Thí sinh muốn xét tuyển vào ĐH Sư phạm phải có học lực giỏi trở lên
Dự kiến, việc xét tuyển ngành đào tạo giáo viên trình độ ĐH, học sinh phải t ốt nghiệp trung học phổ thông xếp loại học lực lớp 12 từ giỏi trở lên.
Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến dư luận về việc thí sinh muốn xét tuyển vào các trường ĐH Sư phạm phải có học lực giỏi trở lên (ảnh minh họa)
Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy.
Học sinh muốn vào ĐH đào tạo giáo viên phải có học lực giỏi
Quy chế áp dụng đối với các đại học, học viện, trường đại học; các trường cao đẳng, trường trung cấp tuyển sinh nhóm ngành đào tạo giáo viên các sở giáo dục và đào tạo và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện tuyển sinh đại học hệ chính quy; Tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy, tuyển sinh trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy.
Video đang HOT
Cụ thể, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập trung học phổ thông để vào ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên như sau:
Đối với trình độ đại học xét tuyển học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông xếp loại học lực lớp 12 từ giỏi trở lên.
Đối với trình độ cao đẳng, trung cấp xét tuyển học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông xếp loại học lực lớp 12 từ khá trở lên.
Khung điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực
Dự thảo Thông tư cũng quy định mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1,0 (một điểm), giữa hai khu vực kế tiếp là 0,25 (một phần tư điểm) tương ứng với tổng điểm 3 bài thi/môn thi (trong tổ hợp môn xét tuyển) không nhân hệ số theo thang điểm 10″.
Điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi của từng tổ hợp xét tuyển và cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo Điều 7 của Quy chế này và được làm tròn đến hai chữ số thập phân; Đối với các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách thì xét trúng tuyển theo các điều kiện phụ do mỗi trường đã thông báo, nếu vẫn còn vượt chỉ tiêu thì ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn”.
Dự thảo Thông tư được Bộ GD-ĐT lấy ý kiến dư luận đến ngày 28/2/2018
Theo VOV
Trường ĐH Bách khoa TP.HCM có 4 phương thức tuyển sinh
Năm 2018, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Bách khoa TP.HCM bằng một hoặc kết hợp nhiều phương thức xét tuyển.
ảnh minh họa
Trong đó, trường dành 72% chỉ tiêu xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia 2018; dành 3% để tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển học sinh theo quy định Bộ GDĐT. Bên cạnh đó, 15% chỉ tiêu dành cho ưu tiên xét tuyển học sinh các trường THPT chuyên và năng khiếu, học sinh các trường THPT thuộc nhóm 100 trường có điểm trung bình thi THPT quốc gia cao nhất trong 3 năm qua.
Đáng chú ý, trường dự kiến dành 10% chỉ tiêu xét tuyển kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức.
Về ngành tuyển, nhóm ngành Kỹ thuật phương tiện giao thông năm 2018 không tuyển theo nhóm ngành mà tuyển sinh theo 3 ngành Kỹ thuật ô tô, Kỹ thuật hàng không, Kỹ thuật tàu thủy.
Tương tự, ngành Kỹ thuật nhiệt (chuyên ngành Nhiệt lạnh) không tuyển chung với nhóm ngành cơ khí - cơ điện tử như năm trước. Các ngành này sẽ có mức điểm chuẩn riêng trong năm 2018.
Ngoài ra, năm nay trường cũng dự kiến tuyển thêm một ngành mới bậc ĐH là ngành Bảo dưỡng công nghiệp (ngành này trước đây đào tạo bậc CĐ).
Theo Infonet.vn
Đã có phương án tuyển sinh năm 2018 của nhiều trường ĐH Mở thêm ngành mới, giảm chỉ tiêu, bổ sung phương thức xét tuyển, tuyển thẳng... đó là những điểm mới trong dự kiến phương án tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH,CĐ) năm 2018 mà một số trường vừa công bố. Học sinh THPT đạt 3 năm học lực giỏi sẽ được tuyển thẳng. (Ảnh minh họa: IT) Ngành lạ: "Khoa học chế...