống đã hết một nửa. Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, gần 40% số thí sinh đăng ký xét tuyển đại học và đã nhập nguyện vọng lên hệ thống.
Báo cáo của Bộ GD&ĐT cho biết năm nay, cả nước có trên 938 nghìn thí sinh đăng ký xét tuyển đại học. Trong đó, số thí sinh đã nhập nguyện vọng lên hệ thống tuyển sinh chung là gần 375 nghìn với 1.436.541 nguyện vọng. Trung bình mỗi thí sinh có 3,83 nguyện vọng.
Thạc sĩ Nguyễn Văn Trung, Phó trưởng phòng quản lý đào tạo, ĐH Thương mại, cho hay trong khoảng thời gian từ 22/7 đến 20/8, thí sinh thực hiện các quy trình đăng ký nguyện vọng lên hệ thống của Bộ GD&ĐT. Từ ngày 21 đến ngày 28/8, thí sinh chốt nguyện vọng trên hệ thống. Thời gian này, thí sinh mới phải nộp tiền lệ phí xét tuyển bằng hình thức trực tuyến.
Thí sinh gặp khó
Trong khi đó, Nguyễn Ngọc Nam, quê ở Thanh Hóa, lại đang gặp một số khó khăn khác. Nam cho biết năm 2021, em đã trúng tuyển vào một trường đại học tại Hà Nội. Sau một năm theo học, Nam không thấy hợp nên muốn học ngành khác. Nam sử dụng phương thức xét kết quả học bạ và đã trúng tuyển.
Em căn cứ theo cách thức xét tuyển của năm ngoái mà không lường trước được sự thay đổi trong năm nay. Nếu như năm 2021, thí sinh đã trúng tuyển bằng phương thức xét học bạ, không cần phải tham gia đăng ký nguyện vọng trên hệ thống của Bộ GD&ĐT.
Nhưng năm nay, do quy định thay đổi, dù đã trúng tuyển bằng phương thức nào, thí sinh đều phải đăng ký nguyện vọng bằng hình thức trực tuyến trên hệ thống chung để bộ lọc ảo.
Chính vì vậy, Nam không có tài khoản để đăng ký và em phải gọi điện đến trường đại học, nơi vừa trúng tuyển để “cầu cứu”. Tuy nhiên, thực tế các trường đại học chỉ là điểm cuối nhận hồ sơ, chỉ hướng dẫn các bước để thí sinh thực hiện.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên viên Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT, cho biết với những thí sinh tự do, các em đang ở đâu (thường trú, tạm trú) đều có thể đến địa điểm mà Sở GD&ĐT của nơi đó quy định nhận hồ sơ để đăng ký.
Video đang HOT
Thí sinh cần tải phiếu đăng ký giống như khi đăng ký thi tốt nghiệp trên hệ thống, khai đầy đủ thông tin. Nơi thu phiếu sẽ cấp cho thí sinh tài khoản và mật khẩu để thí sinh thực hiện đăng ký nguyện vọng.
Thí sinh không nên đăng ký nguyện vọng quá muộn. Ảnh: Trọng Tài.
Có chiến thuật “rải” nguyện vọng
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT, cho biết quy chế tuyển sinh và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT quy định không giới hạn số lần đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng là để tạo cơ hội tốt nhất cho thí sinh trúng tuyển.
Việc đăng ký số lượng nguyện vọng và sắp xếp thứ tự các nguyện vọng trên hệ thống chung hoàn toàn do thí sinh quyết định. Các nguyện vọng của thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành, các phương thức tuyển sinh ở tất cả các trường được xếp thứ tự từ 1 đến hết, trong đó nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất, ưu tiên nhất của thí sinh. Bà Thủy cũng lưu ý thí sinh cần có chiến thuật “rải” nguyện vọng đăng ký xét tuyển.
“Mỗi phương thức xét tuyển có tỷ lệ chỉ tiêu tuyển nhất định. Nếu đã đủ điều kiện trúng tuyển vào ngành mình yêu thích bằng phương thức xét tuyển sớm, thí sinh nên đăng ký là nguyện vọng 1. Đồng thời, các em không nên tập trung tất cả nguyện vọng vào trường tốp đầu, có mức độ cạnh tranh quá cao. Nếu không cẩn thận, các em có nguy cơ không đỗ trường nào”, bà Thủy chia sẻ.
