Thí sinh mang con đi thi đại học
Đó là Ksor H’Đuynh (20 tuổi, dân tộc Jrai, ở thôn Play Pa, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai).
H’Đuynh cùng mẹ, dì và em gái khăn gói xuống TP Quy Nhơn dự thi đại học với đứa con gái nhỏ vừa tròn 4 tháng.
H’Đuynh và con.
Học xong lớp 12 tại trường THPT Phan Chu Trinh, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai, bạn H’Đuynh phải nghỉ học rồi lấy chồng. Sau 1 năm ở nhà chồng, H’Đuynh được ba mẹ ruột đón về nhà ở để sinh nở. Khi chuẩn bị làm mẹ, nguyện vọng học ôn và thi đại học để thực hiện ước mơ trở thành cô giáo của H’Đuynh được chồng và cả ba mẹ hai bên đều ủng hộ. H’Đuynh phải vượt qua khó khăn của bà mẹ trẻ nuôi con mọn để tự ôn tập kiến thức ở nhà.
H’Đuynh kể, việc chăm con nhỏ chiếm nhiều thời gian vì chồng và ông bà ngoại đều bận việc làm rẫy, kiếm sống. Ba mẹ còn phải lo cho các em ăn học nên chẳng thể giúp đỡ gì nhiều cho H’Đuynh. H’Đuynh còn phải lo việc nhà, cơm nước cho chồng và gia đình.
“Trước đây học lực của mình cũng khá nên mình nghĩ còn có cơ hội học nhiều thêm. Tranh thủ khi rảnh rỗi hoặc lúc công việc nương rẫy ít, mình nhờ bà ngoại chăm sóc con, để mình ôn tập. Chồng mình lớn hơn 4 tuổi ở nhà làm nương rẫy nhưng rất mừng và ủng hộ việc mình tiếp tục đi học”, H’Đuynh chia sẻ.
Gần đến ngày thi, chị Ksor – H’Phet phải sắp xếp mọi công việc nhà, chuẩn bị ít tiền làm lộ phí cho con và cháu cùng xuống TP Quy Nhơn. Cả gia đình tìm phòng trọ nhỏ giá rẻ ở đường Ngô Mây, TP Quy Nhơn do các bạn thanh niên tình nguyện giới thiệu với giá 150.000 đồng/ngày. H’Đuynh dự thi khối A, ngành giáo dục tiểu học, đại học Quy Nhơn.
Chị Ksor – H’Phet cho biết: “Cháu còn quá nhỏ mới tròn 4 tháng tuổi nên H’Đuynh vất vả lắm. Nhưng H’Đuynh nó tha thiết quá nên tôi cố gắng đi cùng chăm sóc cho con cháu, để H’Đuynh thi tốt. Gần 3 ngày qua, cả nhà được nhận suất cơm miễn phí của thanh niên tình nguyện nên cũng đỡ lắm. Nếu H’Đuynh đậu đại học, tui sẽ cố gắng đi theo chăm sóc mẹ con vài tháng, khi nào bỏ sữa thì ẵm về nuôi”.
Nhìn người mẹ trẻ chăm sóc con khi vừa mới thi xong, tôi thầm cảm phục ý chí và nghị lực của H’Đuynh. Dẫu ước mơ có thành hiện thực hay không thì nghị lực vượt khó của H’Đuynh cũng rất đáng khâm phục.
Theo Bình Định Online
Sĩ tử tin tưởng gỡ điểm với môn tiếng Anh và Hóa
8h45 sáng nay (5/7), thí sinh thi khối A, A1 đã hoàn tất môn cuối cùng. Đề thi sáng nay có phần nhẹ hơn với ngày hôm qua, nhiều thí sinh hy vọng mình sẽ bù được điểm thì môn cuối.
Video đang HOT
Hai thí sinh thảo luận sau giờ thi tại hội đồng thi ĐH Ngoại thương Hà Nội.
