Thí sinh môn Địa tự tin với chủ đề biển, đảo
Hào hứng vì đề thi cập nhật tình hình thời sự đất nước, nhiều thí sinh cũng tự tin với kết quả làm bài môn Địa lý chiều 3/6.
Học sinh nán lại trao đổi bài sau khi làm bài thi môn Địa. Ảnh: Quý Đoàn.
Với 90 phút, đề thi môn Địa lý có tới hai câu hỏi về vấn đề biển, đảo, trong đó có yêu cầu thí sinh giải thích tại sao phải bảo vệ chủ quyền của một hòn đảo dù rất nhỏ của Tổ quốc.
Trong số 4 câu hỏi của đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Địa lý, câu hỏi đầu tiên yêu cầu thí sinh kể các bộ phận của vùng biển Việt Nam và nêu tên các loại khoáng sản ở vùng biển này. Câu 2 yêu cầu thí sinh giải thích tại sao cần bảo vệ chủ quyền của một hòn đảo dù rất nhỏ của đất nước.
Quang Anh (12A7 THPT Nhân Chính) nhận xét, đề thi năm nay phù hợp với khả năng của học sinh. Phần vẽ biểu đồ không khó khi vì đọc đề xong có thể biết ngay là biểu đồ cột.
“Trước khi đi thi em đã dự đoán chắc chắn sẽ có câu hỏi về biển Đông vì đây là vấn đề thời sự. Tuy nhiên, em không nghĩ được đề lại ra hay và ý nghĩa như thế, vừa giúp chúng em hiểu được các bộ phận của vùng biển Việt Nam, thế nào là vùng 12 hải lý, thế nào là vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa… Đồng thời, giải thích được ý nghĩa của việc bảo vệ chủ quyền đất nước”, Quang Anh nói.
Theo nam sinh này, khi chủ quyền trên biển của đất nước bị xâm lấn thì bằng mọi giá mọi người dân Việt Nam phải bảo vệ, bởi đó là vấn đề thiêng liêng, và để có được thì các thế hệ cha ông đã phải đổ nhiều xương máu.
Video đang HOT
“Câu hỏi về biển là câu em làm bài tự tin nhất. Em nghĩ mình phải được trên 7 điểm”, Quang Anh tâm sự.
Bùi Anh Vũ (12A2 THPT Nguyễn Siêu) cũng cho rằng đề thi rất hay khi nói đến vấn đề đang nóng nhất hiện nay. Vũ chỉ làm hai phần ba thời gian là xong toàn bộ bài thi. Cuốn Atlat địa lý cũng hỗ trợ đắc lực vì có nhiều câu hỏi cần dùng đến tập bản đồ này.
Học sinh THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) thể hiện niềm vui sau khi thi môn Địa. Ảnh: Quý Đoàn.
Ở TP HCM, hội đồng thi trường THPT Trần Đại Nghĩa có rất nhiều học sinh rời khỏi hội đồng thi khá sớm. Là một trong những thí sinh ra sớm nhất tại hội đồng này, Yến Nhi, học sinh trường THPT Đăng Khoa cho biết đề Địa vừa sức không khó với 4 câu hỏi. Trong đó ở câu cuối thêm một lần nữa vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông lại vào đề thi.
Trong câu hỏi này đề thi cho thí sinh dựa vào Alat địa lý và yêu cầu nêu tên hai quần đảo xa bờ và hai huyện đảo của nước ta, đồng thời giải thích tại sao phải kiên quyết bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của nước ta trên Biển Đông. Ở câu này Nhi cho biết Hoàng Sa và Trường Sa chính là hai quần đảo của nước ta.
Đặc biệt Nhi rất tâm đắc với câu hỏi tại sao cần phải kiên quyết bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của nước ta, ở câu hỏi này Nhi cho biết nươc ta có 5 vùng biển bao gồm thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế, vùng nội thị, vùng lãnh hải và vùng tiếp giáp với lãnh hải. Trong đó vùng biển đặc quyền kinh tế chúng ta có quyền tự do khai thác khoáng hải sản và quyền tài phán nên nó đóng một vai trò đặc biệt quan trọng.