PGS Nguyễn Thu Thủy khẳng định dù thí sinh có khả năng trúng tuyển sớm nhiều ngành, nhiều trường ở các phương thức khác nhau nhưng khi đăng ký theo thứ tự ưu tiên nguyện vọng trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT và xử lý lọc ảo, mỗi thí sinh chỉ được trúng tuyển một nguyện vọng.
Năm nay, tình trạng thí sinh trúng tuyển chính thức 2, 3 phương thức, hay 2, 3 trường đại học khác nhau sẽ không xảy ra. Hiện nay, nhiều thí sinh đã biết đủ điều kiện trúng tuyển bằng xét học bạ, đánh giá năng lực… nhưng nếu không xác nhận bằng cách đăng ký lại nguyện vọng trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung, thí sinh xem như từ chối trúng tuyển.
Bên cạnh đó, nếu thí sinh đã được thông báo trúng tuyển 1 nguyện vọng trên hệ thống, các nguyện vọng sau đó đều không còn giá trị. Do vậy, bà Thủy khuyên thí sinh cần cân nhắc kỹ khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển.
Thí sinh phải thực hiện đúng, đủ, hết quy trình đăng ký xét tuyển. Nếu các em bỏ dở quy trình, hệ thống sẽ không cập nhật và không nhận thông tin đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng của thí sinh.
Khi thí sinh chưa xác nhận số lượng, thứ tự nguyện vọng hoặc chưa nộp lệ phí xét tuyển, hệ thống chưa chấp nhận việc đăng ký nguyện vọng của thí sinh. Hệ thống hỗ trợ chắc chắn giúp thí sinh đỗ vào nguyện vọng ưu tiên nhất có thể mà không phải lo lắng lựa chọn giữa các phương thức xét tuyển khác nhau.
Để có đủ thông tin xét tuyển, thí sinh cần tìm hiểu kỹ đề án tuyển sinh của các trường đại học để đảm bảo không bị nhầm lẫn khi đăng ký nguyện vọng, chọn ngành, tránh sai sót và ảnh hưởng đến kết quả xét tuyển sau này.
Thí sinh nên ưu tiên cho ngành học yêu thích hơn là việc chọn trường để đỗ
Các chuyên gia giáo dục đã tư vấn, hướng dẫn các thí sinh sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022, cần cân nhắc cẩn thận trước bước ngoặt của cuộc đời.
Cân nhắc lựa chọn nguyện vọng
Trong thời gian từ ngày 22.7.2022 đến 17 giờ ngày 20.8.2022, thí sinh đăng ký xét tuyển bằng tất cả các phương thức như sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm học bạ, điểm thi đánh giá năng lực. Các học sinh phải đăng ký tất cả các nguyện vọng bằng tất cả các hình thức xét tuyển trên hệ thống của Bộ GD&ĐT, kể cả thí sinh đã xét tuyển sớm vào một số trường đại học.
Giảng viên Nguyễn Tú Anh (Trường ĐH Hồng Đức, Thanh Hóa) cho biết, hiện nay thí sinh được đăng ký nguyện vọng vào nhiều ngành, nhiều trường. Tuy nhiên, thí sinh nên sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Nếu đủ điều kiện trúng tuyển, thí sinh chỉ được công nhận trúng tuyển và nhập học duy nhất một nguyện vọng.
Sau khi đã biết điểm thi của mình, các thí sinh muốn đăng ký nguyện vọng khác so với dự kiến ban đầu, thí sinh cần ghi nhớ có thể thay đổi trường có mức điểm phù hợp hơn nhưng không nên thay đổi ngành mà mình đặt ra. "Bởi lẽ ngành học là sở thích của các em ngay khi đặt bút để ghi nguyện vọng, vì thế hạn chế thay đổi ngành học để nếu đỗ vào trường học thì các em không bị chán nản khi theo học. Các em hãy đặt nguyện vọng của mình là ngành các em đủ điều kiện xét tuyển dù ở bất kỳ hình thức nào thì không nên đưa ngành bản thân không thích để làm nguyện vọng 1 với lý do "đỗ cho bằng được". Điều đó có thể khiến các em mất cơ hội trúng vào ngành học tại một trường nào đó mà các em yêu thích".