Đề môn cuối không quá khó
Tại ĐH Ngoại thương Hà Nội, thí sinh cho biết, đề thi môn tiếng Anh có 80 câu, trong đó khó nhất là phần đọc hiểu về chủ đề lực đẩy Acsimet và lịch sử nhiếp ảnh. Thí sinh làm tốt phần này không những phải có từ vựng chắc mà còn phải có vốn am hiểu xã hội lớn. Trong đó lực Asimet nói về nguyên lý của lực, nhiếp ảnh nói về lịch sử máy ảnh đến các loại máy ảnh cầm tay bây giờ. Nhiều thí sinh nhận định phần đọc hiểu này cũng khá thú vị khi đã mở mang kiến thức cho các em.
Em Hồng Liên (Nam Định) dự thi khối A1 vào ĐH Ngoại thương cho biết: "Em có bỏ qua một số câu ngữ âm. Em học ở trường làng nên phần nói trong tiếng Anh không được học nhiều. Tuy nhiên em nghĩ rằng môn tiếng Anh sẽ là môn gỡ điểm cho em trong kỳ thi này. Em ước tính mình được 8 điểm".
Em Hùng An (Hà Tây) chia sẻ về đề thi năm nay: "Em thấy phần đọc hiểu chỉ khó ở từ mới. Tuy nhiên từ mới của khối A1 cũng không nặng lắm so với đề thi khối D".
Em Đặng Thành (Bắc Giang) nhận định bài làm của mình: "Đề thi tiếng Anh tương đối dễ, em bỏ qua một số câu ngữ âm và đọc hiểu nhưng vẫn tự tin được 8 điểm".
Môn hóa cũng được đánh giá tương đối vừa sức với thí sinh. Đề bài môn hóa có 50 câu trong đó có khoảng 6 câu khó về phần bài tập hóa hữu cơ. Các thí sinh tại HV Ngoại giao Hà Nội cho biết: Phần bài tập đòi hỏi nhớ nhiều công thức và phản ứng hóa học, dễ gây nhầm lẫn cho thí sinh. Tuy nhiên với số lượng ít của phần hóa hữu cơ nên các bạn vẫn cho rằng môn hóa là môn gỡ điểm của khối A. Đa phần thí sinh ra khỏi phòng thi với tâm trạng vui vẻ. Theo đánh giá của thí sinh, đề Hóa dễ, không đánh đố, dễ dàng đạt 7- 8 điểm.
Thí sinh Nguyễn Hùng (Hà Nam), dự thi vào khối A tươi cười tự tin cho biết giành điểm 9 môn Hóa: "Trong ba môn theo đánh giá của em, môn Hóa là dễ thở nhất, Chương trình rải đều trong ba năm cấp 3 nhưng tương đối đơn giản. Em chỉ lo lắng với môn Lý khó phần điện xoay chiều".
Bạn Kim Ngân (Hưng Yên) dự thi khối A vào HV Ngoại giao chia sẻ: "Hóa học là môn em không tự tin lắm nhưng với đề thi này em thấy khá dễ. Số lượng các câu khó chiếm số ít, không có câu nào đánh đối thí sinh. Phân phối giữa bài tập và lý thuyết là bằng nhau. Vì vậy học sinh rất dễ gỡ điểm trong môn thi này. Môn Hóahọc là môn gỡ điểm của và em hy vọng mình có thể trở thành tân SV Ngoại giao".
Cũng nhận xét đề Hóa "dễ thở" Trần Minh ( Hà Nội), cho biết: "Em thấy đề Hóa không khó, em làm cẩn thận cũng dư 15 phút cuối. Em dự đoán làm được 90%".
Không làm được bài cũng thoải mái
Sáng nay, nhiều sĩ tử ở TP.HCM cũng đã kết thúc môn thi cuối cùng đợt một kỳ thi đại học với nụ cười thoải mái dù không làm được bài.