Để đảm bảo được quyền lợi và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, người Việt Nam cần phải bảo vệ vùng biển này. Trong bài làm Nhi cũng đã đưa việc Trung Quốc hạ đặt dàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam và chúng ta đang kiên quyết bảo vệ đấu tranh để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế.
Tương tự, trong phần bài làm của minh Ngọc Phúc, học sinh trường Đăng Khoa cũng cho biết ngoài việc giải thích tầm quan trọng của vùng biển đặc quyền kinh tế, lý do cần phải bảo vệ Phúc đã vận dụng khá nhiều vấn đề thời sự trong thời gian gần đây để làm câu hỏi này.
“Vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông cùng với các vùng biển khác là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước, đây cũng chính là hệ thống để chúng ta căn cứ khai thác các nguồn lợi từ biển, đồng thời là cơ sở để khẳng định chủ quyền trên biển và đảo của nước ta. Với tầm quan trọng đó Việt Nam cần phải kiên quyết bảo vệ vùng biển này cũng như toàn vẹn lãnh thổ của đất nước”, Phúc nhận định
Ở những câu hỏi còn lại Phúc cũng cho rằng rất dễ “ăn điểm”, đặc biệt là phần vẽ biểu đồ về dân số Việt Nam. Còn câu 1 và câu 2 trong đề thi đều là những phần kiến thức cơ bản. Phúc tự tin cho biết sẽ đạt 8 điểm trở lên ở môn thi này.
Sáng mai, thí sinh thi hai môn tự chọn Ngoại ngữ, Sinh học, kết thúc kỳ thi tốt nghiệp. Ngay sau khi kết thúc kỳ thi, Bộ GD&ĐT sẽ công bố đáp án các môn thi tốt nghiệp năm 2014. VnExpress sẽ cập nhật đáp án trong thời gian sớm nhất.
Theo VNE
Phòng thi một thí sinh có thể gửi sang hội đồng khác
Hội đồng thi có quá ít thí sinh lựa chọn thi môn Sử có thể gửi thí sinh sang hội đồng bên cạnh, nếu học sinh đó đồng ý.
Trao đổi với VnExpress, Cục trưởng Khảo thí và Kiểm định chất lượng Mai Văn Trinh cho biết, Bộ GD&ĐT vừa họp Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT. Theo đó, Ban sẽ thành lập những đoàn kiểm tra đột xuất đến điểm thi mà không thông báo trước.
Theo ông Trinh, trước thực trạng một số hội đồng thi chỉ có một thí sinh, hội đồng đó có thể lựa chọn các giải pháp tiết kiệm kinh phí tổ chức.
"Bộ cho phép các trường gửi thí sinh sang hội đồng bên cạnh nếu bên ấy có nhiều thí sinh dự thi hơn, sau đó thu bài, niêm phong bài độc lập rồi gửi về hội đồng cũ. Tuy nhiên, việc làm này phải được học sinh đồng ý", Cục trưởng Khảo thí nói.
Có thể gửi thí sinh sang hội đồng khác nếu quá ít em đăng ký dự thi môn Sử.
Năm 2014, thí sinh vẫn được phép mang vào phòng thi các loại máy ghi âm, ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin mà không truyền được thông tin, không nhận được tín hiệu âm thanh, hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác.
Trước đó, tại buổi giao ban Thành ủy Hà Nội chiều 27/5, ông Ngô Văn Chất (Trưởng phòng Quản lý thi và kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT Hà Nội) cho biết, đặc thù thi tốt nghiệp năm nay đã dẫn tới tình trạng có một số hội đồng thi rất ít thí sinh.
Tại Hội đồng thi Trường THPT Quang Trung (quận Đống Đa), môn Sử chỉ có một thí sinh. Hiệu trưởng nhà trường cho biết, do một thời điểm chỉ thi một môn nên dù chỉ có 1 em thì Hội đồng thi gồm 18 người vẫn được thành lập để đảm bảo hoạt động bình thường.
Theo VNE
Xem cấu trúc đề thi Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014 Chủ trương đổi mới đề thi tốt nghiệp THPT năm 2014 đã được đưa ra cùng với quá trình xây dựng và hoàn thiện phương án thi. Theo PGS Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT), chủ trương đổi mới này dựa trên định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá theo...