Các học sinh sẽ được tư vấn cụ thể về ngành học yêu thích của mình trước khi điền vào nguyện vọng
Các giảng viên ở các trường ĐH cho biết, điểm chuẩn của các ngành học năm nay đều tăng nhẹ, nên khi lựa chọn nguyện vọng các học sinh cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi nộp xét tuyển. TS Lê Đình Nam, Phó trưởng phòng tuyển sinh (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) cho biết, các năm trước các thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển ĐH trước khi thi tốt nghiệp THPT và sẽ có một lần điều chỉnh nguyện vọng sau khi biết điểm. Như vậy, dựa vào số lượng thí sinh đăng ký và phổ điểm thi, các trường có thể dự báo tương đối chính xác mức điểm chuẩn vào các chuyên ngành. Thế nhưng, năm nay thí sinh chỉ đăng ký và điều chỉnh nguyện vọng duy nhất trong một đợt, nên điểm chuẩn sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào lựa chọn của thí sinh. Những ngành học thu hút nhiều thí sinh có điểm cao, đương nhiên điểm chuẩn cũng sẽ cao, tương tự những ngành có số lượng đăng ký ít hơn điểm chuẩn cũng sẽ thấp hơn.
Chọn ngành rồi hãy chọn trường
Bày tỏ sự lo lắng, em Hà Linh (Hà Đông, Hà Nội) dự tính năm nay em sẽ xét tuyển vào ngành Ngôn ngữ Anh của trường ĐH Quốc gi Hà Nội nhưng sau khi biết điểm và nghe tư vấn thì em biết tỷ lệ đỗ vào trường của em là rất thấp, vì thế em thay đổi nguyện vọng vào trường ĐH Lao động xã hội hoặc trường Công đoàn hy vọng tỷ lệ đỗ sẽ cao hơn.
Th.S Nguyễn Kim Chung (Ban tuyển sinh) Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội chia sẻ, các thí sinh không nên quá lo lắng trong việc lựa chọn nguyện vọng phù hợp. Thí sinh có thể chọn ngành mình yêu thích nhưng cần căn cứ vào nhu cầu của xã hội và tương lai đầu ra. Để tránh hoang mang lo lắng cho bản thân các em cần biết sắp xếp nguyện vọng để trúng tuyển, các em chọn ngành rồi hãy chọn trường. Sau đó tính đến việc chọn nhóm ngành để tránh rủi ro.
"Qua phân tích phổ điểm thi các trường thấp hơn có phổ điểm thấp hơn một chút, nhưng do năm nay đa dạng phương thức xét tuyển nên các điểm chỉ giảm một chút chứ không giảm nhiều. Một số ngành sẽ tương đương, một số ngành giảm 0,5 điểm nên các bạn nên dựa vào điểm xét tuyển 2 năm liền kề để lựa chọn ngành học mong muốn" - thầy Kim Chung tư vấn.
Trongkhi đó, lưu ý với thí sinh về nguyên tắc chọn ngành, chọn trường, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng vụ giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT) nhấn mạnh, các em phải rà soát việc khai báo đầy đủ và bảo đảm tính chính xác của tất cả các thông tin đăng ký dự tuyển, đặc biệt là thông tin về khu vực và đối tượng ưu tiên (nếu có). Thí sinh lưu ý, phải đăng ký tất cả các nguyện vọng xét tuyển của mình trên hệ thống xét tuyển của Bộ GD-ĐT, theo thứ tự ưu tiên. Và sau khi hệ thống lọc ảo, thí sinh sẽ chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng cao nhất trong số các nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển. "Cho dù là nguyện vọng thứ 10 mới đủ điều kiện đỗ thì thí sinh vẫn được xác nhận trúng tuyển, nếu 9 nguyện vọng xếp trước thí sinh không đủ điều kiện đỗ. Nhiều phụ huynh và thí sinh do quá mong muốn được đỗ ĐH nên chọn nguyện vọng vào trường mà mình không thích học mà quên rằng không nên ưu tiên số 1 cho việc vào trường, vào khoa mà thí sinh đó mơ ước" - PGS.TS Nguyễn Thu Thủy chia sẻ.
Nhiều trường tại TP.HCM có mức điểm sàn an toàn để tuyển đủ chỉ tiêu Các thí sinh cần lưu ý điểm sàn chỉ là điểm đủ điều kiện tối thiểu để nộp hồ sơ vào trường, còn điểm chuẩn có thể chênh rất nhiều so với điểm sàn tùy vào thực tế đăng ký nguyện vọng của thí sinh. Điểm sàn chỉ là điểm đủ điều kiện tối thiểu để nộp hồ sơ vào trường. (Ảnh: Thanh...