Tại ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM (Q.Thủ Đức), thí sinh ùa ra sau khi hết giờ làm bài. Nhiều bạn không vội xem đề ngay mà trò chuyện với cha mẹ, bạn bè. Nguyễn Thu Hương (Lâm Đồng), dự thi khối A, ngành Quản lý công cho biết: "Em thi ngành này chỉ là phụ, khối thi chính của em là khối B, khoa y nên giờ em thấy rất nhẹ nhàng sau khi thi xong. Hôm qua em làm bài cũng tạm được nhưng không được điểm cao lắm, nên hôm nay đi thi cũng gần như cho xong".
Nhận xét về đề thi môn Hóa, bạn Nguyễn Hoàng Tú, học sinh chuyên Hóa, THPT Ngô Quyền, Đồng Nai cho rằng: "Đề thi năm nay dễ hơn năm ngoái một chút, chỉ khoảng 5-6 câu là khó đối với em. Tuy nhiên có nhiều câu đề dài, nhiều dữ kiện buộc phải phải áp dụng nhiều cách giải nên hơi mất thời gian. Khó nhất là phần hóa hữu cơ, còn hóa vô cơ em làm rất tốt, hy vọng được 7-8 điểm". Hoàng Tú dự thi vào ngành Kinh doanh quốc tế, ĐH Kinh tế - Luật.
Còn bạn Lê Thị Tú Anh (THPT Lê Khiết, Quảng Ngãi) nhận định: "Em cũng thấy đề dễ hơn năm ngoái, cũng có câu hơi lạ và nâng cao nhưng năm nào chẳng vậy. Với một học sinh, không cần chuyên hóa nếu học vững, nhất là thuộc bài ở phần lý thuyết thì cũng sẽ được điểm trung bình".
Ở môn thi Anh Văn của khối A1, nhiều thí sinh sau khi dò đáp án với bạn cũng nhận thấy đề dễ hơn năm ngoái. Bạn Đặng Hải Linh, THPT Nguyễn Hữu Huân, Q.Thủ Đức nói: "Em làm được hết, chỉ đánh lụi khoảng 5 câu thôi. Em thấy đề cũng dễ, nếu so với nam ngoái nhưng mà nhiều từ vựng mới quá, phần điền từ cũng khó do mình phải điền cả cụm từ có nhiều nghĩa, bài đọc thì tương đối. Em vừa làm kịp hết 80 câu khi hết giờ, nếu như dự đoán chắc em được 7 điểm môn nay. Nhưng em không quan tâm lắm vì khối thi chính là khối D".
Hình ảnh thí sinh kết thúc môn cuối tại TP.HCM và Hà Nội:
Thí sinh ùa ra cổng trường ĐH KHTN TP.HCM, trong khi nhiều phụ huynh đã chờ đón con trước ở cổng.
Một thí sinh ra đầu tiên, được các sinh viên tình nguyện vỗ tay chào mừng. Mẹ thí sinh tươi cười khi con làm xong bài thi.
Vừa đi vừa trao đổi về bài thi/
Nhiều bạn vui mừng thoải mái khi xong đợt thi đầu tiên, dù làm được bài hay không.
Bạn Đặng Hải Linh (bên trái) xem lại bài thi môn tiếng Anh.
Quang cảnh ùn tắc trước cổng trường ĐH KHTN TP.HCM sau môn thi, dù lực lượng tình nguyện đã lập hàng rào, không cho xe cộ vào.
Hầu hết các thí sinh đều làm được bài môn Hóa sáng nay.
Nhiều tuyến đường chật cứng khi thí sinh và phụ huynh đổ về quê trưa nay.
QUYÊN QUYÊN - NHƯ QUỲNH
Ảnh Lê Hiếu
Theo Infonet
Đề thi môn Vật lý dài, thí sinh bật khóc 15h45 kết thúc giờ làm nhưng hiếm thí sinh ra sớm. Nhiều bạn cho biết đề thi năm nay dài, tại ĐH Ngoại thương, một nữ sinh đã bật khóc khi ra khỏi phòng thi và nhìn thấy mẹ. Thí sinh xem lại đề thi môn Vật lý tại ĐH Ngoại thương Hà Nội. Hà Nội: Hiếm thí sinh ra sớm Tại ĐH...