Thí sinh lúng túng với mã ngành tuyển sinh
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, tất cả các ngành giống nhau sẽ có chung tên ngành và mã ngành thống nhất trên toàn quốc. Tuy nhiên, hiện nhiều trường vẫn chưa có mã ngành, trong khi thí sinh không biết điền hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) sao cho chính xác.
Theo TS Nguyễn Kim Quang – trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM), thực tế một ngành có thể có nhiều chương trình đào tạo khác nhau (chương trình chất lượng cao, chương trình tiên tiến, chương trình liên kết quốc tế…), nhưng theo mẫu hồ sơ ĐKDT năm nay lại không phân biệt được việc này.
Không phân biệt chương trình
“Lẽ ra trong hồ sơ ĐKDT phải có mục “chương trình đào tạo” để phân biệt các chương trình khác nhau. Bên cạnh đó, cùng một ngành đào tạo nhưng ở từng trường sẽ có sự khác nhau, cụ thể như ngành luật ở trường kinh tế sẽ khác so với ngành luật ở trường luật nhưng hiện nay ngành này đều có chung mã nên không thể phân biệt được” – TS Quang nói.
Để đảm bảo quyền lợi thí sinh, một số trường đưa ra “sáng kiến” hướng dẫn thí sinh ghi theo cách riêng của từng trường và cho biết sẽ xử lý thông tin sau. Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP.HCM) đã hướng dẫn thí sinh làm hồ sơ ĐKDT bằng cách ghi đúng mã ngành theo quy định chung, nhưng trong mục “chuyên ngành” thí sinh phải ghi rõ “chương trình do Trường ĐH Quốc tế cấp bằng” hoặc “chương trình liên kết…”. Như vậy nhà trường phải tốn thêm thời gian để xử lý lại những thông tin này.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng – phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM – bức xúc: “Khi đăng ký mã ngành với Bộ GD-ĐT để xây dựng danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ CĐ, ĐH, chúng tôi đề nghị phải có mã ngành cho các ngành khối sư phạm kỹ thuật của trường để phân biệt với các ngành khối công nghệ nhưng không được bộ giải quyết. Vì thế, hiện nay mã ngành của 10 ngành đào tạo ở hai khối này như nhau, không phân biệt được. Khi thí sinh đăng ký các ngành khối sư phạm kỹ thuật sẽ bối rối và nhà trường cũng không thể phân biệt”.
Video đang HOT
Chính vì vậy, theo ông Dũng, khả năng điểm chuẩn của các ngành sư phạm kỹ thuật và công nghệ của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM năm nay sẽ như nhau, trong khi những năm trước điểm của hai khối này chênh lệch nhau 1,5 điểm. “Đây là sự bất cập rất lớn, trong khi khuyến khích thí sinh vào các ngành sư phạm nhưng các em lại không được đăng ký ngay từ đầu” – PGS.TS Dũng nói. Đồng thời, ông Dũng cho biết thêm: “Có lẽ nhà trường phải xử lý theo cách khi các em trúng tuyển vào trường rồi mới cho đăng ký ngành. Hoặc chúng tôi cũng đang tính đến việc cho thí sinh đăng ký lại vào ngày làm thủ tục dự thi để phân loại rõ ràng hơn”.
Học sinh Trường THPT Nguyễn An Ninh (TP.HCM) được giáo viên hướng dẫn cách ghi hồ sơ đăng ký dự thi
Trường có trường không
Một vấn đề đang gây khó khăn cho thí sinh và các trường cũng lúng túng là đăng ký ghi mã ngành. Nhiều chuyên ngành trước đây có mã ngành riêng nhưng nay phải gom lại chung thành một nhóm ngành. Với quy định như hiện nay không thể hiện rõ được chuyên ngành thí sinh có nguyện vọng đăng ký.
Thực tế, nhiều trường ĐH nếu chỉ dựa theo thông tư 14 phải “ép” một số chuyên ngành qua một ngành có sẵn trong thông tư này. Cụ thể, Trường ĐH Kinh tế – luật (ĐHQG TP.HCM) trước đây có các ngành luật kinh doanh, luật tài chính – ngân hàng – chứng khoán, luật thương mại quốc tế nhưng theo thông tư 14 của Bộ GD-ĐT lại không có những tên ngành này nên nhà trường phải “ép” chung vào ngành luật kinh tế (mã ngành D380107). Trong khi đó, Trường ĐH Luật Hà Nội lại có ngành luật thương mại quốc tế (mã ngành D110101) và Khoa luật – ĐHQG Hà Nội cũng có ngành luật kinh doanh (mã ngành D380109).
Nếu so sánh thông tin từ cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 với thông tư 14 còn có một loạt mã ngành được các trường bổ sung không có trong thông tư này. Cụ thể: ngành quản trị luật (mã ngành D110103 – Trường ĐH Luật TP.HCM), ngành cấp thoát nước (mã ngành D110104 các trường: ĐH Kiến trúc Hà Nội, ĐH Thủy lợi, ĐH Xây dựng Hà Nội), ngành thống kê kinh tế (mã ngành D110105 – Trường ĐH Kinh tế quốc dân)…
“Việc này sẽ gây bất lợi cho thí sinh vì sẽ xảy ra trường hợp thí sinh trúng tuyển vào ngành mình không yêu thích do không có phân biệt mã ngành rõ ràng ở các trường chỉ dựa vào mã ngành cấp IV theo thông tư 14 của Bộ GD-ĐT” – một chuyên gia nhận định.
Theo tuổi trẻ
Học sinh Đồng Tháp vượt sông đi nghe tư vấn
Mới 6 giờ sáng 16.3, tại bến phà Long Khánh, thị xã Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) đã xuất hiện rất nhiều học sinh tấp nập bước từ chuyến phà đầu ngày lên bờ để kịp đến với chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên diễn ra tại Nhà văn hóa thị xã Hồng Ngự.
Nhiều em cho biết mình đã chờ đợi rất lâu để được gặp gỡ các chuyên gia tư vấn của các trường ĐH-CĐ giải đáp những thắc mắc về kỳ thi năm nay, sau đó mới quyết định làm hồ sơ đăng ký dự thi.
Tại buổi tư vấn, hàng trăm CD luyện thi trắc nghiệm và thẻ học tiếng Anh online miễn phí đã được phát ra.
Mặc dù chương trình đã kết thúc nhưng những gương mặt lấm tấm mồ hôi vì nóng bức vẫn cố nán lại để tìm hiểu kỹ hơn về ngành nghề, khối thi mà mình yêu thích.
Học sinh đi phà đến với chương trình tư vấn mùa thi
Học sinh trường THPT Hồng Ngự 1 chăm chú tìm hiểu thông tin
Đặt câu hỏi liên quan đến ngành nghề
Chuyên gia tư vấn trực tiếp tại hội trường Trung tâm văn hóa thị xã Hồng Ngự
Đông đảo học sinh tranh nhau đặt câu hỏi
Niềm vui của học sinh Hồng Ngự khi được nhận CD luyện thi trắc nghiệm và thẻ học tiếng Anh online miễn phí
Theo TNO
Thí sinh cân nhắc trước khi làm hồ sơ dự thi Trường dành thời gian cho học sinh suy nghĩ, cân nhắc, còn sĩ tử muốn tận dụng thời hạn cho phép để tham khảo thêm thông tin ngành nghề. Khoảng 10 ngày nữa một số trường mới bắt đầu nhận hồ sơ dự thi ĐH, CĐ. Theo quy định của Bộ GD&ĐT, ngày 15/3, các trường THPT bắt đầu nhận hồ sơ đăng...